MIẾNG DÁN TRÁNH THAI: CÔNG DỤNG, CÁCH DÙNG & TÁC DỤNG PHỤ

· Sức khoẻ - Phòng ngừa bệnh,Hôn nhân - Tình dục

Làm gì để không “vỡ kế hoạch”? Đó là câu hỏi mà rất nhiều các cặp vợ chồng đang đau đầu tìm ra đáp án. Họ đã áp dụng rất nhiều phương pháp tránh thai trong đó có sử dụng miếng dán tránh thai. Nhưng liệu bao nhiêu chị em đã hiểu thật sự về miếng dán tránh thai? Hãy cùng phusandanang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Tham khảo thêm "Tất tần tật" về Sàng lọc trước khi sinh

I. Miếng dán tránh thai là gì ?

a. Giới thiệu chung

Phusandanang lưu ý:

  • Miếng dán tránh thai là một miếng dán nhỏ, kích cỡ khoảng mỏng khoảng 4,5cm2, được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Miếng dán có khả năng giải phóng estrogen và progestin, các loại hormone tương tự với hormone do cơ thể sinh ra để ngăn ngừa quá trình rụng trứng.
MIẾNG DÁN TRÁNH THAI

b. Công dụng của miếng dán tránh thai

Phusandanang lưu ý:

  • Miếng dán tránh thai còn giúp làm đặc chất nhầy cổ tử cung, gây khó khăn cho sự tiếp xúc giữa trứng và tinh trùng. Miếng dán tránh thai nếu được sử dụng đúng cách sẽ cho hiệu quả cao, tỷ lệ tránh thai lên tới 95%. Nếu muốn có thai trở lại, chỉ cần ngưng sử dụng miếng dán và trứng sẽ rụng trở lại sau khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt.
  • Miếng dán này có thể sinh ra hai loại hoocmon tổng hợp là progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol) giống với hormone được cơ thể sản sinh tự nhiên, có khả năng ngăn cản sự rụng trứng. Khi trứng không rụng, tinh trùng không thể gặp để thụ tinh và quá trình thụ thai không xảy ra.
  • Miếng dán để tránh thai cũng sẽ làm cho chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại, khiến cho tinh trùng rất khó bơi vào để gặp trứng. Sử dụng miếng dán đúng thời điểm trong tháng thì hiệu quả tránh thai lên đến 95%. Còn nếu chị em chậm hoặc quên dán một tuần, bóc miếng dán sớm thì sẽ làm giảm hiệu quả ngừa thai của miếng dán, mang thai vẫn có thể xảy ra.

II. Ưu nhược điểm của miếng dán tránh thai

1. Ưu điểm của miếng dán tránh thai

Phusandanang lưu ý:

  • Dễ dàng, tiện dụng, chị em không cần nhớ ngày uống thuốc như dùng viên uống tránh thai.
  • Không làm giảm khoái cảm tình dục như dùng bao cao su
  • Hiệu quả tránh thai lên đến 95% nếu dùng đúng thời điểm.
  • Miếng dán này rất hiếm khi bong ra, trừ khi bạn dán không đúng cách.
  • Đơn giản và rất dễ sử dụng.
  • Nếu được dán lại sau khoảng 24 giờ thì miếng dán vẫn phát huy tốt công dụng tránh thai.
  • Giúp giảm mụn trứng cá.
  • Giảm triệu chứng trong thời kỳ tiền mãn kinh.

2. Nhược điểm của miếng dán tránh thai

Phusandanang lưu ý:

  • Có thể gây kích ứng nhẹ da ở vùng dán, hơi đau đầu, buồn nôn, vú cương lên, âm đạo ra một chút máu bất thường. Nguyên nhân là do miếng dán có thể sinh ra hai hormone là progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol) làm thay đổi hormone trong cơ thể.
  • Có thể làm tăng nguy cơ máu vón cục: Do miếng dán sinh ra hormone thẩm thấu trực tiếp vào mạch máu.
  • Chống chỉ định với người bị bệnh tim mạch, bướu cổ, đái tháo đường.
  • Không thể ngăn ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/AIDS, herpes sinh dục và lậu.
  • Vùng da dán bị kích ứng.
  • Cương ngực.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Tăng cân nhẹ.
  • Chướng bụng.
  • Có thể xuất hiện tình trạng ra máu âm đạo bất thường.

