ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI: TÁC DỤNG, QUY TRÌNH ĐẶT & CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

· Hôn nhân - Tình dục

Đặt vòng tránh thai được các chuyên gia đánh giá là phương pháp tránh thai mang lại hiệu quả cao và có khả năng duy trì lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để thực hiện phương pháp này. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin, đặc biệt là ưu nhược điểm và đối tượng chống chỉ định trước khi quyết định có đặt vòng hay không. Cùng Phusandanang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tham khảo thêm: TOP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ

I. Đặt vòng tránh thai là gì? 

ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI

1. Giới thiệu chung

Phusandanang lưu ý:

  • Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ có nhiều loại như hình chữ T, hình chữ S… Thông dụng nhất hiện nay phải kể đến vòng hình chữ T và hình cánh cung... được người ta đặt vào lòng của tử cung để tránh mang thai ngoài ý muốn. Phương pháp này dễ sử dụng, có chi phí thấp và không hề khiến chị em khó chịu mà vẫn cho hiệu quả tránh thai lên đến 98 - 99% nên được rất nhiều người lựa chọn.  
  • Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, dụng cụ vòng tránh thai tương đối bền, dễ sử dụng, và không tốn kém. Vì thế, đây vẫn là phương pháp được nhiều phụ nữ Việt lựa chọn để thực hiện kế hoạch giá gia đình.

2. Tác dụng của vòng tránh thai

Phusandanang lưu ý:

  • Cản trở việc tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai. Đặt vòng tránh thai có hiệu quả khá cao và hoàn toàn không ảnh hưởng tới quá trình quan hệ tình dục của bạn.
  • Ngay sau khi đặt vòng cho tới thời hạn 5 năm vòng mới hết tác dụng vì vậy đây là biện pháp tránh thai lâu dài dành cho phụ nữ. Phương pháp này cũng khá dễ thực hiện, chi phí thấp. Hiện nay, tại các cơ sở y tế, đặt vòng thường được thực hiện miễn phí cho chị em phụ nữ.

3. Một số loại vòng tránh thai phổ biến

Phusandanang lưu ý:

  • Vòng làm bằng đồngVòng được làm từ một thân plastic có quấn các vòng đồng hoặc dây đồng. Với hiệu quả tránh thai có thể lên đến 10 năm với sự phóng thích liên tục của đồng vào buồng tử cung, điều này làm tăng các phản ứng viêm và có thể gây ra những cơn co tử cung găn chặn sự làm tổ của trứng. Một số vòng tránh thai bằng đồng như: (3)
  • Paragard
  • Paragard là một IUD không chứa hormone, cho hiệu quả tránh thai trên 99%. Sản phẩm này phát huy tác dụng theo cách khác bằng cách sử dụng một hoạt chất đơn – đồng – thay vì hormone.
  • Paragard được làm bằng nhựa mềm, dẻo, bọc trong một lớp đồng mỏng. Hoạt chất đồng trong Paragard có tác dụng ngăn tinh trùng tìm đến trứng và thụ tinh, đồng thời cũng có thể ngăn chặn quá trình làm tổ. Hoạt chất đồng trong Paragard đã được FDA phê duyệt trong hơn 30 năm và đã được chứng minh về mặt lâm sàng là an toàn và hiệu quả. Do Paragard 100% không chứa hormone, nên không ảnh hưởng đến chu kỳ tự nhiên của cơ thể hay chặn quá trình rụng trứng hàng tháng.
  • Multiload
  • Vòng tránh thai này có các cành ngang cong mềm, giúp cho vòng giữ được vị trí trong tử cung. Với nhiều kích cỡ và thiết kế mềm dẻo dễ đặt, vòng không gây tổn thương ở góc đáy và khó để rơi ra ngoài vì có nhiều răng cưa. Với vòng Multiload 375 hiệu quả tránh thai có thể kéo dài từ 5-6 năm.
  • Tcu 380A
  • Dụng cụ tử cung chứa đồng này có hiệu quả ngừa thai cao vì diện tích vòng đồng rộng, vị trí đồng ở cao, số lượng đồng ở cành ngang giúp cho đồng được phóng ra tới tận đáy tử cung, đảm bảo tốt cho sự ngừa thai, bên cạnh đó thiết kế giúp vòng đặt vào và lấy ra dễ dàng, hiệu quả ngừa thai cao đến 10 năm.
  • vòng tránh thai chứa đồng
  • Vòng tránh thai chứa đồng
  • Vòng tránh thai nội tiếtVòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do nồng đồn progesterone cao hơn nồng độ estrogen, tạo ra điều kiện không thuận lợi cho trứng thụ tinh không thể làm tổ ở niêm mạc tử cung. Một số vòng ngừa thai nội tiết như:
  • Mirena
  • Mirena được triển khai bởi The Population Council với Leiras Oy, được chấp thuận và được công bố năm 1990 tại Phần Lan. Mirena là dụng cụ tử cung được thiết kế với kỹ thuật đặt vào dễ dàng. Năm 2001 Cục Quản lý Dược Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận Mirena được đưa vào sử dụng, với hiệu quả sử dụng 5 năm. Về cấu tạo, Mirena là hệ thống phóng thích trong tử cung với khung polyethylene (phủ Barium cản quang) hình chữ T, chứa 52 mg levonorgestrel trong một gian chất polymethylsiloxane – levonorgestrel, giải phóng 20 mcg levenorgestrel mỗi ngày.
  • Mirena chứa levonorgestrel giúp khắc phục việc chảy máu kinh khi sử dụng dụng cụ tử cung (Goldstuck, 2014), hiệu quả cao, và dung nạp tốt, nhiều người lựa chọn sử dụng và hài lòng. Mirena cũng được cho là có thể làm giảm đau bụng kinh hay làm giảm các triệu chứng lạc nội mạc tử cung như đau vùng chậu, xuất huyết bất thường. Tuy nhiên giá thành của mirena khá cao so với mặt bằng chung.
  • Kyleena
  • Kyleena là dụng cụ tử cung chứa nội tiết, khi được đưa vào cơ thể sẽ từ từ tiết ra một loại hormone gọi là levonorgestrel. Vòng Kyleena giúp tránh thai theo cơ chế làm đặc dịch nhầy ở cổ tử cung, khiến cho tinh trùng khó di chuyển và giảm khả năng tinh trùng sống sót. Dụng cụ tử cung này cũng làm thay đổi phần niêm mạc tử cung để ngăn trứng đã thụ tinh có thể bám vào. Nếu trứng đã thụ tinh không thể bám vào tử cung thì cơ hội mang thai là rất thấp.
  • Liletta
  • Liletta là vòng tránh thai chứa nội tiết được làm từ nhựa mềm dẻo. Vòng Liletta giúp chị em tránh thai bằng cách tiết từ từ 52 mg progestin, levonorgestrel, vào tử cung trong khoảng thời gian ba năm. Liletta tiết ra khoảng 18,6 microgram mỗi ngày trong năm đầu tiên
  • Skyla
  • Tương tự như vòng tránh thai mirena, Skyla sau khi được đưa vào cơ thể cũng từ từ tiết hormone. Loại vòng ngừa thai này chứa 13,5 mg hormone progestin và levonorgestrel (LNG). Khi được đưa vào cơ thể, dụng cụ này sẽ tiết khoảng 14 mcg hormone mỗi ngày trong vòng 25 ngày đầu tiên. Sau đó, lượng nội tiết ở vòng này tiết ra giảm dần cho đến sau 3 năm, nó chỉ giải phóng khoảng 5 mcg levonorgestrel mỗi ngày nên vòng có thời hạn 3 năm.

II. Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai

Phusandanang lưu ý:

Để có tác dụng ngăn cản quá trình thụ thai diễn ra, vòng tránh thai được hoạt động dựa trên cơ chế như sau: 

