VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA TRONG THAI KỲ: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU & PHÒNG NGỪA

· Thời kỳ mang thai,Sức khoẻ - Phòng ngừa bệnh

Bên cạnh bài viết Ung thư cổ tử cung, Viêm nhiễm phụ khoa (viêm âm đạo) là cũng là một loại bệnh lý thường xảy ra ở 10-20% thai phụ và có thể xuất hiện ở bất cứ thời gian nào trong thời kì mang thai. Bệnh lý này không những gây mùi hôi, ngứa ở vùng kín mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ và tâm lý của mẹ bầu cũng như là thai nhi. Vây, làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai? Hãy cùng phusandanang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai?

Phusandanang lưu ý:

  • Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai là do lượng nội tiết tố trong cơ thể thai phụ tăng cao, đồng thời chức năng thận giảm, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển. 
  • Nếu không được điều trị kịp thời, viêm phụ khoa khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
broken image

II. Các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Phusandanang lưu ý:

  • Ngứa ở vùng âm đạo
  • Đau rát khi đi tiểu
  • Sưng và rộp đỏ ở vùng âm đạo
  • Dịch  âm đạo tiết ra chất nhầy màu trắng và có mùi rất khó chịu
  • Đau và không thoải mái khi quan hệ
broken image

III. Tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ

1. Vi khuẩn Chlamydia

1. Vi khuẩn Chlamydia

Phusandanang lưu ý:

  • Đây là vi khuẩn nội tế bào do không có khả năng tổng hợp các hợp chất có năng lượng phân tử cao (ATP và GTP). 
  • Vi khuẩn này có chu kì nhân lên khác thường. Chu kỳ kế tiếp nhau với hai hình thái rất đặc biệt để đáp ứng với đời sống nội tế bào và ngoại tế bào. 
  • Chu kỳ nhân lên của vi khuẩn chlamydia khoảng 48 - 72 giờ, tế bào bị phá hủy và giải phóng ra thể cơ bản nhiễm trùng. 
  • Mặc dù triệu chứng của bệnh nhiễm Chlamydia thường nhẹ hoặc không hiện diện, tuy nhiên nó là nguyên nhân gây ra những biến chứng nghiêm trọng đặc biệt là vô sinh ở cả nam giới và nữ giới.

2. Lậu cầu khuẩn

2. Lậu cầu khuẩn.

Phusandanang lưu ý:

  • Đây cũng là một nguyên nhân gây viêm ngứa phụ khoa khi mang thai có mức độ nguy hiểm cao. 
  • Nếu thời gian ủ bệnh kéo dài, người mẹ sẽ gặp các triệu chứng như: tiểu gắt, nước tiểu đục kèm theo mủ, ra nhiều huyết trắng nặng mùi và đau vùng bụng dưới. 
  • Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tác động xấu đến thai nhi: nguy cơ sinh non tăng lên 8%, gây viêm màng ối, vỡ ối, trẻ sinh ra nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai. 
  • Bên cạnh đó, vi khuẩn lậu dễ lây nhiễm cho bé trong quá trình sinh thường qua ngã âm đạo. 
  • Vi khuẩn từ chất dịch tiết ra ở đường sinh dục của người mẹ xâm nhập vào mắt của trẻ sơ sinh, gây nên tình trạng viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh. 
  • Do đó, từ ngày thứ 2 sau sinh, mắt của bé sẽ bị sung huyết, có nhiều mủ vàng, gây giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.

3. Nấm candida

Nấm candida.

Phusandanang lưu ý:

  • Nấm Candida thường cư trứ bên trong âm đạo, chúng hoàn toàn vô hại khi môi trường giữ ở mức cân bằng. 
  • Tuy nhiên, trong thời gian thai nghén sự tăng giảm nội tiết tố đột ngột làm thay đổi độ pH vùng âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi và phát triển
  • Việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai do nấm Candida thường rất dễ dàng nhưng bệnh lại rất hay tái đi tái lại nhiều lần. Chính vì thế, mẹ bầu cũng nên cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi sinh con nhằm tránh lây cho bé trong quá trình sinh nở.
  • Với trường hợp mẹ vẫn mắc bệnh thì khi sinh con qua âm đạo nấm có thể dính vào niêm mạc miệng gây đen miệng hoặc viêm da do nấm. 
  • Nguy hiểm hơn nữa là bé bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sinh non, sức đề kháng yếu có thể sẽ bị viêm phổi do nấm.

4. Trichomonas 

Phusandanang lưu ý:

  • Đây là một trong những tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo qua đường tình dục diễn ra phổ biến do ký sinh trùng gây ra. 
  • Khoảng 70% người nhiễm bệnh không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. 
  • Khi nhiễm trichomonas gây ra các triệu chứng, chúng có thể dao động từ kích ứng nhẹ đến viêm nặng. 
  • Thời gian bắt đầu có triệu chứng kéo dài từ 5 đến 28 ngày sau khi bị nhiễm trichomonas.
  • Bệnh lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc giữa bộ phận sinh dục trong khi quan hệ tình dục. 
  • Các triệu chứng ở phụ nữ bao gồm: Dịch tiết âm đạo có mùi hôi và dịch có thể có màu trắng, xám, vàng hoặc xanh lục. Đỏ ở bộ phận sinh dục, nóng rát và ngứa. Đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục
Trichomonas

IV. Các thói quen làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn phụ khoa khi mang thai

1. Stress

Phusandanang lưu ý:

  • Trong quá trình mang thai, khi nội tiết tố của người phụ nữ mang thai thay đổi sẽ có tình trạng stress nhẹ, do đó những loạn khuẩn trong âm đạo và những tác nhân trên sẽ gây ra tình trạng viêm âm đạo trong thai kỳ. 
  • Những bà bầu bị stress sẽ có thể kèm theo những biểu hiện như đau ngực, đau tim, đau đầu, rối loạn nhịp thở, tim đập nhanh, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, giảm thị lực.  Ảnh hưởng đến thần kinh, tính cách.
  • Phụ nữ mang thai bị stress dễ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, hay quên, không tập trung. 
  • Hơn nữa, họ thường lo lắng quá mức, sợ hãi, đôi khi có cảm giác thất vọng về bản thân, giận dữ, khóc nhiều hơn vì cảm giác quá mệt mỏi. 
  • Đặc biệt hơn, nhiều trường hợp thai phụ thường muốn thu mình lại, ngại giao tiếp xã hội. 
  • Nếu sức khỏe của người mẹ tốt thì đương nhiên, thai nhi cũng được phát triển tốt và ngược lại.
  •  Khi mẹ bầu có tâm lý không vững vàng, stress thường xuyên thì bé sẽ không được phát triển khỏe mạnh. 

 2. Một số cách phòng tránh stress khi mang bầu

Phusandanang lưu ý:

  • Mẹ bầu nên uống cân bằng dưỡng chất, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya nhằm đảm bảo sức khỏe.
  • Chuẩn bị những kiến thức tốt nhất để chăm sóc thai nhi, đảm bảo một chế độ tốt nhất cho thai nhi phát triển. 
  • Mẹ bầu có thể tìm hiểu kiến thức về thai nghén thông qua các cuốn sách hoặc tham khảo thông tin trên những website về sức khỏe bà bầu, hay cũng có thể chia sẻ với những người đã có kinh nghiệm để giúp bạn vững vàng tâm lý hơn nếu có rắc rối xảy ra trong thai kỳ.
  • Mẹ bầu có thể vận động nhẹ nhàng để thư giãn, giúp tinh thần ổn định và tăng cường sức khỏe. Bạn có thể chọn yoga, thiền, hoặc đi bộ nhẹ nhàng,…
  • Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh còn có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, từ khi mang thai đến lúc chào đời.
 2. Một số cách phòng tránh stress khi mang bầu

3. Thuốc kháng sinh

Phusandanang lưu ý:

  • Khi có tình trạng quá khó chịu trong vùng âm đạo, các mẹ bầu không biết và tự ý sử dụng thuốc kháng sinh.
  •  Vô tình thuốc kháng sinh này đã diệt đi những con vi khuẩn tốt trong âm đạo và làm bùng lên những con vi khuẩn có hại gây viêm âm đạo trong thai kì. 

3.1 Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh trong thai kỳ khi dùng sai cách đối với mẹ và bé

Phusandanang lưu ý:

  • Nguy hiểm nhất chính là giai đoạn 3 tháng đầu, các bộ phận của cơ thể trẻ được hình thành, do đó việc sử dụng thuốc kháng sinh sai cách dễ gây ra khuyết tật hay dị dạng thai nhi. Vì vậy, nếu không có chỉ định của bác sĩ, trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Từ tháng thứ tư trở đi, khi sử dụng một số loại kháng sinh có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ như sử dụng Tetracylin ảnh đến mô xương và răng; sử dụng phenicol gây suy tủy, giảm bạch cầu; sử dụng kháng sinh thuộc họ Aminosid, Streptomycin có thể ảnh hưởng đến thính giác và thận của trẻ. 

3.2 Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian mang thai?

Phusandanang lưu ý:

  • Khi bắt buộc phải sử dụng thuốc thì tốt nhất là đến thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa. Chỉ có bác sỹ mới có thể cân nhắc giữa lợi ích của sức khỏe người mẹ và mức độ ảnh hưởng đến bào thai để lựa chọn chủng loại thuốc cho phù hợp. 
  • Đặc biệt, khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy thuốc, uống đúng liều lượng và đủ thời gian. 
  • Ngoài ra để chủ động bảo vệ sức khỏe của thai nhi, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng không nên sử dụng thuốc trong nửa cuối của chu kì kinh nguyệt vì một số thuốc có tính tích lũy và đào thải chậm sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của bào thai. 
3.2 Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian mang thai?

4. Vệ sinh không đúng cách

Phusandanang lưu ý:

  • Trong thời gian mang thai, "vùng kín" của mẹ bầu sẽ có rất nhiều thay đổi mà nếu không vệ sinh đúng cách sẽ gây bệnh nguy hiểm. 
  • Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên có thể gây mùi hôi khó chịu, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng phát triển, gây ra viêm nhiễm, ngứa tại chỗ hoặc có thể lan rộng đến âm đạo, tử cung, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng mẹ. 
  • Vì vậy, bạn cần biết cách chăm sóc và bảo vệ "vùng kín" của mình trong thời gian mang thai.

V. Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng đến tình trạng mẹ bầu và thai nhi thế nào

Phusandanang lưu ý:

  • Gây sẩy thai
  • Kích thích chuyển dạ gây sinh non, ối vỡ non
  • Các bệnh lây lan qua đường tình dục có thể lây sang cho thai nhi (HIV, Herpes, Viêm gan, Giang mai…)
  • Gây nhiễm trùng sơ sinh
  • Gây hại cho mẹ và thai nhi khi sử dụng thuốc điều trị không đúng cách 

VI. Cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

1. Đặt thuốc (Nên đặt vào buổi tối sau khi đi tiểu) 

Phusandanang lưu ý:

  • Rửa tay, lau khô vùng kín sau đó dùng găng tay vô khuẩn hoặc bao cao su đẩy viên thuốc vào sâu trong âm đạo để thuốc phát huy tác dụng
  •  Đây là phương pháp mẹ có thể thực hiện tại nhà, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, chị em nên đến cơ sở thăm khám để được tư vấn chính xác và hướng dẫn kỹ lưỡng hơn.

2. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Phusandanang lưu ý:

  • Vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày bằng nước sạch hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh, lau khô tránh ẩm ướt. 
  • Khi rửa nên chú ý các kẽ và mép của âm đạo, không được thụt rửa nước hay xà phòng vào sâu bên trong vùng kín
  • Thay quần áo khi ướt (do ngấm nước hoặc đổ mồ hôi)
  • Quần lót sau khi thay nên giặt ngay và phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt vi khuẩn.
  • Không lạm dụng nước rửa bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có thể làm mất cân bằng môi trường âm đạo, làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển
  • Hạn chế dùng băng vệ sinh hằng ngày thường xuyên nhất là loại băng vệ sinh có mùi thơm. Đối với ngày đèn đỏ, với băng vệ sinh thông thường nên chú ý thay băng thường xuyên 4 giờ/lần, mỗi lần thay rửa cần lau khô vùng kín. Với Tampon (loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo) nên thay sau 2 giờ/lần. Tampon nên sử dụng trong những ngày kinh đầu tiên.

VII. Mẹ bầu bị viêm phụ khoa phải làm sao?

Phusandanang lưu ý:

  • Các chuyên gia khuyến cáo khi có dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai, chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh các ảnh hưởng xấu có thể xảy ra. 
  • Theo đó, sau khi thăm hỏi, kiểm tra bộ phận sinh dục và thực hiện một số các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ mới có thể nắm bắt được nguyên nhân, mức độ bệnh, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp. Chị em cũng yên tâm vì các phương pháp điều trị bệnh được bác sĩ áp dụng sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.
  • Đa phần, cách điều trị viêm phụ khoa khi mang thai là dùng thuốc kháng sinh dạng uống và dạng đặt âm đạo để có thể giảm viêm tại chỗ nhanh chóng đồng thời tiêu diệt nhanh chóng vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bà bầu áp dụng một số phương pháp điều trị viêm phụ khoa dân gian. Tuy nhiên, những cách này cần phải được thực hiện kỹ lưỡng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

VIII. Một số lưu ý khi điều trị viêm phụ khoa ở bà bầu

Phusandanang lưu ý: Để việc điều trị diễn ra suôn sẻ, bên cạnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, thai phụ cần chú ý các vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh vì sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, không thụt rửa âm đạo quá sâu hoặc sử dụng các dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh.
  • Không mặc quần bó sát dễ tạo điều kiện cho môi trường vi khuẩn phát triển.
  • Không sử dụng rượu bia, đồ cay nóng, đồ lạnh và các chất kích thích khác có hại cho sức khỏe.
  • Đi lại vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng, giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất  cần thiết cho cơ thể.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bản thân xuất hiện các vấn đề bất thường trong quá trình điều trị.

IX. Câu hỏi thường gặp

Viên đặt âm đạo trị bệnh phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi?

Phusandanang lưu ý:

  • Việc dùng thuốc ở phụ nữ có thai, nhất là trong những tháng đầu tiên là hết sức quan trọng. Hầu hết các thuốc bà bầu dùng trong thai kỳ, dù theo đường tiêm, đường uống, đường đặt (dưới lưỡi, viên đặt trong âm đạo, trong hậu môn), xịt họng hay nhỏ mũi... thậm chí thuốc bôi ngoài da... cũng đều có thể theo máu mẹ vào thai nhi qua hệ tuần hoàn thai, vì thế có rất nhiều thứ thuốc có thể gây độc cho thai nhi.
  • Cụ thể hơn, nếu người phụ nữ bị viêm âm đạo trong quá trình mang thai thì tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ bắt buộc phải kê đơn thuốc dùng cho thai phụ. Loại thuốc đặt âm đạo mà bác sĩ kê đơn thường được phối hợp giữa 3 loại thuốc kháng sinh và kháng nấm là: Neomycin, Nystatin và Polymyxin B, cho tác dụng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hay tạp khuẩn. Với loại viên đặt âm đạo này, bà bầu có thể yên tâm sử dụng trong thời kỳ mang thai mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
  • Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thời điểm này khá nhạy cảm vì vậy mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Đôi khi một số loại thuốc chỉ làm tình trạng bệnh hết tạm thời và tái đi tái lại nhiều lần, nguy hiểm hơn sẽ tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi.

X. Thực hiện tầm soát bệnh phụ khoa định kỳ trong thời gian mang thai tại phòng khám sản phụ khoa Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách:

1. Các dịch vụ thăm khám trong thời gian thai kỳ đang được triển khai tại phòng khám Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc

Phusandanang lưu ý:

  • Khám và theo dõi thai
  • Khám và, tư vấn và điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh lý phụ khoa như u buồng trứng, u xơ tử cung, sa sinh dục…
  • Khám, tư vấn và điều trị các rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh
  • Tầm soát ung thư cổ tử cung. Thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung theo phương pháp thinprep pap’s test, soi tươi dịch âm đạo, soi cổ tử cung và xét nghiệm định tuýp HPV. Đây là những phương pháp tiên tiến và cho kết quả tầm soát cao nhất đối với bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Soi, đốt cổ tử cung
  • Bấm sinh thiết cổ tử cung

2. Lý do nên chọn phòng khám bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc

Phusandanang lưu ý:

  • Triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa trong thời kỳ mang thai thường không rõ ràng. Do đó, để việc sinh nở được suôn sẻ thuận lợi, con yêu lớn lên khỏe mạnh thì mẹ bầu nên thực hiện khám thai và tầm soát bệnh phụ khoa định kỳ để có được sự chăm sóc chu đáo nhất. Phusandanang xin giới thiệu phòng khám phụ sản uy tín, chất lượng tại Đà Nẵng của Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hồng Phúc
  • Tại phòng khám phụ sản của bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc, chị em sẽ luôn được chăm sóc với dịch vụ tốt nhất nhờ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm lý, tận tình và luôn đặt sức khỏe của chị em lên hàng đầu. Đặc biệt phòng khám được trang bị cơ sở vật chất hiện đại như máy siêu âm 3D, 4D…, không gian sạch sẽ, riêng tư, tạo sự thoải mãi khi thăm khám cho chị em.
broken image

ĐẶT LỊCH KHÁM qua số hotline: 0905 267 1234  hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.

Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng

Thời gian làm việc: 

 Từ thứ 2 đến thứ 7:

  • Buổi sáng: 7h30 – 11h00
  • Buổi chiều: 13h30 – 19h

Chủ nhật: 7h30 – 11h00

Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!