3. Tác dụng phụ của miếng dán tránh thai

Phusandanang lưu ý:

  • Huyết đông: Miếng dán tránh thai làm tăng cơ hội phát triển của các cục máu đông, có thể làm tắc nghẽn mạch máu (huyết khối tĩnh mạch) hoặc động mạch (huyết khối động mạch) kèm theo tình trạng đột quỵ hoặc đau tim. Do đó, bạn không nên sử dụng sản phẩm nếu bạn đã từng bị cục máu đông trước đây.
  • Nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng tăng cao trong năm đầu dùng miếng dán tránh thai nếu:
  • Sử dụng thuốc lá
  • Béo phì quá mức
  • Gặp khó khăn trong cử động
  • Bị giãn tĩnh mạch nghiêm trọng
  • Cao huyết áp
  • Thành viên có quan hệ huyết thống gần gũi trong gia đình bị đột quỵ hoặc đau tim trước 45 tuổi.
  • Ung thư: Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ ngừa thai bằng nội tiết tố, chẳng hạn như miếng dán tránh thai, có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn so với chị em còn lại. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng nhận định nếu sử dụng miếng dán ngừa thai dài hạn, bạn cũng làm tăng một phần nhỏ nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ hơn mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng.

III. Cách sử dụng miếng dán tránh thai

1. Cơ chế hoạt động

Phusandanang lưu ý:

  • Đây là một miếng dán nhỏ và mỏng, kích thước của nó khoảng 4,5cm2. Phụ nữ nên sử dụng phương pháp này bằng cách dán trực tiếp lên da, có thể da vùng mông, bụng, lưng hoặc có thể dán lên vùng da bắp tay. 
  • Cơ chế hoạt động của nó chính là kích thích giải phóng estrogen và progestin nhằm mục đích ngăn ngừa quá trình rụng trứng của phụ nữ. Như vậy, trứng sẽ không có cơ hội để “gặp” tinh trùng và khó có thể thụ thai. Hơn nữa, phương pháp này cũng có tác dụng khiến cho dịch nhầy ở cổ tử cung đặc lại và khiến tinh trùng khó gặp trứng và giúp chị em tránh thai hiệu quả. 

2. Hướng dẫn cách dùng miếng dán tránh thai

Phusandanang lưu ý:

  • Không khó khi sử dụng miếng dán này. Đầu tiên, bạn chỉ cần xé bao đựng miếng dán, sau đó lấy miếng dán này ra khỏi túi và bóc lớp áp vào miếng dán và lưu ý đừng để tay bạn dính vào bề mặt của miếng dán. Tiếp đó, từ từ dán vào vùng da khô, sạch và không có lông.
  • Bạn có thể tùy ý dán miếng dán lên các vùng da như vùng bắp tay, lưng, mông bụng,... Nhưng chị em chú ý không nên dán ở những phần da nhạy cảm, đặc biệt không nên dán vào phần vú và những vùng da đang bị mẩn đỏ, kích ứng hay trầy xước.
  • Trước khi sử dụng phương pháp này chị em cũng lưu ý không nên sử dụng các loại kem, phấn hoặc những sản phẩm trang điểm, điều trị khác lên vùng da sẽ dán hoặc đang dán miếng dán này vì nó có thể làm giảm sự kết dính của miếng dán và giảm hiệu quả tránh thai.
  • Khoảng 3 tuần bạn nên thay miếng dán một lần. Đến tuần thứ tư, khi bạn không sử dụng miếng dán sẽ xuất hiện tình trạng kinh nguyệt. Sau khi kinh nguyệt kết thúc thì bạn tiếp tục sử dụng miếng dán mới theo những quy trình đã làm trước đó.
  • Để chắc chắn, trong lần đầu tiên, chị em nên sử dụng kèm theo một phương pháp tránh thai khác. Những lần sau đó, bạn sử dụng bình thường và không cần dùng thêm bất kỳ phương pháp tránh thai nào khác. Không nên tháo miếng dán khi bạn tắm rửa hay bơi lội hoặc trong một số công việc thường ngày.
MIẾNG DÁN TRÁNH THAI

IV. Những lưu ý khi dùng

Phusandanang lưu ý:

  • Không được dán miếng dán tránh thai lên vú, vùng da đang bị đỏ hoặc kích ứng, bị trầy xước
  • Không nên dán miếng dán tránh thai mới lên vị trí miếng dán tránh thai cũ để tránh hiện tượng kích ứng da.
  • Không nên trang điểm, sử dụng các loại kem bôi, sữa, phấn hoặc các sản phẩm khác lên vùng da đang dán miếng dán và vùng da sắp được dán miếng dán để tránh làm giảm tính kết dính của miếng dán tránh thai.
  • Không được dán miếng dán tránh thai lên vùng da bị bệnh da liễu vì nó có thể làm cho tình trạng bệnh nặng lên.
  • Khi sử dụng miếng dán tránh thai vẫn nên dùng thêm bao cao su để có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Để hạn chế khả năng mang thai, bạn nên áp dụng thêm một phương pháp phòng tránh thai trong khoảng 7 ngày kể từ lần đầu tiên sử dụng miếng dán này. Nếu dùng miếng dán vào ngày đầu tiên của chu kỳ thì bạn không cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai nào khác.
  • Những trường hợp muốn tránh thai sau khi sinh và nếu không bắt buộc cho con bú thì nên bắt đầu tránh thai với miếng dán tránh thai sớm nhất vào thời điểm 4 tuần sau sinh.
  • Khi đã dùng miếng dán tránh thai thì không sử dụng thuốc uống tránh thai.
  • Nếu sử dụng miếng dán mà bạn gặp phải hiện tượng rong huyết thì không nên quá lo ngại và vẫn nên tiếp tục sử dụng.
  • Có thể nói đây là phương pháp tránh thai mang lại hiệu quả cao và miếng dán này cũng dễ sử dụng, khi nội tiết tố nữ từ miếng dán được thẩm thấu qua da một cách tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kịp thời khắc phục hiệu quả nếu gặp phải tác dụng phụ.
  • Miếng dán tránh thai không thể ngăn ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục, do đó vẫn phải sử dụng thêm bao cao su để phòng ngừa các bệnh này.
  • Lần đầu tiên dùng miếng dán tránh thai phải dùng thêm một biện pháp tránh thai hỗ trợ khác trong 7 ngày để ngừa thai hiệu quả.
  • Nếu bắt đầu sử dụng miếng dán tránh thai vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt thì không cần sử dụng biện pháp tránh thai nào khác; nhưng nếu bắt đầu dán miếng dán tránh thai sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt thì cần áp dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ không phải là biện pháp nội tiết trong vòng 7 ngày liên tiếp.
  • Trường hợp cần tránh thai sau khi sinh, nếu không cho con bú thì có thể bắt đầu tránh thai bằng miếng dán tránh thai sớm nhất là 4 tuần sau khi sinh.
  • Không sử dụng đồng thời cả miếng dán tránh thai và thuốc uống tránh thai.
  • Nếu bị rong huyết khi đang sử dụng miếng dán tránh thai, vẫn nên tiếp tục sử dụng vì hiện tượng rong huyết do miếng dán tránh thai thường mất đi sau một vài chu kỳ kinh nguyệt. Còn nếu rong huyết kéo dài thì nên đi khám để xem xét các nguyên nhân khác.

V. Các câu hỏi thường gặp

1. Miếng dán tránh thai loại nào tốt?

Phusandanang lưu ý:

  • Trên thị trường có nhiều sản phẩm khác nhau để chị em lựa chọn. Bạn có thể tham khảo một số loại sau:
  • Miếng dán tránh thai Evra: Được đóng hộp 3 miếng, mỗi miếng dán sẽ có thành phần chủ yếu là norelgestromin 6 mg, ethinyl estradiol 600 mcg.
  • Miếng dán tránh thai Beige: Có kích thước 4,5 x 4,5cm , chị em có thể dán ở bụng, mông, lưng hoặc phần trên của cánh tay trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Miếng dán có tác dụng suốt trong 7 ngày.
  • Đặc biệt: Không dùng miếng dán cho phụ nữ có thai, bệnh nhân viêm tĩnh mạch, nghẽn mạch huyết khối, phụ nữ bị bệnh mạch vành, mạch máu não, người bị bệnh tim; người bị tăng huyết áp ≥ 160/100 mmHg, người bị tiểu đường, đau nửa đầu, ung thư vú, lạc nội mạc tử cung, bệnh lý về gan.

2. Trường hợp nào không dùng miếng dán tránh thai?

Phusandanang lưu ý:

  • Trường hợp có thai hoặc đang nghi ngờ có thai, mẹ đang cho con bú trong khoảng 6 tuần sau sinh.
  • Phụ nữ có bệnh lý hoặc có nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch, những người trên 35 tuổi, thường xuyên hút thuốc, hay những trường hợp bị tiểu đường,…
  • Một số trương hợp đang mắc bệnh về rối loạn đông máu, thuyên tắc phổi, thuyên tắc tĩnh mạch hay những người có bệnh lý van tim,...
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan như xơ gan, u gan.
  • Ung thư vú
  • Mắc bệnh về gan hoặc túi mật
  • Tiểu đường kèm theo biến chứng hoặc mắc bệnh tiểu đường hơn 20 năm.

Tóm lại, vừa rồi Phusandanang đã giải đáp miếng dán tránh thai là gì, công dụng và cách dùng của nó như thế nào. Có thể thấy miếng dán tránh thai là một biện pháp ngừa thai hiệu quả và không ảnh hưởng đến sự thăng hoa cảm xúc khi “yêu”. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra nhé.

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách:

  • Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện.
  • Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính.
  • Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây!

MIẾNG DÁN TRÁNH THAI