  • Là màng ngăn: Nó chiếm một chỗ trong buồng tử cung để ngăn cho trứng đã được thụ tinh không thể có nơi làm tổ. Làm được điều ấy là do nó có khả năng tạo ra một môi trường không thuận lợi cho phôi nang hoặc không cho phôi nang có điều kiện tiếp cận và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ. 
  • Mang nhiệm vụ phá hủy phôi làm tổ: Bên trên bề mặt của vòng tránh thai có các tế bào bạch cầu giữ nhiệm vụ ngăn cản hoặc phá hủy phôi làm tổ và tống phôi đi ra khỏi buồng tử cung trong kỳ kinh. 
  • Tác động lên enzym tử cung: Những vòng tránh thai có gắn thêm đồng sẽ không cho phôi thai làm tổ ở tử cung bằng cách dùng ion đồng để tác động lên các enzym tham gia vào quá trình đục thủng và xâm nhập vào niêm mạc tử cung của phôi thai. Ngoài ra, các ion đồng còn được giải phóng mỗi ngày để làm thay đổi chất nhầy âm đạo và ngăn sự di chuyển của tinh trùng cho quá trình thụ thai không thể diễn ra. 
  • Tạo độ nhầy cho cổ tử cung: Những loại vòng tránh thai có hormone progesterone sẽ khiến cho chất nhầy ở cổ tử cung tăng độ quánh và vì thế tinh trùng khó xâm nhập vào tử cung để thụ thai được. 
ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI

III. Ưu nhược điểm của vòng tránh thai

1. Ưu điểm của vòng tránh thai

Phusandanang lưu ý:

  • Thời gian tránh thai lâu: Đặt vòng tránh thai được đánh giá là phương pháp ngừa thai có hiệu quả cao lên tới 97% và duy trì trong thời gian dài, trung bình từ 5 - 10 năm. Đặt vòng là phương pháp tối ưu đối với những cặp vợ chồng chưa muốn có con trong một thời gian dài hoặc những cặp vợ chồng trung niên không muốn sinh con và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. 
  • Có thể tháo ra dễ dàng: Nữ giới có thể tháo vòng đặt ra nếu như có nhu cầu sinh con. 
  • Thuận tiện: Sau thời gian “kiêng cữ” khi đặt vòng tránh thai, bạn sẽ không cảm thấy bất tiện, có thể quan hệ tình dục trở lại bình thường. Phương pháp đặt vòng còn giúp điều giảm đau bụng kinh và điều tiết kinh nguyệt. 
  • Phù hợp cho cả phụ nữ đang cho con bú: Phụ nữ đang cho bú vẫn có thể đặt vòng mà không lo lắng đến việc điều tiết lượng sữa và chăm con. 

2. Nhược điểm của vòng tránh thai

Phusandanang lưu ý:

  • Không có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Do đó, để đảm bảo tình dục an toàn, bạn vẫn nên cân nhắc đến việc sử dụng bao cao su hay các phương pháp khác tối ưu hơn. 
  • Có nguy cơ mang thai ngoài tử cung: Dù được đánh giá là phương pháp tránh thai hiệu quả, tuy nhiên, người đặt vòng vẫn có khả năng mang thai ngoài tử cung. Mặc dù tỷ lệ gặp là không cao nhưng đây cũng là điểm hạn chế của phương pháp. 
  • Tăng dịch tiết âm đạo: Điều này có thể khiến nhiều chị em cảm thấy khó chịu khi vùng kín không được khô thoáng. 
  • Gây tác dụng phụ: Đặt vòng có thể gây ra các tác dụng phụ nếu vòng đặt không hợp với cơ thể hoặc do tụt vòng. 
  • Mất vòng, rơi vòng: Dù hy hữu nhưng trường hợp mất vòng cũng có thể xảy ra với chị em. Nguyên nhân là do chị em đặt vòng quá sớm sau khi sinh con, tử cung chưa về lại trạng thái ban đầu, kết hợp với sự co bóp theo chu kỳ dễ khiến vòng tránh thai bị cuốn và đẩy ra bên ngoài.  

IV. Những đối tượng nào không nên sử dụng phương pháp này?

1. Đặt vòng tránh thai được chống chỉ định tuyệt đối trong các trường hợp sau:

Phusandanang lưu ý:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. 
  • Người mắc các bệnh về lây nhiễm qua đường tình dục, các bệnh lý ác tính đường sinh dục, bị viêm vùng chậu,… 
  • Người có tiền sử bị dị tật bẩm sinh tại tử cung hoặc u xơ tử cung. 
  • Nữ giới bị xuất huyết đường sinh dục chưa được chẩn đoán và điều trị. 
  • Người sau nạo hút, phá thai. 
  • Xuất huyết tử cung bất thường chưa rõ nguyên nhân. 
  • Bệnh ác tính đường sinh dục. 
  • Có dị tật bẩm sinh ở tử cung 
  • U xơ làm biến dạng lòng tử cung 
  • Chống chỉ định đặt vòng tránh thai phóng thích nội tiết trong trường hợp bị ung thư vú 
ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI

2. Đặt vòng tránh thai được chống chỉ định tương đối trong các trường hợp:

Phusandanang lưu ý:

  • Chưa có con cũng không nên đặt vòng tránh thai 
  • Người có tiền sử mang thai ngoài tử cung, tái tạo tai vòi. 
  • Mắc bệnh rối loạn đông máu. 
  • Mắc các bệnh về thần kinh gây khó khăn trong việc theo dõi vòng 
  • Mắc bệnh van tim. 
  • Lạc nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung
  • Bị sa sinh dục độ II, III.
  • Tiền sử dị ứng đồng, mắc bệnh Wilson hoặc bất thường trong hấp thu và chuyển hoá đồng 
ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI

V. Quy trình đặt vòng tránh thai

ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI

Phusandanang lưu ý:

Để việc đặt vòng tránh thai là an toàn và hiệu quả, chị em nên lựa chọn thực hiện tại các bệnh viên, cơ sở y tế uy tín, tuyệt đối không tự ý thức hiện. Các bước đặt vòng được tiến hành như sau: 

  • Bước 1: Trước khi đặt vòng, chị em nên tìm hiểu kỹ về phương pháp hoặc nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. 
  • Bước 2: Đặt vòng: Bác sĩ thực hiện phương pháp bằng cách chèn 2 ngón tay vào âm đạo, tay còn lại được đặt lên trên bụng của bệnh nhân để cảm nhận các cơ quan tại vùng chậu. Điều này giúp bác sĩ xác định được vị trí đặt vòng và kích thước tử cung để lựa chọn vòng tránh thai phù hợp. Bác sĩ mở âm đạo bằng mỏ vịt và tiến hành khử trùng làm sạch âm đạo, giảm nguy cơ viêm nhiễm. 
  • Bước 3: Đo chiều dài buồng tử cung bằng thước đo chuyên dụng. Vòng tránh thai được đưa vào vị trí đã xác định trước đó. Khi tới tử cung, vòng mở rộng và có hình chữ T. 
  • Bước 4: Sau khi đặt vòng tránh thai, nếu nhận thấy tình trạng ra máu âm đạo quá nhiều, bạn nên tiến hành thăm khám, chẩn đoán tình trạng. Đồng thời thực hiện theo các hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. 

VI. Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Phusandanang lưu ý:

Không phải đối tượng nào cũng thích hợp với phương pháp đặt vòng. Nếu không hợp, bạn sẽ phải các tình trạng như đau bụng dưới, đau lưng, mệt mỏi, ra máu âm đạo,… hoặc các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, tốt nhất hãy thực hiện thăm khám phụ khoa và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định đặt vòng.

  • Hạn chế vận động mạnh: Sau khi thực hiện đặt vòng, bạn cần hạn chế việc thực hiện các vận động mạnh như bê, vác, không thụt rửa âm đạo nhiều lần, không quan hệ tình dục,… để đánh trường hợp tụt, lệch vòng. Không quan hệ tình dục ít nhất từ 7 - 10 sau đặt. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Sau khi đã đặt vòng tránh thai xong cần nằm nghỉ tại chỗ 5 - 10 phút. 
  • Tránh quan hệ: 14 ngày đầu sau khi đặt vòng, để vòng không bị sai vị trí cần tránh quan hệ tình dục, hạn chế đi lại nhiều.  
  • Nên kiểm tra định kỳ: 1 - 3 tháng sau khi đặt vòng tránh thai cần đi kiểm tra lại xem vòng có lệch vị trí không. 
  • Tránh đặt vòng khi đang viêm nhiễm phụ khoa: Không đặt vòng trong thời gian bị viêm nhiễm và các bệnh lý truyền nhiễm đường sinh dục.
  • Đến các cơ sở y tế nếu có dấu hiệu bất thường: Sau khi đặt vòng, nếu nhận thấy các triệu chứng viêm nhiễm như dịch âm đạo có màu bất thường, mùi hôi, âm đạo ngứa ngáy, ra máu nhiều ở âm đạo,… cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. 
  • Một số ít trường hợp đặt vòng tránh thai bị viêm phần phụ, tổn thương tử cung,... Vì thế sau khi sử dụng phương pháp này cần phải kiểm tra vòng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Ngoài ra, nếu bị đau bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục, nghi ngờ vòng tuột, khí hư có mùi khó chịu, rong kinh, nghi ngờ có thai,... thì nên sớm đến gặp bác sĩ. 

