Các bệnh tuyến vú & Khám vú ở Đà Nẵng

Để chị em luôn khỏe mạnh, tự tin và quyến rũ !

· Sức khoẻ - Phòng ngừa bệnh
  • Bên cạnh các 

Bệnh thường gặp ở tử cung, hiện nay các bệnh tuyến vú cũng đang ngày càng phổ biến và gây ám ảnh lo lắng cho rất nhiều chị em phụ nữ. Do đó, nhằm đảm bảo sức khỏe chính mình, phụ nữ trên 20 tuổi nên khám kiểm tra vú định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần. Hãy cùng phusandanang trang bị đầy đủ kiến thức về các bệnh tuyến vú bằng cách tham khảo bài viết dưới đây nhé!

I. Tuyến vú được cấu tạo thế nào?

Phusandanang lưu ý:

  • Tuyến vú gồm 10-20 tiểu thùy, sắp xếp hình vòng tròn, các tiểu thùy này được tạo bởi các cụm nang tuyến sữa. Ống dẫn sữa đường kính 0,5mm. Các tế bào cơ biểu mô bao xung quanh đáp ứng sự kích thích nội tiết. 
broken image

II. Tại sao cần khám vú định kỳ?

1. Tuyến vú quan trọng thế nào đối với cơ thể phụ nữ?

Phusandanang lưu ý:

  • Vú (y học gọi là tuyến vú): là một trong những bộ phận rất phức tạp và vô cùng quan trọng đối với cơ thể phụ nữ. 
  • Bên cạnh tạo nên vẻ đặđặc trưng tính nữ, vú đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tiết sữa nuôi con, góp phần giúp phụ nữ hoàn thành thiên chức làm mẹ. 
  • Vú phụ nữ trải qua nhiều thay đổi trong suốt cuộc đời, kể từ khi sinh ra, dậy thì, tới lúc mang thai, cho con bú và đến tận khi mãn kinh. Trong số những thay đổi này, có những thay đổi được coi là bình thường, nhưng cũng có những thay đổi được coi là bệnh lý. Và sự thay đổi bệnh lý này xảy ra rất phổ biến, có thể gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi, từ thanh thiếu niên tới trung niên.

2. Các bệnh tuyến vú có phổ biến không?

Phusandanang lưu ý:

  • Hiện nay các bệnh lý về tuyến vú ngày càng phổ biến. Thực tế ngoài ung thư vú còn có một số bệnh lý khác như u xơ tuyến vú, xơ nang tuyến vú, áp xe vú.. Chính điều này đã gây nên ám ảnh, lo lắng cho các chị em phụ nữ. Bất kỳ sự thay đổi bất thường nào trong các tổ chức tuyến vú đều có thể gây ra các khối u tại vú. Do vậy, phụ nữ trên 20 tuổi nên thường xuyên tự kiểm tra vú. 
  • Khi tự khám đều đặn chị em sẽ biết tình trạng mỗi bên vú nên rất dễ phân biệt được đâu là bình thường đâu là bất thường. Lời khuyên của bác sĩ là cần khám kiểm tra vú định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần. Việc nhận biết sớm và rõ ràng về các loại u tuyến vú này là bệnh gì, do đâu sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị và ngăn ngừa được những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của người phụ nữ. 

3. Bệnh ở vú có nguy hiểm không?

Phusandanang lưu ý:

  • Các bệnh về vú phía trên bao gồm u xơ vú, u nang vú, viêm vú cũng đều là các tình trạng lành tính. Đặc biệt, u xơ và u nang vú mặc dù là các khối u, có thể gây hoang mang khi nghe tới, nhưng các khối u này thực chất là các khối u lành, vô hại, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh sản hay tính mạng.
  • Chỉ khoảng 3-6% các trường hợp khối u được phát hiện trong vú là ung thư vú.

 Ung thư vú là một bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của bạn. Nhưng nhờ sự tiến bộ của y học cùng những hiểu biết tốt hơn về căn bệnh này, ung thư vú có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

III. Các bệnh thường gặp ở tuyến vú.

Các bệnh thường gặp ở tuyến vú

1. Xơ nang tuyến vú. 

1. Xơ nang tuyến vú: 

1.1 Khái niệm:

Phusandanang lưu ý:

  • Đây là một dạng tổn thương lành tính thường gặp ở nữ giới, bệnh do sự rối loạn nội tiết tố nữ gây ra. 
  • Bệnh thường xuất hiện ở nữ giới độ tuổi 30-50. 
  • Biểu hiện là khi sờ thấy các khối mềm, ranh giới không rõ xuất hiện vào nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, gặp ở nửa ngoài vú hoặc có thể cả 2 bên vú.

1.2 Đây là một tổn thương lan tỏa bao gồm nhiều sự bất thường phối hợp bao gồm các yếu tố chính như:

Phusandanang lưu ý:

  • Các ống dẫn sữa tăng sinh và hình thành các nang.
  • U nang do các phần của ống dẫn sữa ít nhiều bị giãn ra và chế tiết thanh dịch.
  • Các phân thuỳ tăng sinh tuyến còn gọi là tăng sinh phân thuỳ và tăng sinh tuyến xơ cứng, mô đệm bị xơ hoá.
  • Các thương tổn tăng sinh gồm tăng sinh các tế bào biểu mô, tăng sinh tuyến xơ cứng và u nhú sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  • Về lâm sàng, dấu hiệu cơ năng biểu hiện triệu chứng đau vú theo chu kỳ, thường xuất hiện khoảng 8 ngày trước khi hành kinh và mất đi sau khi hành kinh, cơn đau xảy ra tự nhiên, lan ra hai tay.

1.3 Dấu hiệu thực thể: 

Phusandanang lưu ý:

  • Các u nang đặc trưng có đặc điểm khối u tròn, giới hạn rõ, hơi cứng, thường đau, vị trí hay gặp ở 1/4 trên ngoài, kích thước và số lượng thay đổi. 
  • Có thể gặp các mảng cứng, lâm sàng thường thấy những mảng cứng trên vú giới hạn không rõ, vị trí hay gặp là 1/4 trên ngoài và mất đi sau khi hành kinh. Vú có thể tăng thể tích.

1.4 Điều trị xơ nang tuyến vú:

Phusandanang lưu ý:

  • Điều trị bằng các thuốc là chủ yếu. Ngoài ra, có thể dùng thêm thuốc kháng viêm không steroid; phẫu thuật cắt bỏ nang trong các trường hợp chọc dò thấy dịch có lẫn máu, có u nhú trong nang, xét nghiệm tế bào cho kết quả nghi ngờ; có thể thực hiện dẫn lưu đơn thuần đối với nang có đau. 
  • Kỹ thuật sinh thiết giải phẫu bệnh được thực hiện trong trường hợp tồn tại mảng cứng sau dẫn lưu nang hoặc sau 2 chu kỳ kinh nguyệt và có thể nghi ngờ ung thư nếu thấy có các tế bào loạn sản khi sinh thiết.

2. U xơ tuyến vú: 

2) U xơ tuyến vú

2.1 U xơ tuyến vú là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Bệnh có thể gặp ở một hoặc hai bên vú và thường xảy ra ở nữ trước tuổi 35,
  •  xảy ra khi khối u phát triển từ mô liên kết giữa các tiểu thùy có vỏ bọc. 
  • Khối u xơ tuyến vú có dạng chắc, tròn hoặc hình trứng, chuyển động dưới da, không đau, không ảnh hưởng với chu kỳ kinh nguyệt; kích thước thay đổi từ 2 – 3cm; thông thường chỉ có một khối u, đôi khi có nhiều khối u và số lượng tăng dần thời gian.
  • Đây là một bệnh lành tính và ít có khả năng gây ung thư, không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể khiến người bệnh cảm thấy phiền toái và mất tự tin.

2.2 Chẩn đoán và điều trị: 

Phusandanang lưu ý:

  • Việc chẩn đoán và phát hiện bệnh u xơ tuyến vú khá dễ dàng bằng siêu âm và chọc hút tế hút tế bào bằng kim loại nhỏ.
  •  Chị em nên điều trị trước 35 tuổi và phẫu thuật trước khi khối u xơ tuyến vú to và phát triển nhanh; sau 35 tuổi cần phẫu thuật cắt bỏ khối u và làm xét nghiệm mô bệnh học.

3. Áp xe vú: 

Áp xe vú

3.1 Áp xe vú là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Áp xe vú là tình trạng bên trong vú tồn tại nang dạng túi chứa đầy mủ và bao quanh bởi các mô viêm.
  • Các khối u ở tuyến vú tuy là lành tính nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ 
  • Nguyên nhân: Thường do biến chứng của bệnh viêm vú hay các mô vú.
  • Bệnh khá phổ biến và gặp nhiều nhất ở phụ nữ đang cho con bú vì sữa mẹ có thể gây nứt núm vú tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. 

3.2 Ảnh hưởng của bệnh:

Phusandanang lưu ý:

  • Giai đoạn muộn, khối viêm có thể hóa mủ khu trú tại chỗ thành khối, biểu hiện chị em thường bị đau và vũ ấn lõm, đôi khi có thể tự vỡ khối mủ.
  • Trong trường hợp hiếm gặp, viêm vú và áp xe vú có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vú.

3.3 Điều trị áp xe vú:

Phusandanang lưu ý:

  • Để điều trị hút bỏ u vú lành tính bằng kỹ thuật sinh thiết có hỗ trợ của thiết bị hút chân không dưới hướng dẫn của siêu âm (VABB). 
  • Với phương pháp này, thay vì phải mổ hở để lấy khối u như trước, bác sĩ chỉ cần đưa kim của máy VABB vào cắt khối u và hút khối u ra. 
  • Bệnh nhân sẽ ít đau đớn và không để lại sẹo. Đặc biệt là không gây biến dạng vú, không cần nằm viện. 
  • Bệnh nhân không cần phải chịu nhiều vết rạch để lấy u mà chỉ cần 1 lần đâm kim duy nhất là đã có thể xử lý các khối u, thậm chí là điều trị nhiều khối u cùng một lúc.

4. Viêm tuyến vú.

4.1 Viêm tuyến vú là tình trạng gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Bệnh viêm tuyến vú (viêm tuyến sữa) là tình trạng viêm nhiễm tại một hay nhiều ống dẫn sữa, thường liên quan đến việc cho con bú.
  •  Bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Phụ nữ mang thai sau khi sinh và cho con bú hay bị viêm tuyến vú. Đặc biệt rất hay gặp ở nữ giới sinh con lần đầu chưa biết cách vệ sinh đầu vú.

4.2 Nguyên nhân viêm tuyến vú ?

Phusandanang lưu ý:

  • Nguyên nhân do vi khuẩn ngoài da xâm nhập vào các mô vú qua các vết trầy xước
  • Tắc tia sữa hoặc tuyến sữa không phát triển, nếu không vệ sinh đầu vú tốt sẽ dẫn đến bị viêm nhiễm. 
  • Cho con bú sai kỹ thuật dẫn đến sữa bị mắc kẹt trong vú gây ra viêm nhiễm.

4.3 Dấu hiệu viêm tuyến vú ?

Phusandanang lưu ý:

  • Vú bị sưng đỏ tại chỗ bị tắc;
  • Phần trên của vú bị căng, tức;
  • Có cảm giác nóng rát trong vú, đau nhức. Cảm giác này có thể liên tục hoặc trong những lúc cho con bú;
  • Có cảm giác rùng mình ớn lạnh, chán ăn, sốt cao kéo dài.

4.4 Các biện pháp điều trị bệnh Viêm tuyến vú

Phusandanang lưu ý:

  • Khi tình trạng bệnh còn nhẹ, có thể điều trị tại nhà kết hợp với sử dụng thuốc do bác sĩ kê toa
  • Có thể chườm nước đá hoặc nước ấm để giảm đau;
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, giữ gìn sức khỏe và cho con bú đúng cách cũng là một trong những phương pháp điều trị viêm tuyến vú bước đầu tại nhà.
  • Khi tình trạng bệnh không thuyên giảm sau khi đã sử dụng kháng sinh, có thể do xuất hiện áp xe (hình thành mủ) trong vú. Trong trường hợp này, cần được phẫu thuật rút mủ ngay lập tức.
  • Bệnh nếu được khám và điều trị sớm có thể viêm sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn; nếu điều trị muộn nơi viêm nhiễm sẽ tạo nên ổ áp xe thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

5. U diệp thể.

 5.1 U diệp thể tuyến vú là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • U diệp thể tuyến vú là một dạng bệnh lý của tuyến vú. Bệnh thường diễn tiến chậm, đa phần lành tính dù kích thước thường lớn. Tuy nhiên dù ở dạng lành tính, ác tính hay nằm giữa ranh giới lành đều cần phải điều trị.
  • Đa số thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 40 - 45 tuổi. Nam giới bị bị nữ hóa tuyến vú cũng có thể bị căn bệnh này Nhưng nhìn chung, đây là căn bệnh ít gặp. 

5.2 Điều trị lần đầu

Phusandanang lưu ý:

  • Bướu diệp thể lành: Điều trị là cắt rộng. Nếu đã lấy u trước đó, có thể phẫu thuật cắt rộng lại hoặc theo dõi chặt chẽ.
  • Bướu diệp thể ác: Có thể lựa chọn điều trị bảo tồn và điều trị đoạn nhũ. Tuy nhiên, với điều trị bảo tồn thì tỉ lệ tái phát tại chỗ cao hơn.

 5.3 Điều trị tái phát tại chỗ

Phusandanang lưu ý:

  • Phần lớn khối u tái phát tại chỗ có mô học tương tự như bướu ban đầu. Cũng có một tỉ lệ nhỏ bướu chuyển dạng từ lành sang ác;
  • Đối với tái phát tại chỗ nhỏ, bệnh nhân có thể được cắt rộng với rìa 2 - 3cm.
  • Trường hợp tái phát lớn hay tái phát của bướu diệp thể ác thì phương pháp thường được ưu tiên là đoạn nhũ.

5.4 Điều trị di căn xa

Phusandanang lưu ý:

  • Điều trị di căn xa của bướu diệp thể tương tự điều trị của ung thư mô liên kết. 
  • Với những di căn xa có thể cắt bỏ được như di căn đơn độc lên phổi thì điều trị được ưu tiên là phẫu thuật.
  • Hóa trị thường dùng Ifosfamide, doxorubicin.

6. Nang tuyến vú.

6.1 Nang tuyến vú là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Đây là một bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ nhiều khi tình cờ được phát hiện qua thăm khám tổng quát. Nang tuyến vú đa phần là lành tính.
  • Nang tuyến vú là những túi nhỏ hình thành trong mô tuyến vú, thường thấy ở nửa trên của vú. 
  • Tình trạng bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ trên 35 tuổi chưa mãn kinh. 
  • Bệnh thường xảy ra khi phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh và chấm dứt sau mãn kinh. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng có thể gặp ở những phụ nữ dùng liệu pháp hormone thay thế (hormone replacement therapy =HRT) sau mãn kinh.

6.2 Điều trị nang tuyến vú

Phusandanang lưu ý:

  • Nang tuyến vú có thể tự biến mất nhưng nếu nang lớn thêm và không biến đi, bác sĩ chuyên khoa có thể dùng kim nhỏ rút dịch trong nang (giống thủ thuật đã làm khi chẩn đoán). 
  • Thông thường thì nang sẽ biến đi sau khi rút dịch. Dịch rút được từ nang có thể thay đổi về hình dạng, từ trong cho đến rất sậm màu. Dịch này sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Nếu dịch có máu,  có thể đó là dấu hiệu của ung thư tuyến vú.
  • Nang tuyến vú tái phát trong 1/3 trường hợp. Khi một nang tuyến vú cứ tiếp tục đầy trở lại sau khi đã chọc hút, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn làm một phẫu thuật nhỏ gọi là phẫu thuật sinh thiết cắt bỏ nang. 
  • Phẫu thuật sinh thiết làm với kỹ thuật gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Nang phẫu thuật sinh thiết xong sẽ được làm giải phẫu bệnh. Kết quả mô học có sau vài ngày.

7. Hoại tử mô mỡ.

7.1 Hoại tử mô mỡ là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Hoại tử mỡ trong nhu mô vú là một diễn tiến bệnh lý trong đó một vùng mỡ khu trú thay đổi trở nên mềm loãng hơn.
  • Đây là một diễn tiến lành tính và thường gặp ở những phụ nữ được can thiệp phẫu thuật bảo tồn vú hoặc có can thiệp các thủ thuật trên mô vú.
  • Nguy cơ cao nhất thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên mô vú lỏng lẻo. 
  • Khởi phát hoại tử mỡ thường khá muộn, trung bình khoảng 10 năm sau phẫu thuật.
  • Hoại tử mỡ đôi khi có thể gây đau. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu đỏ da hoặc vùng da chuyển màu như vết bầm tại chỗ, vùng da xung quanh khối có thể dày hơn da vị trí bình thường, có thể có co rút núm vú kèm theo.

7.2 Nguyên nhân hoại tử mô mỡ?

Phusandanang lưu ý:

  • Nguyên nhân thường gặp có thể do chấn thương trực tiếp ví dụ như do dây an toàn tác động, sau sinh thiết vú, lấy túi ngực ra, hoặc sau những phẫu thuật tái tạo vú. 
  • Thực tế lâm sàng cho thấy chấn thương và phẫu thuật là hai nguyên nhân thường gặp nhất. 
  • Ngoài ra hoại tử mỡ mô vú còn có thể gặp trong một số bệnh lý khác. Vị trí thường gặp là bên dưới quầng vú hoặc xung quanh quầng vú.

7.3 Điều trị hoại tử mô mỡ.

Phusandanang lưu ý:

  • Hầu như hoại tử mỡ mô vú ít cần phải điều trị can thiệp sâu, thậm chí chọc hút dịch nang hoặc sinh thiết cũng không phải là khuyến cáo thường được đưa ra do diễn tiến lành tính của hoại tử mỡ. 
  • Tuy nhiên nếu trong trường hợp hoại tử mỡ tạo thành khối lớn, có thể các bác sĩ sẽ can thiệp phẫu thuật.

8. Các bệnh có tiết dịch núm vú.

8.1 Tiết dịch núm vú là tình trạng gì ?

Phusandanang lưu ý:

  • Mỗi bên tuyến vú ở phụ nữ chứa khoảng 20 ống dẫn sữa. 
  • Tiết dịch núm vú trong giai đoạn mang thai và cho con bú là bình thường. 
  • Tiết dịch núm vú ít xảy ra ở phụ nữ ngoài giai đoạn này có thể không phải là nguyên nhân bệnh lý, nhưng rất cần thiết đi khám bác sỹ khi có hiện tượng này.

8.2 Nguyên nhân nào gây tiết dịch núm vú? 

Phusandanang lưu ý: Sau đây là các nguyên nhân có thể gây tiết dịch núm vú

Nguyên nhân từ các bệnh gây tiết dịch núm vú: 

  • Áp xe vú; Ung thư vú; Nhiễm trùng tuyến vú; Ung thư ống tuyến vú tại chỗ; Xơ nang tuyến vú;
  • U nhú trong ống tuyến vú lành tính; Viêm vú quanh ống tuyến vú; U tuyến yên; Bệnh Paget’s; Dãn ống tuyến vú..

Nguyên nhân khác: 

  • Sử dụng thuốc ngừa thai; Rối loạn nội tiết, Kích thích tuyến vú quá mức; 
  • Chứng đa tiết sữa; Tổn thương, chấn thương vú; 
  • Thay đổi nội tiết do chu kỳ kinh; Bệnh Paget’s;
  • Có thai và cho con bú

Trường hợp tiết dịch nào cần được thăm khám ngay?

Phusandanang lưu ý: Tiết dịch núm vú hiếm khi là dấu hiệu của ung thư vú. Tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu gián tiếp của một bệnh lý cần phải điều trị.

  • Nếu vẫn đang còn kinh nguyệt, mà tình trạng tiết dịch núm vú không thể tự hết sau chu kỳ kinh kế tiếp và xảy ra tự phát, hãy đến khám bác sỹ.
  • Nếu đã mãn kinh hoặc trên 50 tuổi, và tiết dịch núm vú tự phát chỉ 1 bên vú, hãy đi khám bác sỹ ngay.
  • Tiết dịch núm vú kèm các triệu chứng khác như có khối u vú, tuyến vú đau, sưng, đỏ.
  • Dịch núm vú có mùi hôi hoặc có máu.
  • Bạn là nam giới.

9. Tụt núm vú.

9.1 Tụt núm vú là tình trạng gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Tụt núm vú là tình trạng núm vú bị kéo vào trong vú thay vì hướng ra ngoài. Tình trạng này cũng có thể được gọi là đảo ngược núm vú, co rút núm vú hay lộn núm vú.
  • Co rút núm vú có thể là tình trạng bẩm sinh bình thường hoặc phát sinh do bệnh tật hoặc chấn thương ở một số phụ nữ. Bất kỳ tình trạng nào gây viêm hoặc sẹo ở các mô phía sau núm vú đều có thể gây ra tình trạng này.

9.2 Các nguyên nhân thường thấy?

Phusandanang lưu ý:

  • Phụ nữ có thể bị tụt núm vú khi sinh;
  • Sau khi cho con bú, các ống sữa có thể đã bị hư hỏng hoặc trở nên xơ chai, co lại và kéo núm vú vào trong;
  • Các cuộc phẫu thuật trước đây có thể hình thành sẹo, có thể gây tụt núm vú;
  • Ung thư vú có thể là nguyên nhân gây ra tụt núm vú;
  • Ở độ tuổi nào đó, da vú có thể chùng xuống và da xung quanh núm vú có thể trở nên lỏng lẻo, dẫn đến tụt núm vú;
  • Bất kỳ nhiễm trùng nào ở vú có thể gây viêm, kết quả là mô sẹo xơ kéo núm vú vào trong;
  • Một số phụ nữ có thể bị tụt núm vú khi mang thai.

9.3 Các biện pháp cải thiện tình trạng tụt núm vú

Phusandanang lưu ý:

Dùng dụng cụ hút

  • Một số dụng cụ hút có thể đẩy núm vú bị tụt lên. Các sản phẩm này được bán dưới nhiều tên, bao gồm rút núm vú, hút núm vú… 
  • Các dụng cụ này thường hoạt động bằng cách kéo núm vú vào một cốc nhỏ. Điều này kích thích núm vú và làm cho nó nhô ra. 
  • Khi sử dụng lâu, các dụng cụ này có thể giúp làm lỏng mô núm vú;

Xỏ lỗ núm vú:

  •  Xỏ lỗ núm vú là để kéo núm vú bị tụt;

Phẫu thuật:

  •  Đây là cách giúp bạn điều trị tình trạng này vĩnh viễn. 
  • Có hai loại phẫu thuật khác nhau, bao gồm phẫu thuật bảo tồn một phần các ống sữa (hay còn gọi là kỹ thuật “parachute flap”, phụ nữ thực hiện thủ thuật này vẫn có thể cho con bú sữa vì một số hệ thống ống sữa vẫn còn gắn liền) và phẫu thuật với ống sữa bị tách ra (thủ thuật này phổ biến hơn, phụ nữ trải qua thủ thuật này sẽ không thể cho con bú sữa mẹ vì đã cắt bỏ các ống sữa).

10. Ung thư vú.

10.1 Ung thư vú là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Ung thư vú là dạng u vú ác tính và nguy hiểm nhất. 
  • Đa số các trường hợp ung thư vú xuất hiện từ các ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở túi sữa hoặc các tiểu thùy.

10.2 Ung thư vú có thể gặp ở độ tuổi nào?

Phusandanang lưu ý:

  • Ung thư vú là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ phụ nữ nào ở bất kỳ độ tuổi. Do vậy, chị em không nên chủ quan, lờ đi các dấu hiệu bất thường trên cơ thể mà cần tiến hành tầm soát ung thư vú, kiểm tra tình hình sức khỏe định kỳ để ngăn chặn căn bệnh quái ác này. 

10.3 Tại sao cần phát hiện và điều trị sớm ung thư vú?

Phusandanang lưu ý:

  • Ung thư vú nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến các khối u di căn vào xương, các bộ phận trong cơ thể khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
  • Một số dấu hiệu thường gặp như: xuất hiện khối u, hạch ở nách, núm vú bị thay đổi, đau ngực, ngực đỏ, sưng và ngứa,…
broken image

IV. Những dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến vú.

1. Đau vùng ngực

Phusandanang lưu ý:

  • Vùng ngực có cảm giác đau âm ỉ, không có quy luật rõ ràng. 
  • Có nhiều khả năng đây là tín hiệu cảnh báo ung thư vú ác tính giai đoạn sớm. 
  • Nếu vùng ngực đau, nóng rát liên tục hoặc ngày càng dữ dội thì bạn nên cần đi khám ngay

2. Thay đổi vùng da

Phusandanang lưu ý:

  • Hầu hết những người mắc phải căn bệnh này thường thay đổi màu sắc và tính chất da ở vùng ngực.
  • Vùng da thường có thể xuất hiện nhiều nếp nhăn hoặc lõm giống như lúm đồng tiền, vùng da xung quanh thường có mụn nước, ngứa lâu không dứt điểm. Sưng hoặc nổi hạch

3. Sưng hạch bạch huyết: 

Phusandanang lưu ý:

  • Đây không chỉ là dấu hiệu của các bệnh thông thường như cảm cúm, nhiễm trùng mà còn cả bệnh ung thư vú. 
  • Nếu có khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng da kéo dài trong vài ngày mà bạn không rõ nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú.

4. Đau lưng, vai hoặc gáy: 

Phusandanang lưu ý:

  • Một số phụ nữ khi mắc phải bệnh này thay vì đau ngực thì thường có cảm giác đau lưng hoặc vai gáy. 
  • Những cơn đau thường xảy ra ở phía lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, có thể nhầm lẫn với việc giãn dây chằng hoặc các bệnh liên quan trực tiếp đến cột sống.
broken image

V. Một số thói quen giúp giảm thiểu nguy cơ hình thành bệnh ung thư vú.

Phusandanang lưu ý một số thói quen giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh ung thu vú mà chị em nên tham khảo

  • Cởi bỏ áo ngực trước khi đi ngủ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi…
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya và căng thẳng.

broken image
  • Thường xuyên tự kiểm tra các dấu hiệu bất thường trên vùng ngực của mình, chủ động thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất và có các phương án điều trị kịp thời. 
  • Khám sàng lọc ung thư vú, và kiểm tra sức khỏe định kỳ: Vì thời kỳ “tiền lâm sàng” của ung thư vú kéo dài từ 8-10 năm nên việc khám sàng lọc có giá trị cao trong việc phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn 1, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên tới hơn 80%, ở giai đoạn 2 tỷ lệ này là 60%, đồng thời bảo tồn được vú. Ở giai đoạn 3, khả năng khỏi hẳn là rất thấp. Đến giai đoạn 4 thì việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống và giảm bớt sự đau đớn.
  • Cân nhắc việc điều trị bằng hormon ở giai đoạn mãn kinh: Việc tăng thêm lượng hormon estrogen vào cơ thể có thể làm tăng sự phân chia tế bào vú, dẫn đến tăng thêm nguy cơ kích thích sự phát triển của các tế bào bất thường gây ung thư vú.
  • Lưu ý một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, lợi tiểu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

VI. Tự kiểm tra vú có thể giúp phát hiện sớm ung thư vú.

1. Bước 1: Quan sát bầu vú trong tư thế chống hai tay trên hông.

Phusandanang lưu ý, chị em nên bắt đầu bằng cách quan sát vào ngực của mình trong gương với hai vai để suôn thẳng và hai tay chống trên hai bên hông. Và ghi nhận những điều sau đây:

  • Vú có kích thước, hình dạng và màu sắc như thông thường
  • Vú có dáng vẻ đồng đều hai bên, không bị biến dạng hoặc sưng phù

2. Bước 2: Quan sát bầu vú khi giơ cao hai tay.

Phusandanang lưu ý: Nếu phát hiện bất kỳ sự khác thường nào sau đây, chị em hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Lột da, da nhăn nhúm lại hoặc da phồng lên
  • Một bên núm vú đã có thay đổi vị trí hoặc núm vú bị rút lõm vào trong
  • Đỏ, đau, nổi mẩn hoặc sưng nề bất kì phần nào của vú
  • Kiểm tra vú tại nhà
  • Kiểm tra vú bằng cách quan sát vào ngực của mình trong gương với hai vai để suôn thẳng

3. Bước 3: Kiểm tra xem có chất dịch nào chảy ra từ núm vú hay không?

Phusandanang lưu ý : Đây có thể là chất lỏng, màu trắng đục như sữa, màu vàng hoặc cũng có thể là máu. Chị em cần quan sát kỹ và ghi nhận chính xác màu sắc của chất dịch (nếu có)

4. Bước 4: Tự khám bầu vú trong tư thế nằm ngửa bằng cách sử dụng tay để sờ nắn vú. 

Phusandanang lưu ý: 

  • Thao tác cần nhẹ nhàng, chậm rãi nhưng vẫn chắc chắn, trơn tru với đầu các ngón tay. Luôn giữ cho các ngón tay thẳng và khép lại với nhau trong khi đưa bàn tay theo chuyển động vòng tròn vừa vặn một phần tư mỗi bên vú cho đến hết toàn bộ vú. Cần tuân theo một trình tự nhất định nhằm tránh bỏ sót như từ trên xuống dưới, từ bên này sang bên kia.
  • Luôn nhớ trình tự khám này và áp dụng thống nhất mỗi lần thực hiện để chắc chắn rằng bạn đã sờ nắn toàn bộ nhu mô vú. Nếu không chọn cách khám theo vòng tròn mỗi một phần tư, bạn có thể chọn vị trí bắt đầu ở núm vú, di chuyển theo vòng tròn lớn hơn và lớn hơn nữa cho đến khi bạn chạm đến mép ngoài của vú. Bạn cũng có thể di chuyển ngón tay lên xuống theo chiều dọc hay theo hàng ngang.
  • Trong quá trình sờ nắn, hãy chắc chắn về sự cảm nhận mật độ trên tất cả các mô từ phía trước đến phía sau ngực của bạn. Theo đó, đối với da và mô ngay bên dưới da, sử dụng áp lực nhẹ; kế tiếp, sử dụng áp lực trung bình cho mô ở giữa ngực và sử dụng áp lực lớn cho các mô sâu ở phía sau. Dấu hiệu báo cho bạn biết đã đạt đến mô sâu là bạn sẽ có thể cảm thấy xuống các xương lồng ngực của mình.

5. Bước 5: Cuối cùng, sờ nắn và cả quan sát toàn bộ ngực trong khi đang đứng hoặc ngồi. 

Phusandanang lưu ý : 

  • Nhiều phụ nữ thấy rằng cách dễ nhất để cảm nhận ngực là khi da ướt và trơn, vì vậy họ thích thực hiện bước này khi tắm. 
  • Đừng bỏ sót bất cứ phần vú nào của bạn bằng cách sử dụng các động tác tay tương tự được mô tả trong bước 4

VII. Khi nào cần đi khám bệnh về vú?

1. Độ tuổi nào cần khám bệnh về vú?

Phusandanang lưu ý:

  • Theo các chuyên gia y tế: Phụ nữ từ 20 tuổi trở lên, nên hình thành thói quen tự khám vú sau khi sạch kinh 5 ngày, nếu phát hiện bất thường thì cần đi khám, kiểm tra tại cơ sở y tế kịp thời.
  • Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên bắt đầu định kỳ đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa 1 năm một lần. 
  • Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên khám sàng lọc ung thư vú hàng năm bằng chụp xquang tuyến vú. 
  • Với phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú nên được tầm soát thêm bằng chụp MRI tuyến vú hàng năm bắt đầu từ tuổi 30. Trong đó gồm những người có đột biến BRCA, bố, mẹ, anh chị em ruột hoặc con của người mang đột biến BRCA, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú 20% đến 25%, có tiền sử xạ trị vào vùng ngực từ 10 đến 30 tuổi, hội chứng Li‐Fraumeni, hội chứng Cowden- Bannayan Riley-Ruvalcaba.

2. Những dấu hiệu chị em cần thăm khám bệnh về vú ngay.

Ngực to bất thường

  • Khi nhận thấy kích thước vòng một to lên bất thường và thường xuyên cảm thấy cương cứng thì bạn nên đi khám bệnh. Rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của căn bệnh ung thư vú.

Đau tức ngực

  • Phụ nữ khi đến ngày kinh nguyệt hoặc trong thai kỳ thường bị đau tức ngực. Nhưng nếu bạn bị đau trong cả những ngày bình thường và cơn đau dai dẳng, mức độ đau tăng lên ở những ngày kinh nguyệt thì bạn nên cẩn thận. 
  • Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến mà người bị ung thư vú gặp phải. Việc bạn cần làm khi đó là đến cơ sở y tế tin cậy, siêu âm vú để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất.

Có cục u ở vú

Phusandanang lưu ý : 

  • Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra xem có bị u ở vú hay không. 
  • Nếu phát hiện có những cục u nổi trong vú như những viên sỏi thì bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra xem đó là u lành hay u ác.

Núm vú bị tụt vào trong

  • Núm vú của bạn đột nhiên bị tụt hẳn vào trong, kèm biểu hiện căng cứng và không kéo ra được thì đó cũng là một dấu hiệu đáng lo ngại.

Vùng da quanh đầu núm vú thay đổi

  • Khi vùng da quanh núm vú có điểm bất thường như: vùng da bị co rút, nhăn nheo, xuất hiện những hạt nhỏ ở quầng vú xung quanh núm vú thì bạn nên đi khám sớm nhất có thể để phát hiện ra bệnh lí nếu có.

Có hạch dưới nách

Phusandanang lưu ý : 

  • Khi thấy vùng ngực có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi siêu âm vú. 
  • Hạch dưới nách là triệu chứng cảnh báo bạn nên đi tới các cơ sở y tế siêu âm vú.

VIII. Thăm khám và điều trị các bệnh tuyến vú ở đâu?

Phusandanang lưu ý:

  • Vú là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng đối với người phụ nữ, góp phần đảm nhiệm vai trò làm mẹ. Tuy nhiên đây cũng là vị trí rất dễ mắc các bệnh tuyến vú dó đó nữ giới cần chủ động hơn trong việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Phusandanang xin giới thiệu dịch vụ khám vú bằng phương pháp hiện đại tại phòng khám Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc: Khám và điều trị các bệnh vú; Chụp X quang tuyến vú (2 bên); Siêu âm 2D tuyến vú hai bên.,..
broken image

Tại phòng khám phụ sản của bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc, chị em sẽ luôn được chăm sóc với dịch vụ tốt nhất nhờ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm lý, tận tình và luôn đặt sức khỏe của chị em lên hàng đầu. Đặc biệt phòng khám được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, không gian sạch sẽ, riêng tư, tạo sự thoải mãi khi thăm khám cho chị em.

ĐẶT LỊCH KHÁM qua số hotline: 0905 267 1234  hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.

Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng

Thời gian làm việc:  

- Từ thứ 2 đến thứ 7:

  • Buổi sáng: 7h30 – 11h00
  • Buổi chiều: 13h30 – 19h

- Chủ nhật: 7h30 – 11h00

Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!