SỰ PHÁT TRIỂN THAI NHI QUA 42 TUẦN TUỔI (9 tháng)

· Giai đoạn Bé phát triển

Giai đoạn mang thai vô cùng mệt mỏi, nhưng đây cũng là thời gian hạnh phúc của các mẹ bầu. Bên cạnh tìm hiểu Top phòng khám thai tốt nhất Đà Nẵng, chúng tôi biết rằng nhiều ông bố bà mẹ rất quan tâm đến sự phát triển của thai nhi.

Hiểu được điều đó, Phusandanang sẽ trình bày sự hình thành và phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi trong bài viết này.

Tử cung người mẹ có sự thay đổi khi mang thai

Tử cung người mẹ có sự thay đổi khi mang thai

I. Quá trình mang thai và sự thay đổi tử cung của người mẹ

1. Quá trình mang thai

Sự phát triển của thai trong bụng mẹ

Phusandanang xin lưu ý:

  • Thông thường, quá trình mang thai sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. Và được chia là ba tam cá nguyệt. Mỗi tam cá nguyệt kéo dài khoảng 13 tuần.
  • Trong thời gian mang thai, tử cung của người mẹ sẽ có sự thay đổi đáng kể. Điển hình là thành tử cung dày lên, mạch máu nở ra nhiều hơn để nuôi dưỡng bào thai, và tử cung giãn ra nhiều hơn để có khoảng trống cho thai nhi phát triển.
Chăm sóc thai kì theo tuần

2. Làm sao để tính tuổi thai nhi?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Thai nhi thường nằm trong bụng mẹ khoảng 40 tuần và có khoảng 38 tuần để phát triển đầy đủ. 
  • Do vậy, nếu có sự chênh lệch thời gian sinh khoảng 2 tuần thì em bé vẫn an toàn.

3. Mẹ cần biết những gì về chu kỳ 3 tháng khi mang thai?

Phusandanang xin lưu ý:

  • 12 tuần đầu được gọi là chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. 
  • Tuần 13 tới tuần 26 là chu kì 3 tháng giữa.
  • Từ tuần 27 đến tuần 40 là chu kỳ 3 tháng cuối.
  • Mỗi chu kỳ đánh dấu bước chuyển biến bằng cả những dấu hiệu ổn định và thay đổi của mẹ và thai nhi.

II. Tại sao cần theo dõi sự phát triển của thai nhi?

Phusandanang xin lưu ý:

Khi theo dõi sự phát triển của thai nhi, người mẹ sẽ cảm nhận được sự thay đổi của em bé. Đây là niềm vui thiêng liêng của hầu hết mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc theo dõi này còn giúp:

  • Biết thai nhi phát triển bình thường hay không. Từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn.
  • Nhận ra những dấu hiệu bất thường sớm (nếu có) để có hướng giải quyết kịp thời.
  • Tầm soát những bệnh lý của em bé.
Sự phát triển thai nhi qua từng giai đoạn

III. Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi

1. Tuần thứ 1 đến tuần thứ 4

Phusandanang xin lưu ý:

  • Quá trình thụ thai bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. Vì thế, trong 3 tuần đầu, có thể người phụ nữ sẽ chưa cảm nhận được. Lúc này tập hợp các tế bào không ngừng phân chia và bám chắc vào dạ con.
  • Sang tuần 3, nhiều người thấy mình bị trễ kinh. Khí đó, trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử. Sau đó di chuyển dần vào tử cung để tìm nơi ở tốt nhất.
  • Sang tuần thứ 4, các tế bào phôi thai bắt đầu hoạt động để tạo cấu trúc ban đầu cho thai nhi.

Các mẹ tham khảo để chọn trang phục phù hợp khi mang thai nhé.

Thai nhi tuần 4

2. Tuần thứ 5

Phusandanang xin lưu ý:

  • So với khi mới thụ thai, sang tuần 5, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ, tăng gấp 10000 lần. 
  • Các tế bào sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, hình thành một phôi mầm.
  • Dấu hiệu báo mang thai sẽ dần dần xuất hiện. Ở giai đoạn này, mẹ bầu có thể dùng que thử thai để xác định chính xác.
Thai nhi tuần 5

3. Tuần thứ 6

Phusandanang xin lưu ý:

  • Phôi mầm đã thực sự thành bào thai với kích thước tương đương hạt đậu nhỏ. 
  • Bào thai đã dần hình thành hệ thần kinh nguyên thủy cùng xương sống, có hệ huyết mạch riêng.
  • Đây cũng là giai đoạn hệ xương của bé đã hình thành. 
  • Các mạch máu trở thành dây cuống rốn, và những chồi bé xíu nảy trên phôi mầm. Đây chính là tiền thân của các chi.
Thai nhi tuần 6

4. Tuần thứ 7

Phusandanang xin lưu ý:

  • Ở tuần thứ 7, thai nhi đã bắt đầu tượng hình và xuất hiện tim thai. Chính vì thế, mẹ có thể nghe rõ nhịp tim của bé thông qua siêu âm. 
  • Bên cạnh đó, gan của bé cung sản xuất hồng cầu để hình thành tủy xương.
  • Bắt đầu từ thời gian này, mẹ đi tiểu nhiều hơn, và xuất hiện các triệu chứng ốm nghén, rất nhạy cảm với môi trường xung quanh.
Thai nhi tuần 7

5. Tuần thứ 8

Phusandanang xin lưu ý:

  • Thai nhi có kích thước khoảng 1.6cm và nặng khoảng 1g. 
  • Hệ thần kinh phát triển mạnh, đầu lớn dần và mắt đang hình thành. 
  • Cơ quan nội tạng cũng phức tạp hơn giai đoạn trước. 
  • Các chồi non đã phát triển dần thành tay chân. 
Thai nhi tuần 8

6. Tuần thứ 9

Phusandanang xin lưu ý:

  • Kích thước bào thai khoảng 5cm. 
  • Xuất hiện nếp gấp để phân chia đầu và ngực. 
  • Hệ sinh dục bắt đầu hình thành.
Thai nhi tuần thứ 9

7. Tuần thứ 10

Phusandanang xin lưu ý:

  • Não bộ của bé đang tăng trưởng nhanh về kích thước. 
  • Vì vậy, qua siêu âm, mẹ đã thấy phần trán của bé nhô khá cao về trước.
Thai nhi tuần thứ 10

8. Tuần thứ 11

Phusandanang xin lưu ý:

  • Cuống rốn đã thực hiện hoàn chỉnh vai trò cung cấp dưỡng chất đồng thời đào thải chất thải ra khỏi bào thai.
  • Đây là lúc bắt đầu hình thành thanh quản. 
  • Ở tuần thứ 11, thai nhi đã bắt đầu có hình dáng của một con người.
Thai nhi tuần thứ 11

9. Tuần thứ 12

Phusandanang xin lưu ý:

  • Ở thời điểm này, xương khớp của bé cứng cáp hơn và các bộ phận cơ thể cũng hoàn thiện hơn. Đây chính là lúc em bé vận động tích cực trong bụng mẹ.
  • Đáng chú ý nhất là em bé đã có phản xạ. 
  • Ngón tay đã có thể co duỗi, ngón chân cong lên, miệng đã có thể mút mặc dù mắt còn khép chặt. 
  • Nếu gõ nhẹ vào bụng mẹ, ta sẽ cảm nhận được sự ngọ nguậy của em bé.
Thai nhi tuần thứ 12

10. Tuần thứ 13

Phusandanang xin lưu ý:

  • Kích thước của thai nhi khoảng bằng quả chanh. 
  • Bé đã bắt đầu hình thành vân tay.
  • Hơn nữa, còn dễ dàng ngó đầu, nhăn mặt hoặc cau mày.
Thai nhi tuần thứ 13

11. Tuần thứ 14

Phusandanang xin lưu ý:

  • Cơ thể em bé bắt đầu tăng nhanh về cân nặng và kích thước, mỗi tuần tăng khoảng 2g. 
  • Những tế bào thần kinh trung ương cũng đã nhân lên vài triệu, cơ quan sinh dục cũng đã hình thành rõ ràng hơn.
Thai nhi tuần thứ 14

12. Tuần thứ 15

Phusandanang xin lưu ý:

  • Chiều dài thai nhi khoảng 10 cm, nặng khoảng 70g. Tuy bé chưa mở mí nhưng có thể thấy ánh sáng đi qua bụng mẹ.
  • Trong thời điểm này, nguy cơ mắc hội chứng Down sẽ được phát hiện bằng cách xét nghiệm máu.
Thai nhi tuần thứ 15

13. Tuần thứ 16

Phusandanang xin lưu ý:

  • Lúc này thai nhi đã có lông mày, mí mắt, móng tay, chân rồi đấy. 
  • Hơn nữa, bề mặt da của bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ, nhằm bảo vệ làn da khỏi môi trường nước ối.
Thai nhi tuần thứ 16

14. Tuần thứ 17

Phusandanang xin lưu ý:

  • Kích thước thai nhi khoảng 17cm, nặng 140g. 
  • Tuyến mồ hôi và khớp của bé đã phát triển hơn, và bé còn nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài.
Thai nhi tuần thứ 17

15. Tuần thứ 18

Phusandanang xin lưu ý:

  • Bé đã trở nên hiếu động hơn. 
  • Bốn chi đã phát triển đồng đều và cân đối hơn trước. 
  • Bé còn bắt đầu mọc những sợi tóc đầu tiên.
Thai nhi tuần thứ 18

16. Tuần thứ 19

Phusandanang xin lưu ý:

  • Cơ quan sinh dục của bé đã hoàn chỉnh. 
  • Vì thế, mẹ đã biết được giới tính của con thông qua siêu âm.
Thai nhi tuần thứ 19

17. Tuần thứ 20

Phusandanang xin lưu ý:

  • Mắt vẫn còn nhắm nhưng một số cử động ở đồng tử có thể đã diễn ra. 
  • Để luyện tập cho hoạt động của hệ tiêu hóa về sau, bé vẫn tích cực nuốt nước ối.
Thai nhi tuần thứ 20

18. Tuần thứ 21

Phusandanang xin lưu ý:

  • Cơ tay chân đã cứng hơn, xương hàm bắt đầu hình thành.
  • Lúc này bé đã lớn hơn nhiều, tử cung chèn ép cơ hoành, nên mẹ thở gấp hơn.
Thai nhi tuần thứ 21

19. Tuần thứ 22

Phusandanang xin lưu ý:

  • Bé sẽ vận động mạnh mẽ hơn trước rất nhiều, thế nên mẹ sẽ cảm thấy nhói ở bụng nhiều hơn.
  • Đây cũng là thời điểm cơ quan vị giác của bé bắt đầu hình thành.
Thai nhi tuần thứ 22

19. Tuần thứ 23

Phusandanang xin lưu ý:

  • Thân hình bé tròn hơn, xương sọ và khung xương phát triển mạnh cùng với sự hình thành rõ các đường nét trên khuôn mặt.
Thai nhi tuần thứ 23

20. Tuần thứ 24

Phusandanang xin lưu ý:

  • Sự tích tụ chất béo bắt đầu diễn ra ở chân và tay của bé. 
  • Đặc biệt bé đã biết chớp mắt, khả năng nghe và giác quan cũng phát triển vượt bậc.
Thai nhi tuần thứ 24

21. Tuần thứ 25

Phusandanang xin lưu ý:

  • Các bộ phận và cơ quan trong cơ thể của bé đã hoàn chỉnh, chiều cao và cân nặng tăng lên nhanh chóng.
Thai nhi tuần thứ 25

22. Tuần thứ 26

Phusandanang xin lưu ý:

  • Mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng nấc cụt ở bé, các giấc ngủ ngắn gia tăng để hoàn thiện thị giác và não bộ.
Thai nhi tuần thứ 26

23. Tuần thứ 27

Phusandanang xin lưu ý:

  • Bé đã lớn và khỏe hơn nên sẽ đạp với tần suất ngày càng nhiều. 
  • Chức năng của hệ tiêu hóa, phổi thận đã ổn định hơn.
Thai nhi tuần thứ 27

24. Tuần thứ 28

Phusandanang xin lưu ý:

  • Não bộ của bé đã phát triển hoàn chỉnh.
Thai nhi tuần thứ 28

25. Tuần thứ 29

Phusandanang xin lưu ý:

  • Thị lực của bé đã tốt hơn. Vì vậy, mẹ nên thực hiện thai giáo bằng ánh sáng ở thời điểm này.
  • Hơn nữa, nếu bố mẹ dành thời gian nói chuyện với bé hàng ngày, thì bé sẽ ghi nhớ rất tốt giọng của bố và mẹ.
Thai nhi tuần thứ 29

26. Tuần thứ 30

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khả năng nhắm hoặc mở mắt của bé đã nhanh nhạy hơn. 
  • Đầu của bé cũng to hơn để não có không gian phát triển.
Thai nhi tuần thứ 30

27. Tuần thứ 31

Phusandanang xin lưu ý:

  • Phổi của bé hoàn thiện hơn. 
  • Bé đã phân biệt sáng tối khá tốt.
Thai nhi tuần thứ 31

28. Tuần thứ 32

Phusandanang xin lưu ý:

  • Điều quan trọng của sự phát triển thai nhi ở tuần này là thay đổi ngôi thai. 
  • Da bé không còn nhăn nheo nữa, cơ thể mũm mĩm hơn.
Thai nhi tuần thứ 32

29. Tuần thứ 33

Phusandanang xin lưu ý:

  • Thân nhiệt của bé ổn định hơn và không phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ cơ thể mẹ.
  • Bé cũng nằm ổn định ở ngôi dưới, sẵn sàng chào đời.
Thai nhi tuần thứ 33

30. Tuần thứ 34

Phusandanang xin lưu ý:

  • Bé đã biết thải phân su và có khung xương chắc hơn, hộp sọ mềm hơn.
Thai nhi tuần thứ 34

31. Tuần thứ 35

Phusandanang xin lưu ý:

  • Các chức năng trong cơ thể bé về cơ bản đã hoàn thành. 
  • Vì thế, nếu có chào đời ở giai đoạn này, thì bé vẫn khỏe mạnh.
Thai nhi tuần thứ 35

32. Tuần thứ 36

Phusandanang xin lưu ý:

  • Các cơ quan khác hầu như đã hoàn thiện, chỉ có não và phổi sẽ tiếp tục phát triển đến khi bé chào đời.
Thai nhi tuần thứ 36

33. Tuần thứ 37

Phusandanang xin lưu ý:

  • Bé đã là một cá thể độc lập. 
  • Trọng lượng cơ thể bé tiếp tục tăng lên nhanh chóng.
Thai nhi tuần thứ 37

34. Tuần thứ 38

Phusandanang xin lưu ý:

  • Đây được xem là tuần mang thai cuối cùng của người bình thường. Nếu được sinh ra ở thời điểm này, bé cũng không được xem là sinh non.
  • Lớp mỡ dưới da đã dày hơn để sau khi chào đời, bé có thân nhiệt ổn định.

Vào thời gian này, bố mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ đi sinh để có thể chăm sóc tốt nhất cho thiên thần nhỏ của mình nhé.

Thai nhi tuần thứ 38

35. Tuần thứ 39

Phusandanang xin lưu ý:

  • Các hoạt động của bé đã trở nên tự nhiên như em bé sơ sinh.
Thai nhi tuần thứ 39

36. Tuần thứ 40

Phusandanang xin lưu ý:

  • Cơ thể bé tiếp tục sinh chất béo và tăng lên về kích thước. 
  • Cổ tử cung của mẹ cũng mềm hơn để sẵn sàng đón bé chào đời.
Thai nhi tuần thứ 40

37. Tuần thứ 41 và 42

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu bé vẫn chưa đòi ra ngoài, thì mẹ nên gặp bác sĩ để có biện pháp kích thích chuyển dạ.
  • Qua những thông tin trong bài viết này, chắc hẳn mẹ cũng đã thấy sự kỳ diệu về quá trình phát triển của thai nhi. Mong các mẹ có tâm lý thoải mái để có thai kỳ khỏe mạnh, chào đón thiên thần nhỏ đến với gia đình.
Thai nhi tuần thứ 41

IV. Chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Phusandanang xin lưu ý:

Chiều dài và cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi được tính như sau:

  • Từ 8 – 19 tuần: chiều dài của bé được đo từ đầu đến mông. Do chân của bé uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó đo được chính xác chiều dài.
  • Từ 20 – 42 tuần: chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân. Thời điểm này kích thước và cân nặng của thai nhi đã tăng dần đều.
  • Sau tuần 32, cân nặng của bé sẽ phát triển một cách tối đa, đường nét trên cơ thể được hình thành.
Bảng chiều dài và cân nặng chuẩn của thai nhi

V. Yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi 

1. Huyết áp cao

Phusandanang xin lưu ý:

  • Hầu hết phụ nữ mang thai bị huyết áp cao sinh ra em bé có khối lượng nhẹ hơn. Đó là bởi vì huyết áp cao ở người mẹ có thể cản trở việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé.
  • Huyết áp cao cũng có thể gây ra sinh non, và những đứa trẻ được sinh ra sớm thường nhỏ hơn những đứa trẻ sinh ra đúng ngày.
  • Vì thế, nếu bạn có tiền sử huyết áp cao, hãy nói với bác sĩ để có cách kiểm soát trong suốt thai kỳ.

2. Bệnh tiểu đường

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu một người mẹ bị bệnh tiểu đường sẽ có khả năng sinh con nặng cân, đặc biệt là khi không được kiểm soát tốt trong thai kỳ. 
  • Đó là bởi vì lượng đường bổ sung trong máu của mẹ truyền qua nhau thai cho con. Em bé về cơ bản nhận được nhiều dinh dưỡng hơn nhu cầu của mình và phát triển lớn hơn bình thường.

3. Bệnh tim

Phusandanang xin lưu ý:

  • Phụ nữ mắc bệnh tim có nhiều khả năng sinh em bé nhẹ cân. 
  • Bởi vì bệnh tim cản trở khả năng bơm máu của oxy và chất dinh dưỡng đến tim của em bé thông qua nhau thai.

4. Bệnh hen suyễn

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi bị hen suyễn mà không kiểm soát tốt rất có thể sinh con bị nhẹ cân.
  • Những phụ nữ có triệu chứng hen hàng ngày hoặc thở kém có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân hơn so với những phụ nữ mắc bệnh hen suyễn được kiểm soát tốt.

5. Bệnh thận

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu người mẹ bị bệnh thận nhẹ và không có vấn đề sức khỏe nào khác, em bé có khả năng khỏe mạnh. 
  • Bệnh thận vừa và nặng làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân.

6. Lupus ban đỏ

Phusandanang xin lưu ý:

  • Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mãn tính phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, làm tăng nguy cơ chậm phát triển trong tử cung và nhẹ cân. 
  • Nguy cơ đó dường như tăng lên nếu người mẹ sắp dùng thuốc steroid hoặc bị huyết áp cao .
  • Phụ nữ mang thai bị lupus có thể sẽ trải qua nhiều lần siêu âm trong khi mang thai để theo dõi sự phát triển của em bé.

7. Thiếu máu

Phusandanang xin lưu ý:

  • Thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp ở người mẹ sẽ làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. 
  • Điều đó có thể là do các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm mang oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.

8. Yếu tố di truyền

Phusandanang xin lưu ý:

  • Cân nặng của cha mẹ có ảnh hưởng đến cân nặng của em bé khi sinh.
  • Tùy vào mỗi dân tộc, mỗi nước khác nhau thì chỉ số cân nặng của thai nhi cũng khác nhau.

9. Tuổi của bố mẹ

Phusandanang xin lưu ý:

  • Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có con lớn hơn.
  • Mang thai ở tuổi vị thành niên có nhiều khả năng dẫn đến việc trẻ bị thiếu cân.

10. Mang đa thai

Phusandanang xin lưu ý:

  • Sinh đôi hay sinh ba đều có ảnh hưởng đến cân nặng của bé, vì cặp song sinh có chung tử cung.

11. Chế độ dinh dưỡng thai kỳ

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu người mẹ ăn quá ít, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ không được truyền cho đứa trẻ và có nhiều khả năng bị thiếu cân.

12. Sinh non

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu em bé được sinh ra sớm, chúng sẽ không phát triển đầy đủ trong bụng mẹ. 
  • Nguyên nhân do em bé tăng cân chủ yếu trong giai đoạn cuối của thai kỳ.

13. Giới tính

Phusandanang xin lưu ý:

  • Có thể thấy sự khác biệt nhỏ giữa bé trai và bé gái, bé trai nặng cân hơn bé gái.

14. Thứ tự sinh con

Phusandanang xin lưu ý:

  • Con đầu lòng thường nhẹ cân hơn so với con thứ.
  • Nếu khoảng cách sinh giữa 2 lần quá ngắn thì con thứ sẽ nhẹ cân hơn con đầu.

VI. Lời khuyên hiệu quả để tăng cân nặng thai nhi khi mang thai

Phusandanang xin lưu ý:

  • Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng tác động đến cân nặng thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Uống vitamin trước và trong khi mang thai để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển đúng cách cho em bé.
  • Điều rất quan trọng đối với một phụ nữ mang thai là nghỉ ngơi nhiều. Gắng sức quá mức hoặc áp lực không cần thiết có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi.
  • Thăm khám thai định kỳ để nắm rõ được sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Từ đó, mẹ bầu đưa ra chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp cho bản thân để bé đạt chuẩn cân nặng khi sinh. 

VII. Câu hỏi thường gặp thời kì mang thai

1. Mẹ có thể đi du lịch bằng đường hàng không khi mang thai?

Phusandanang xin lưu ý:

Thai kỳ không biến chứng sẽ không có nguy cơ khi du lịch bằng đường hàng không. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các thai phụ cần được thăm khám y khoa trước khi đi máy bay.

  • Thai kỳ đến 36 tuần tuổi được phép du lịch trong nước.
  • Còn thai kỳ sau 32 tuần tuổi hạn chế đi du lịch nước ngoài.

Những điều thai phụ cần làm khi đi du lịch bằng đường hàng không:

  • Thai phụ phải luôn luôn mang theo các hồ sơ thông báo ngày dự sinh. 
  • Nên đi lại nửa giờ một lần trong suốt chuyến bay và thực hiện co duỗi cổ chân. Bởi việc đi lại bằng đường hàng không có thể tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông ở chân) trong thai kỳ.
  • Thai phụ nên uống nhiều nước do độ ẩm trong khoang máy bay thấp sẽ dẫn đến tình trạng mất nước. 

Một số tình trạng chống chỉ định tương đối với việc đi máy bay như thiếu máu nặng (lượng hồng cầu thấp) hoặc nhau thai bám thấp.

2. Có mối nguy hiểm nào đối với mẹ bầu tại nơi làm việc?

Phusandanang xin lưu ý:

Hầu hết thai phụ đều có thể tiếp tục đi làm một cách an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên cần thận trọng với một số công việc như:

  • Tiếp xúc với các dung môi hydrocarbon như dung dịch lau khô, chì hoặc thủy ngân.
  • Xử lý các chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng và một số hóa chất.
  • Tiếp xúc với bức xạ.

Để bảo vệ mẹ trong suốt thai kỳ, Phusandanang cung cấp dịch vụ quản lý thai kỳ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé một cách toàn diện. Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ trong thời gian mang thai. Đồng thời có những tư vấn chi tiết và can thiệp kịp thời khi phát hiện bất thường trong sức khỏe mẹ và bé.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Phụ Sản Đà Nẵng chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa rất chất lượng ở Đà Nẵng các mẹ nhé:

Sự phát triển thai nhi