VII. Các loại vòng tránh thai phổ biến hiện nay

1. Vòng tránh thai chữ T

Phusandanang lưu ý:

  • Là loại dụng cụ tử cung có hình dạng hình chữ T được đặt vào tử cung để ngăn ngừa quá trình thụ tinh của tinh trùng với trứng. Đây cũng là loại vòng tránh thai được sử dụng thông dụng nhất trong đặt vòng tránh thai hiện nay, vòng có hình chữ T và hình cánh cung, có quấn đồng. Đuôi vòng có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2 - 3 cm để giúp bạn có thể kiểm tra xem vòng còn ở đúng vị trí hay không. 

a. Ưu điểm

Phusandanang lưu ý:

  • Thời gian tác dụng của vòng tránh thai chữ T sẽ tùy thuộc vào từng loại vòng. Với vòng Tcu 380, hiệu quả tránh thai là 8 - 10 năm, còn với loại vòng Multiload hiệu quả là 5 - 6 năm. Những ngày mới đặt, chị em phụ nữ có thể cảm thấy hơi vướng víu chút ít, nhưng dần dần khi quen, cảm giác ấy cũng sẽ qua mau. 
  • Ngoài tác dụng tránh thai, đặt vòng tránh thai chữ T còn giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt nhiều, giúp giảm tình trạng đau bụng kinh. 
  • So với các loại vòng tránh thai khác, việc đặt vòng tránh thai hình chữ T sẽ có khả năng hạn chế được nguy cơ bị viêm vòi trứng. 
  • Ngoài ra, biện pháp đặt vòng tránh thai cũng là cách để giúp cho quan hệ vợ chồng được “thật” hơn so với các phương pháp khác như dùng bao cao su. 

b. Nhược điểm

Phusandanang lưu ý:

  • Khi mới đặt vòng tránh thai, chị em có thể cảm thấy đau bụng, vướng víu, ra máu. 
  • Vòng tránh thai có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em khiến thời gian kinh nguyệt dài hơn, ra máu nhiều hơn, nữ giới đau bụng nhiều hơn trong chu kỳ... 
  • Một số người có triệu chứng ra khí hư bất thường và số lượng nhiều. 
  • Ngoài ra, có một số tác dụng phụ có thể gặp như đau đầu, nổi mụn trứng cá, đau lưng... 
ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI

2. Vòng tránh thai nội tiết

Phusandanang lưu ý:

  • Hiện nay, so với vòng tránh thai thông thường, vòng tránh thai nội tiết có progestin được phóng thích đều đặn tạo nên hiệu quả tránh thai cao hơn. 

a. Ưu điểm

Phusandanang lưu ý:

  • Ưu điểm đầu tiên là đặt vòng tránh thai nội tiết cho hiệu quả cao đến 98 – 99%, phát huy tác dụng ngừa thai ngay lập tức và hiệu quả lâu dài từ 5 – 10 năm. 
  • Biện pháp đặt vòng tránh thai nội tiết rất an toàn, không làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh sản, chị em phụ nữ có thể lấy vòng ra bất cứ lúc nào để mang thai, sinh nở khi có nhu cầu. 
  • Vòng tránh thai nội tiết cũng có thể làm giảm đau bụng kinh hay các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung như đau vùng chậu, xuất huyết bất thường. 
  • Mirena ngoài tác dụng ngừa thai còn được coi như là một phương pháp điều trị hiệu quả những trường hợp rong kinh cơ năng liên quan đến nội tiết, và những trường hợp rong kinh do u xơ tử cung, hay lạc nội mạc tử cung. 

b. Nhược điểm

Phusandanang lưu ý:

  • Tuy nhiên nhược điểm của vòng tránh thai nội tiết là giá khá cao so với mặt bằng chung. 
  • Vòng tránh thai nội tiết có thể gây một số tác dụng phụ: nhức đầu, buồn nôn, đau tức ngực, nổi mụn trứng cá... Các triệu chứng sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết chỉ thoáng qua và không có gì đáng lo lắng. 
ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI

VIII. Những câu hỏi thường gặp về vòng tránh thai

1. Thời điểm nào thích hợp để đặt vòng tránh thai?

Phusandanang lưu ý:

  • Thời điểm thích hợp nhất để chị em đặt vòng tránh thai là sau khi sạch kinh và chưa thực hiện quan hệ tình dục. Lúc này, cổ tư cung chỉ hơi hé, quá trình đặt vòng trở nên dễ dàng hơn, đồng thời giảm bớt cảm giác đau và máu ra ít hơn sau đặt. 
  • Đối với phụ nữ sau sinh thường, thời điểm đặt vòng thường là sau 6 tuần. Với sản phụ sinh mổ, thời gian đặt vòng là muộn hơn, tối thiểu là 3 tháng bởi sau sinh, bởi cổ cung cần có một thời gian nhất định để lành lại.    

2. Những biến chứng nào có thể gặp phải khi đặt vòng tránh thai?

Phusandanang lưu ý:

  • Vòng tránh thai được đưa vào tử cung thông sau khi đi qua nhiều bộ phận sinh dục, điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.   
  • Sau khi đặt vòng, chị em có thể gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố với các biểu hiện như căng tức ngực, chậm hoặc thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, tâm lý bất thường, xuất hiện nám da,…   
  • Thông thường, tình trạng xuất hiện âm đạo sẽ diễn ra trong khoảng 4 - 6 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp có thể kéo dài đến hơn 1 tuần. 

3. Đã đặt vòng rồi mà vẫn có thai là do nguyên nhân nào?

Phusandanang lưu ý:

Theo các bác sĩ sản khoa, không có biện pháp tránh thai nào là đảm bảo tuyệt đối. Với phương pháp đặt vòng tránh thai, một vài trường hợp vẫn có thai ngoài ý muốn, nguyên nhân là do:

  • Bạn làm rơi vòng tử cung ra ngoài mà không hề biết, đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng có thai ngoài ý muốn dù đã đặt vòng.  
  • Lớp nội mạc của tử cung không thể thích ứng được với vòng tránh thai.  
  • Vòng bị biến dạng làm mất hiệu quả tránh thai. 
  • Vòng tránh thai đã quá hạn sử dụng mà bạn không hề biết.  
  • Vòng nằm ở vị trí thấp và quá gần cổ tử cung do đó khôngthể khống chế được quá trình đưa phôi hay sự phát triển trong tử cung.  
  • Với vòng tránh thai nội tiết thì có thể cần đến 7 ngày để bắt đầu hoạt động một cách có hiệu quả. Do đó, trong thời gian này nếu quan hệ tình dục mà không sử dụng thêm những phương pháp hỗ trợ khác thì khả năng dính bầu vẫn có thể xảy ra.  

4. Tại sao lại phải kiêng quan hệ tình dục sau đặt vòng tránh thai?

Phusandanang lưu ý:

  • Thời gian đầu khi vừa đặt vòng tránh thai xong, chiếc vòng cần một thời gian ngắn để bám và ổn định vị trí. Trong thời gian này, nếu làm việc nặng, thụt rửa sâu vào âm đạo, có quan hệ vợ chồng thì khả năng cao sẽ bị tổn thương tử cung dẫn đến viêm nhiễm; khiến vòng tránh thai lạc khỏi vị trí ban đầu gây mất hiệu quả tránh thai. Do trong quá trình đặt vòng, có thể xảy ra một số tổn thương nhẹ tại âm đạo, tử cung cần thời gian để lành lại.

5. Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng đến quan hệ tình dục hay không?

Phusandanang lưu ý:

  • Có hai loại vòng tránh thai là vòng tránh thông có nội tiết tố và vòng tránh thai nội tiết tố, không loại nào có ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của bạn hoặc cảm giác của bạn khi quan hệ. Đặt vòng tránh thai trong khoang tử cung, bạn không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận nó, vì vậy nó không có tác động tiêu cực đến đời sống tình dục của bạn.
  • Việc đặt vòng tránh thai không hề ảnh hưởng tới chuyện quan hệ vợ chồng, cũng không làm mất cảm giác lên đỉnh khi quan hệ. Các cặp đôi có thể thoải mái lựa chọn các tư thế mà mình thích, thâm nhập mạnh hay nhẹ tùy ý. Tuy nhiên, sau đặt vòng tránh thai, nếu có quan hệ thì hãy bắt đầu một cách từ từ để kiểm tra sự hồi phục tổn thương tại vùng âm đạo và tử cung, và vị trí của vòng tránh thai được đặt đúng chưa. Nên tránh các tư thế quan hệ mà dương vật có thể thâm nhập vào sâu trong âm đạo.
  • Có nhiều trường hợp sau khi đặt vòng tránh thai quan hệ sẽ bị đau, thậm chí là gây chảy máu. Lý do là sợi đuôi vòng quá cứng hoặc còn quá dài nên xuyên vào lớp niêm mạc tử cung; hoặc chiếc vòng đã bị lệch khỏi vị trí chính xác ban đầu. Trong trường hợp này, người phụ nữ nên đi khám ngay lập tức để được bác sĩ phát hiện nguyên nhân chính xác và có các điều chỉnh cần thiết.
  • Ngoài ra, người chồng/bạn tình của bạn không thể cảm nhận được sự tồn tại của vòng tránh thai, miễn là vòng tránh thai của bạn được đặt đúng vị trí. Bạn có thể yên tâm vì vòng tránh thai được thiết kế siêu mỏng và hầu như không đáng chú ý, thậm chí còn mềm dần theo thời gian.

6. Vòng tránh thai có gây đau hay chảy máu khi quan hệ không?

Phusandanang lưu ý:

  • Nhiễm trùng vùng chậuCó rất ít khả năng bị nhiễm trùng vùng chậu trong 20 ngày đầu tiên sau khi đặt vòng. Tuy nhiên, bạn có thể được khuyên kiểm tra xem có bị nhiễm trùng hay không trước khi đặt thực hiện đưa vòng vào tử cung. Bạn nên gặp bác sĩ phụ khoa nếu đã đặt vòng tránh thai và có một số dấu hiệu như bị đau hoặc căng ở bụng dưới, sốt, có tiết dịch âm đạo bất thường, hoặc dịch âm đạo có mùi.
  • Viêm âm đạo do nấmĐây là một bệnh nhiễm trùng nấm phổ biến ở nam và nữ. Đối với nữ giới có thể có khả năng bị viêm và tái phát nhiều lần. Các triệu chứng viêm âm đạo do nấm ở phụ nữ như tăng tiết dịch âm đạo có lợn cợn trắng, ngứa và kích ứng xung quanh âm đạo, đau và châm chích khi quan hệ tình dục hoặc khi bạn đi tiểu.
  • Tổn thương cổ tử cungTrong một số trường hợp hiếm hoi, vòng ngừa thai có thể gây tổn thương ở tử cung khi đưa vào, điều này có thể gây đau. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu ở vùng kín để được bác sĩ kiểm tra về cổ tử cung cũng như vị trí của vòng đặt.
  • Mang thai ngoài tử cungBạn rất khó có thai khi đặt vòng tránh thai. Nhưng vẫn có trường hợp phụ nữ sau khi đặt vòng vẫn có thai. Nếu điều này  xảy ra sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, nhiễm trùng, chuyển dạ và sinh sớm. Vòng tránh thai cũng khiến bạn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung. Nên đi khám nếu bạn cho rằng mình có thể mang thai, hoặc khi bị đau bụng hoặc chảy máu âm đạo.

7. Vòng ngừa thai có gây đau cho chồng không?

Phusandanang lưu ý:

  • Khi đặt vòng tránh thai, khả năng vòng làm tổn thương hoặc gây đau cho người chồng là rất thấp. 
  • Nếu người chồng có phát hiện có sợi dây chọc vào dương vật, hãy khẳng định việc này không gây nguy hiểm. Vòng tránh thai được đặt sâu bên trong tử cung, chỉ có phần dây (mềm và kích thước ngắn khoảng 2-2.5cm) thò ra bên ngoài cổ tử cung nhằm mục đích kiểm soát khi thăm khám và hỗ trợ tháo vòng dễ dàng khi không sử dụng nữa.
  • Nếu chồng có than phiền vì đau hoặc khó chịu với dây, chị em có thể tái khám để được bác sĩ kiểm tra lại và cắt bớt dây. Sau cắt dây, nếu vòng vẫn gây ảnh hưởng đến việc quan hệ của hai vợ chồng, chị em có thể cân nhắc tháo vòng và lựa chọn biện pháp ngừa thai khác.

8. Nguy cơ vòng bị tụt ra ngoài khi quan hệ

Phusandanang lưu ý:

  • Đặt vòng tránh thai quan hệ mạnh có sao không, vòng có tụt ra ngoài hay không là thắc mắc của nhiều người. Bác sĩ Hồ Thị Khánh Quyên chia sẻ, mặc dù vòng tránh thai được đặt cẩn thận sâu bên trong tử cung, không gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống vợ chồng nhưng nếu quan hệ mạnh bạo sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng và có thể làm vòng tránh thai bị xê lệch hoặc bị tut ra ngoài.
  • Trong vài tháng đầu sau khi đặt vòng tránh thai, tỷ lệ tụt vòng là rất cao bởi lúc này vòng chưa bám cố định vào tử cung, khi đến chu kỳ kinh nguyệt cổ tử cung mở rộng sẽ khiến vòng dễ bị tụt. Do đó, nếu quan hệ mạnh bạo trong thời gian này có thể khiến vòng bị tụt khỏi vị trí ban đầu, thậm chí rơi ra bên ngoài, ảnh hưởng đến hiệu quả ngừa thai.

9. Đặt vòng tránh thai có đau không?

Phusandanang lưu ý:

  • Phần lớn đều cho răng khi đặt vòng tránh thai chỉ có một chút nhói diễn ra trong lúc đặt vòng, cơn đau sẽ ít hơn và chấm dứt sau khi kết thúc.
  • Quy trình đặt vòng diễn ra khá nhanh chỉ khoảng 15 phút, không đau, đơn giản, nhẹ nhàng.
  • Để kiểm soát tốt, khuyến khích chị em nên đến các cơ sở ý tế uy tín để được khám trước khi đặt vòng.
  • Cũng tương tự như lúc đặt vòng, tháo vòng tránh thai cũng chỉ gây ra cảm giác đau nhẹ như lúc đặt vòng và quá trình tháo vòng cũng khá đơn giản, diễn ra nhanh chóng.
  • Vì vậy, nếu các chị em đang muốn đặt vòng hay tháo vòng tránh thai nhưng vẫn lo sợ về cơn đau thì có thể trao đổi cùng bác sĩ để tìm ra được giải pháp giảm đau phù hợp.
  • Như vậy, đặt vòng có đau không phụ thuộc vào mỗi người.

10. Đặt vòng tránh thai hết bao nhiêu tiền?

Phusandanang lưu ý:

  • Đặt vòng tránh thai là phương pháp phòng ngừa thai không chỉ hiệu quả cao mà còn ít tốn kém. Theo các bác sĩ, dụng cụ tử cung khá bền, dễ sử dụng, chi phí thấp.
  • Hiện nay, tại các cơ sở có chương trình dân số – kế hoạch hóa gia đình thì việc đặt vòng tránh thai, khám vòng, cấp thuốc hoặc kiểm tra đều được miễn phí.
  • Thông thường, chi phí cho một lần đặt vòng tránh thai từ 300.000 đến 600.000 ngàn đồng. Tuy nhiên giá cả có thể khác nhau tùy theo địa điểm, cơ sở y tế hoặc loại vòng tránh thai mà bạn chọn. Để chính xác về chi phí đặt vòng vui lòng liên hệ 1900 8083 để được tư vấn miễn phí.
  • Lưu ý: Bạn đừng quá bận tâm về vấn đề chi phí đặt vòng bao nhiêu mà cần quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Địa chỉ khám uy tín để tránh những biến chứng, nhiễm trùng sau khi đặt vòng.

Tóm lại, đặt vòng tránh thai là phương pháp được nhiều phụ nữ ưu tiên lựa chọn để phòng ngừa mang thai hiện nay. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định thì chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đồng thời phải thực hiện đặt vòng ở các cơ sở uy tín hoặc bệnh viện lớn để đảm bảo an toàn cho chính bản thân. Phusandanang mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với các chị em phụ nữ muốn tránh thai bằng phương pháp đặt vòng.

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách: 

  • Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện. 
  • Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính. 
  • Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây! 

ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI