SẢY THAI: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU & CÁCH PHÒNG TRÁNH

· Thời kỳ mang thai

Khi mang thai, ai cũng mong ước sinh con ra khỏe mạnh. Hiểu được điều này, Phusandanang đã giới thiệu các phòng khám sản khoa chất lượng nhất để mẹ bầu thực hiện khám thai định kỳ. Tuy nhiên, có những người không may mắn khi phải đối mặt với tình trạng sảy thai.

Sảy thai là gì? Có những dấu hiệu điển hình nào? Dọa sảy thai có giữ thai được không? Có phòng ngừa được không? Vân vân và mây mây… Mời các bạn cùng phusandanang chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Khi có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đi khám ngay

I. Tổng quan về sảy thai

Phusandanang xin lưu ý:

  • Sảy thai là tình trạng thai nhi bị mất trước tuần 20 của thai kỳ (sau tuần 20, người ta gọi là lưu thai). 
  • Theo thống kê, có tới 10 – 15% tổng số thai kỳ bị sảy thai. Trong đó, 80% các ca xảy ra trước tuần thứ 12 của thai kỳ.
  • Sảy thai có thể do rất nhiều nguyên nhân và thường khó xác định rõ ràng, tuy nhiên đa phần không phải do lỗi của người mẹ. 
  • Người ta cho rằng hầu hết các trường hợp sảy thai là do bất thường nhiễm sắc thể, khi em bé có quá nhiều hoặc không đủ nhiễm sắc thể thì sẽ không thể phát triển đúng cách.
  • Phần lớn trường hợp sảy thai không thể ngăn chặn được, nhưng người mẹ có thể áp dụng một số biện pháp làm giảm nguy cơ sảy thai.
  • Khi có dấu hiệu nghi ngờ sảy thai, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Bác sĩ sẽ chẩn đoán xác định bằng cách siêu âm. 
  • Nếu kết quả cho thấy sảy thai thực sự xảy ra, bạn sẽ được tư vấn về các lựa chọn xử lý thai đã mất. 
  • Thông thường, mô thai sẽ thoát ra một cách tự nhiên sau 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật loại bỏ thai nếu như không muốn chờ đợi.

II. Các dạng sảy thai

1. Dọa sảy thai

Phusandanang xin lưu ý:

  • Có biểu hiện ra huyết và đau bụng nhẹ vào đầu thai kỳ. 
  • Bào thai chưa bị tống xuất ra khỏi tử cung. 
  • Thăm khám ghi nhận cổ tử cung đóng, có nhiều khả năng giữ được thai.

2. Sảy thai khó tránh

Phusandanang xin lưu ý:

  • Có biểu hiện ra huyết và đau bụng nhiều hơn.
  • Cổ tử cung bắt đầu mở ra, khả năng giữ thai khó khăn hơn.

3. Sảy thai ngoài tử cung

Phusandanang xin lưu ý:

  • Trứng không làm tổ ở tử cung mà ở vị trí khác, thường gặp hơn cả là ở ống dẫn trứng. 
  • Trường hợp này dù không tự sảy thai thì cũng cần có biện pháp can thiệp sớm vì nó có nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng cả mẹ và thai nhi.

4. Sảy thai không hoàn toàn

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi siêu âm nhận thấy 1 phần mô thai vẫn còn trong tử cung, phần còn lại đã tống ra ngoài.

5. Sảy thai hoàn toàn

Phusandanang xin lưu ý:

  • Siêu âm cho thấy toàn bộ mô thai đã bị tống ra ngoài, không còn thai trong tử cung.

Thậm chí có nhiều trường hợp xảy ra quá sớm, phụ nữ không nhận ra mình bị sảy thai mà chỉ nghĩ rằng đó là một chu kỳ kinh nguyệt đến muộn.

Mô phỏng các dạng sảy thai

III. Ai có nguy cơ sảy thai cao?

Phusandanang xin lưu ý:

Bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng có nguy cơ bị sảy thai. Tuy nhiên, nếu là một trong những đối tượng dưới đây, mẹ bầu có nguy cơ cao hơn những phụ nữ khác.

1. Tuổi tác

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu mang thai khi tuổi đã cao (trên 35 tuổi), mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị sảy thai cao. 
  • Phụ nữ dưới 35 tuổi có 15% nguy cơ sảy thai.
  • Con số này sẽ lên 20 – 35% khi mẹ bầu ở độ tuổi 35 – 45 tuổi. 
  • Và khi mang thai trên 45 tuổi, mẹ bầu có đến 50% nguy cơ sảy thai. 

Vì vậy, hãy mang thai sớm nếu có thể để hạn chế tối đa nguy cơ sảy thai.

2. Vấn đề cân nặng

Phusandanang xin lưu ý:

  • Mẹ bầu quá gầy hoặc quá béo cũng có nguy cơ bị sảy thai cao hơn người có cân nặng bình thường.

3. Hút thuốc lá, uống rượu bia

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu trong thai kỳ, mẹ hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích thường xuyên thì mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai cao hơn những mẹ có lối sống lành mạnh.

4. Sử dụng thuốc

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi mang thai, mẹ bầu cần phải cẩn thận khi sử dụng thuốc vì một số loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ bị sảy thai. 
  • Tốt nhất, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó và tuân thủ theo cách chỉ dẫn của thầy thuốc.

5. Từng bị sảy thai

Phusandanang xin lưu ý:

  • Phụ nữ đã từng bị sảy thai, đặc biệt là bị sảy nhiều hơn 2 lần thì nguy cơ sảy thai ở lần tiếp theo tương đối cao.

6. Thiếu hụt vitamin

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu trong thai kỳ, mẹ không được ăn uống đầy đủ, không cung cấp vitamin, khoáng chất đầy đủ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. 
  • Đặc biệt, thiếu vitamin D, B làm tăng nguy cơ sảy thai hơn bất cứ loại vitamin nào khác.
Thuốc lá và cà phê không tốt cho thai phụ

IV. Nguyên nhân gây sảy thai

Phusandanang xin lưu ý:

Thông thường, nếu sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ do các vấn đề về thai nhi.

Còn nếu sảy thai ở tam cá nguyệt thứ 2 thì nguyên nhân thường xuất phát từ phía người mẹ.

Trong tất cả các nguyên nhân gây sảy thai, có một vài nguyên nhân phổ biến sau:

1. Vấn đề về tử cung

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu cổ tử cung của mẹ quá yếu, eo cổ tử cung hở có thể dẫn đến sảy thai do cổ tử cung không đủ khả năng giữ nguyên thai nhi nằm trong bụng mẹ.
  • Các bất thường của tử cung như tử cung có vách ngăn, tử cung hai sừng, tử cung một sừng… cũng có thể gây sảy thai. 
  • Bên cạnh đó, u xơ tử cung cũng có nguy cơ gây hại cho thai nhi.

2. Vấn đề về nhau thai

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nhau thai là màng bảo vệ bé tránh các tác động mạnh từ bên ngoài, đồng thời còn là cầu nối giữa mẹ và bé. 
  • Nhau thai thực hiện chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy từ cơ thể mẹ đi nuôi thai nhi phát triển.
  • Do đó, nếu nhau thai có vấn đề, sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng và nặng nhất là gây sảy thai.

3. Vấn đề về nhiễm sắc thể

Phusandanang xin lưu ý:

  • Có tới 50% các ca sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên liên quan đến vấn đề nhiễm sắc thể. 
  • Nguyên nhân là do quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng tạo thành phôi có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể, có thể thừa hoặc thiếu khiến phôi không phát triển được nữa.

4. Mất cân bằng hormone

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi mang thai, hormone bên trong cơ thể mẹ thay đổi. 
  • Có một số hormone đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ như hormone progesterone. Hormone này có tác dụng hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung. 
  • Nếu trong cơ thể mẹ, hàm lượng progesterone quá ít sẽ khiến nhau thai dễ bong, gây sảy thai.

5. Sức khỏe của mẹ không đảm bảo

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp… cũng có nguy cơ cao dễ gây sảy thai. 
  • Nguyên nhân là do khi mắc các bệnh này, dòng máu đưa đến tử cung bị hạn chế, không đủ để cung cấp cho nhu cầu phát triển của thai nhi khiến thai phát triển không bình thường.

6. Mẹ bị bệnh truyền nhiễm

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu bị các bệnh như rubella, sốt rét, HIV, nhiễm khuẩn âm đạo… sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai vì tình trạng viêm nhiễm khiến tử cung mở quá nhanh hoặc làm túi ối bị vỡ sớm.

7. Rối loạn miễn dịch

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc dưới mức cũng có thể gây sảy thai. 
  • Hiểu một cách đơn giản là cơ thể người mẹ không chấp nhận được tình trạng mang thai.

8. Ngộ độc thực phẩm

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc là do mẹ bầu ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Vì thế, độc tố này truyền cho thai nhi và gây hại cho bé.

V. Dấu hiệu sảy thai

Phusandanang xin lưu ý:

  • Chảy máu âm đạo là một trong những dấu hiệu sảy thai phổ biến. Máu có thể biến đổi từ đốm hoặc dịch màu nâu đến chảy máu nặng, máu màu đỏ tươi hoặc vón thành cục. Hiện tượng này có thể xuất hiện rồi biến mất trong vài ngày.
  • Tuy chảy máu âm đạo chưa chắc đã là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Nhưng ngay khi thấy biểu hiện này, sản phụ cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. 
  • Đặc biệt với những phụ nữ bị sảy thai liên tiếp.

Tùy vào thời điểm bị sảy thai mà thai phụ sẽ gặp những dấu hiệu khác nhau:

1. Từ tuần 1 – 6

Phusandanang xin lưu ý:

  • Lúc này, nhiều mẹ bầu vẫn chưa biết mình đang mang thai, nhất là những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc không đều. 
  • Sảy thai khiến mẹ bầu cảm thấy đau dữ dội vùng bụng dưới, cảm giác nặng nề, mệt mỏi.
  • Tuy nhiên, với những ai bị đau bụng khi hành kinh thì cũng rất khó phát hiện. Bạn không thể phân biệt được đây là sảy thai hay một chu kỳ kinh nguyệt bị trễ. 

2. Từ tuần 6 – 12

Phusandanang xin lưu ý:

  • Lúc này mẹ bầu đã biết được mình mang thai hay không. 
  • Nếu tự nhiên mẹ cảm thấy bị đau vùng chậu, xuất huyết âm đạo và bị chuột rút thì rất có thể mẹ đã bị sảy thai. 
  • Lượng máu xuất hiện có thể ra ồ ạt (sảy thai hoàn toàn) hoặc ra từng ít một (sảy thai không hoàn toàn).

3. Từ tuần 12 – 20

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. 
  • Nếu mẹ bầu thấy xuất hiện các cơn co thắt mạnh phải thở gấp, sau đó âm đạo ra máu thì khả năng bị sảy thai là rất lớn. 
  • Hãy đi khám ngay khi gặp bất thường để được xử trí kịp thời.

Trong một số ít trường hợp, sảy thai có thể do thai phát triển bên ngoài tử cung. Lúc này, thai phụ thường có các triệu chứng sau:

  • Đau bụng dai dẳng và dữ dội, thường ở một bên.
  • Chảy máu âm đạo, thường xuất hiện sau khi cơn đau bắt đầu.
  • Đau vai.
  • Tiêu chảy, nôn mửa.
  • Cảm giác lâng lâng, có thể ngất xỉu.

Bà bầu gặp các triệu chứng trên cần được đưa tới bệnh viện sớm nhất có thể để được thăm khám, chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Khi chảy máu âm đạo, mẹ nên đến bệnh viện ngay

VI. Bị dọa sảy thai có giữ được thai không?

1. Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán dọa sảy thai

Phusandanang xin lưu ý:

  • Siêu âm đầu dò âm đạo rất có giá trị trong các trường hợp mang thai, nhất là các trường hợp có các triệu chứng ra huyết âm đạo bất thường và đau bụng vùng hạ vị.
  • Siêu âm có giá trị trong việc xác định có hay không sự tồn tại của thai trong tử cung, tình trạng phôi thai, số lượng thai nhi, tuổi thai.
  • Siêu âm có thể phát hiện dấu hiệu dọa sảy thai bằng các hình ảnh ghi nhận máu tụ (hay bóc tách túi thai). 
  • Tụ máu trong tử cung, dưới nhau thai là dấu hiệu được thấy ở bệnh nhân có dấu hiệu dọa sảy cũng như các trường hợp không có triệu chứng.

2. Khả năng giữ thai khi bị dọa sảy

Phusandanang xin lưu ý:

Trong vòng 20 tuần đầu thai kỳ, 30-40% có ra huyết âm đạo bất thường với tiên lượng như sau:

  • 50% các trường hợp dọa sảy này sẽ dẫn tới sảy thai tự nhiên.
  • Chảy máu âm đạo kéo dài trên 3 ngày, nguy cơ sảy thai sẽ cao hơn nữa.
  • Tim thai của bé thường hoàn thiện vào tuần thứ 12. Do đó, có hoạt động tim thai 6 tuần trước khi dọa sảy thì nguy cơ sảy thai là 7%; 8 tuần trước dọa sảy thì nguy cơ giảm xuống còn 2%.

VII. Cần làm gì để ngăn ngừa?

Phusandanang xin lưu ý:

Sảy thai là sự cố ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu. 

Ai cũng có nguy cơ và nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào mà không báo trước. 

Thay vì lo lắng, mẹ bầu hãy áp dụng các biện pháp dưới đây để ngăn ngừa:

  • Nên đi khám tiền hôn nhân để nắm bắt tình hình sức khỏe cũng như các nguy cơ có thể gặp khi mang thai để phòng ngừa.
  • Duy trì cân nặng vừa phải khi có ý định mang thai.
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, chất độc hại.
  • Trong suốt thai kỳ, cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Tốt nhất, nên quan tâm đến chế độ ăn uống khoa học khi có ý định mang thai.
  • Khi có thai, hạn chế vận động mạnh, làm việc quá sức hay căng thẳng, stress kéo dài.
  • Tập thể dục là rất tốt nhưng hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ mang thai vì có nhiều động tác mạnh có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Tham khảo các động tác yoga cho bà bầu để có thai kỳ khỏe mạnh.
  • Nếu phải dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ để đảm bảo thuốc đó an toàn cho thai nhi.

VIII. Sau sảy thai bao lâu thì có thể mang thai lại?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khoảng thời gian này không cố định và thay đổi tùy cơ địa của mỗi người. 
  • Có nhiều mẹ bầu sau sảy thai vài tháng đã có thể mang thai lại, nhưng có nhiều mẹ dù cố gắng cũng mất cả năm mới có thể có con.
  • Nhiều mẹ bầu sau khi sảy thai vẫn thấy ra máu âm ỉ vài tuần, chưa có kinh lại và không có rụng trứng. 
  • Thông thường, sẽ phải mất khoảng 10 ngày HcG mới ổn định và khoảng sau 4 – 6 tuần sau sảy thai, chị em đã có thể có kinh lại. Lúc này, việc mang thai tiếp có thể được thực hiện.
  • Tuy nhiên, sau sảy thai, sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng, các bộ phận của cơ quan sinh sản vẫn còn chưa ổn định hoàn toàn, tâm lý của mẹ vẫn còn nhiều xáo trộn. 

Theo khuyến nghị của bác sĩ, tốt nhất sau sảy thai 3 tháng các cặp vợ chồng mới nên tiến hành thụ thai cho lần mang thai tiếp theo.

IX. Điều trị sau khi bị sảy thai sớm

Phusandanang xin lưu ý:

  • Sảy thai sớm giống như một “đòn chí mạng” đối với tinh thần của mẹ bầu, vốn đang trong tâm trạng háo hức mong con.
  • Do đó, người thân cần tích cực trấn an tinh thần, giúp họ vượt qua nỗi đau mất mát.
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu sau khi sảy thai sẽ còn một số mô thai trong tử cung cần phải được loại bỏ. 
  • Vì thế, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp với từng thai phụ. 
  • Một số rủi ro có thể xảy ra, bao gồm nhiễm trùng và chảy máu nặng. Nhưng tỷ lệ thường khá hiếm gặp.

1. Điều trị không phẫu thuật

Phusandanang xin lưu ý:

  • Quyết định điều trị sau sảy thai sớm như thế nào còn tùy thuộc vào tiên lượng của mỗi người. 
  • Nếu không có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ khuyến khích sản phụ nên chờ một thời gian để mô thai được loại bỏ một cách tự nhiên. 
  • Việc này thường mất không quá 2 tuần. Ngoài ra, có thể dùng thuốc để chủ động loại bỏ phần mô thai còn sót lại.

Dấu hiệu và triệu chứng khi mô thai được đào thải ra ngoài:

  • Khi bị sảy thai sớm, phần mô thai sẽ trông giống như những cục máu đông. 
  • Khi mô thai được đào thải ra ngoài, hiện tượng chảy máu sẽ xảy ra. 
  • Tình trạng này thường sẽ nặng hơn khi ra máu kinh nguyệt và kéo dài hơn. 
  • Chuột rút, đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng có khả năng xảy ra. 

Hướng xử lý:

  • Bác sĩ có thể kê toa cho bạn dùng thuốc giảm đau. 
  • Sau khi loại bỏ mô thai, bác sĩ sẽ cho làm siêu âm hoặc xét nghiệm máu đo hCG để kiểm tra xem tất cả các mô thai đã được loại bỏ hoàn toàn hay chưa. 
  • Nếu chưa, bạn có thể phải tiếp tục điều trị bằng phẫu thuật.

2. Điều trị phẫu thuật sau khi sảy thai sớm

Phusandanang xin lưu ý:

Nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu nặng hoặc một số tình trạng khác, thì phẫu thuật là biện pháp được khuyến nghị trong điều trị sảy thai sớm.

Một vài lựa chọn phẫu thuật có thể được áp dụng, bao gồm:

  • Hút chân không: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng, được gắn vào thiết bị hút chân không và đưa vào tử cung để thu lấy mô. Bạn có thể được gây tê tại chỗ và dùng thuốc an thần.
  • Nong và nạo tử cung (D&C): Trong phẫu thuật D&C, cổ tử cung được nong rộng và một dụng cụ được sử dụng để loại bỏ các mô thai. Bác sĩ có thể phải thực hiện gây mê toàn thân hoặc gây tê từng vùng.

Sau phẫu thuật, bạn không nên đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo (chẳng hạn như tampon hoặc quan hệ tình dục) trong 1 - 2 tuần sau đó để ngăn ngừa xảy ra nhiễm trùng.

Nên đến thăm khám với bác sĩ ngay lập tức khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Chảy máu nhiều trong hơn 2 giờ liên tục
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau dữ dội

X. Khả năng sinh con sau khi bị sảy thai sớm

Phusandanang xin lưu ý:

  • Sảy thai sớm trong ba tháng đầu thường chỉ xảy ra một lần. 
  • Hầu hết phụ nữ bị sảy thai sớm sẽ thành công trong lần mang thai tiếp theo. 
  • Rất hiếm khi xảy ra hiện tượng sảy thai nhiều lần. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra và cố gắng tìm ra nguyên nhân để có hướng xử lý phù hợp.

Sảy thai là biến chứng không sản phụ nào mong muốn. Vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu, nguy cơ sảy thai là điều mà các sản phụ nên biết để phòng tránh.

Nếu có triệu chứng bất thường, thai phụ nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám thai tốt nhất Đà Nẵng cho các mẹ nhé:

Sảy thai: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh