UNG THƯ CỔ TỬ CUNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG & CÁCH PHÒNG NGỪA

· Sức khoẻ - Phòng ngừa bệnh
  • Bên cạnh 

Bệnh thường gặp ở tử cung thì Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm, cũng giống như các loại ung thư khác, ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu diễn biến thầm lặng, hầu như không có triệu chứng điển hình. Nhưng khi đã có dấu hiệu rõ ràng thì bệnh thường đã phát triển và lan rộng. 

  • Trong giai đoạn này, điều trị vẫn có hiệu quả nhưng rất phức tạp và có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con. Do đó, việc nhận biết sớm là rất quan trọng.
  • Hãy cùng phusandanang bảo vệ sức khỏe sinh sản bằng cách trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé !

I. Ung thư cổ tử cung là gì ?

1. Cổ tử cung là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Cổ tử cung dài khoảng 5cm, nằm giữa tử cung và âm đạo, là bức tường phòng thủ đầu tiên chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 
  • Đầu mở của cổ tử cung thông với âm đạo, được bao phủ bởi một lớp mô mỏng, lớp mô này được tạo thành từ các tế bào.
I. Ung thư cổ tử cung là gì ?

2. Ung thư cổ tử cung là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính của tế bào gai hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, hình thành khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường, tạo ra khối u trong cổ tử cung, nhân lên vô kiểm soát và xâm lấn khu vực xung quanh, thậm chí di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
  • Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua các giai đoạn từ lúc nhiễm HPV, gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài trung bình từ 10 – 15 năm.
  • Đặc biệt giai đoạn tiền ung thư hầu như không có triệu chứng gì, do đó chị em không thể nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa. 
  • Khi đã ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể có những biểu hiện như ra huyết trắng có mùi hôi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp hoặc sau khi làm việc nặng dù không đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Nặng hơn có thể chảy dịch có lẫn máu ở âm đạo, kèm theo đau bụng, lưng, vùng chậu và chân.

3. Các loại ung thư cổ tử cung và độ phổ biến

Phusandanang lưu ý: 

  • Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm, điều trị phức tạp và có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con. 
  • Có rất nhiều loại ung thư cổ tử cung khác nhau, trong đó ung thư tế bào vảy và ung thư tuyến là hai loại ung thư cổ tử cung phổ biến nhất. 

Sau đây là danh sách các loại ung thư cổ tử cung và độ phổ biến của chúng:

3. Các loại ung thư cổ tử cung và độ phổ biến

4. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

  • Nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus) 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 82. Trong đó khoảng 2/3 số ung thư cổ tử cung là do týp HPV 16 và 18.
  • Hút thuốc lá. Chất nicotin có trong khói thuốc lá rất độc hại cho sức khỏe của chị em phụ nữ.
  • Suy giảm miễn dịch do thuốc, do mắc bệnh HIV/AIDS.
  • Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như herpes sinh dục, HIV, chlamydia…
  • Lạm dụng thuốc tránh thai thời gian dài làm tăng khả năng viêm niêm mạc màng trong tử cung và khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.
  • Chế độ ăn ít trái cây và rau.
  • Thừa cân có thể làm tăng nồng độ Estrogen (hormone sinh dục nữ chính), dẫn đến nguy cơ cao bị ung thư tuyến.
  • Sinh đẻ nhiều lần, sinh con sớm: Những phụ nữ sinh từ 3 con trở lên hoặc sinh con trước 17 tuổi có khả năng bị ung thư cổ tử cung gấp đôi người bình thường.
  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư cổ tử cung: Nếu gia đình bạn có người hoặc chính bố, mẹ bạn mắc các bệnh nguy hiểm thì bạn cũng sẽ có tỉ lệ mắc bệnh khá cao.
  • Sử dụng Diethylstilbestrol (DES). Đây là một loại hormone có tác dụng phòng sẩy thai. Những người phụ nữ có mẹ sử dụng DES trong 16 tuần đầu mang thai có nguy cơ xuất hiện carcinom tuyến tế bào sáng nhiều hơn phụ nữ có mẹ không dùng DES.
  • Hoàn cảnh môi trường sống khó khăn, không thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ.

II. Các dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung.

Phusandanang lưu ý, dưới đây là những dấu hiệu nhận biết của ung thư cổ tử cung:

1. Chảy máu âm đạo bất thường

Phusandanang lưu ý

  • Đây là triệu chứng rõ ràng nhất của ung thư cổ tử cung. 
  • Chảy máu âm đạo có thể xảy ra sau giao hợp, chảy máu sau mãn kinh, sau hành kinh, số ngày hành kinh kéo dài, hoặc chảy quá nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt.

2. Đau vùng chậu

Phusandanang lưu ý

  • Đau vùng chậu cũng là dấu hiệu khả nghi nhất của ung thư cổ tử cung
  • Ở giai đoạn này có khả năng tế bào ung thư đã lan tới xương chậu. 
  • Phụ nữ cần đặc biệt chú ý khi bị đau xương chậu không liên quan đến kỳ kinh, đau khi quan hệ tình dục hoặc đau khi đi tiểu.

3. Dịch tiết âm đạo bất thường

Phusandanang lưu ý

  • Dịch tiết âm đạo có màu khác thường như xám đục, có mùi hôi, tiết dịch nhiều hơn bình thường cũng là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

4. Thay đổi thói quen đi tiểu

Phusandanang lưu ý

  • Tiểu thường xuyên, tiểu gấp cũng là các triệu chứng liên quan đến ung thư cổ tử cung.

5. Sưng đau ở chân

Phusandanang lưu ý

  •  Khi khối u phát triển lớn dần, nó sẽ chèn vào các dây thần kinh và mạch máu ở vùng chậu gây ra đau và sưng chân. 
  • Đặc biệt cơn đau kéo dài dai dẳng, có thể biến mất trong một vài ngày, nhưng sau đó càng nặng hơn.
Các dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung.

III. Biến chứng của ung thư cổ tử cung

Phusandanang lưu ý: Ung thư cổ tử cung nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng hơn, gây ra các biến chứng trầm trọng do kết quả của u xâm lấn đến các cơ quan lân cận. Những biến chứng nguy hiểm của ung thư cổ tử cung bao gồm:

1. Vô sinh: 

  • Ung thư cổ tử cung gây ảnh hưởng lớn đến cổ tử cung – nơi để trứng và tinh trùng phát triển. 
  • Trong quá trình điều trị, một số trường hợp không may vì nhiều lý do, chị em buộc phải cắt cổ tử cung để đảm bảo tính mạng. Điều này khiến người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ. 
  • Bên cạnh đó, nếu buồng trứng bị cắt người bệnh cũng có thể bị mãn kinh sớm.

2. Ảnh hưởng đến tâm lý: 

  • Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây ra rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến trầm cảm, là tác nhân khiến nhiều hạnh phúc gia đình tan vỡ, ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân và gia đình.

3. Suy thận: 

  • Trong nhiều trường hợp, khối u ung thư cổ tử cung có thể chen vào niệu quản, ngăn chặn dòng nước tiểu ra khỏi thận. 
  • Nước tiểu tích tụ lâu ngày khiến thận sưng, khả năng dẫn đến sẹo, làm suy giảm chức năng của thận.

4. Chảy máu: 

  • Nếu ung thư cổ tử cung lan vào âm đạo, ruột hoặc bàng quang có thể gây chảy máu. 
  • Chảy máu có thể xảy ra ở âm đạo, trực tràng hoặc đoạn đi tiểu lẫn máu.

IV. Sàng lọc ung thư cổ tử cung. 

1. Tại sao cần sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung?

Phusandanang lưu ý

  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng gì, vì thế, sàng lọc sớm là cách tốt nhất để phát hiện và chữa ung thư cổ tử cung kịp thời.
  • Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo, cho dù bạn đã tiêm vaccine HPV thì vẫn cần sàng lọc phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm, nếu không may bị bệnh.
  • Nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng khi làm xét nghiệm này. Tuy nhiên, xét nghiệm định kỳ để phát hiện và xử lý sớm những bất thường trước khi chúng trở nên nghiêm trọng đã cứu sống được hàng trăm ngàn người mỗi năm. Vì vậy, đừng lo lắng, nên tự tin vì bạn đã kiểm soát được sức khỏe của mình.

2. Khi nào cần sàng lọc ung thư cổ tử cung?

Phusandanang lưu ý

  • Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Tất cả phụ nữ đã có quan hệ tình dục ở độ tuổi 30 - 49 nên làm xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm xét nghiệm sớm hơn nếu thấy biểu hiện bất thường.
  • Thời điểm tốt nhất để thực hiện khám sàng lọc là 2 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Và nên bắt đầu sàng lọc sau 2 năm kể từ khi có quan hệ tình dục.
  • Khoảng cách thời gian giữa các lần sàng lọc sẽ do bác sĩ tư vấn và tùy thuộc kết quả xét nghiệm.

V. Các giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung.

1. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0 (tiền ung thư cổ tử cung):  

Phusandanang lưu ý

  • Đây là giai đoạn đầu tiên, giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ và thường không có nhiều biểu hiện khác thường. 
  • Ở giai đoạn này, các tế bào bất thường mới xuất hiện trong lớp lót bề mặt của cổ tử cung, chưa ăn sâu xuống mô chính và chưa lan ra các bộ phận khác trong cơ thể.

2. Ung thư cổ tử cung giai đoạn I:

Phusandanang lưu ý

  • Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã xâm lấn mô chính của cổ tử cung, người bệnh có thể sẽ bị cắt một phần hay toàn bộ tử cung, hoặc xạ trị. 
  • Nếu cắt bỏ quá nhiều mô, người phụ nữ có thể mất cơ hội mang thai do các mô sẹo có thể gây hẹp cổ tử cung, chặn tinh trùng và trứng gặp nhau.

3. Ung thư cổ tử cung giai đoạn II-III:

Phusandanang lưu ý

  • Khối ung thư bắt đầu lan đến âm đạo, các mô xung quanh cổ tử cung và vùng chậu. 
  • Giai đoạn này buộc phải điều trị bằng xạ trị phối hợp với hóa trị và không bảo tồn được chức năng sinh sản. 
  • Một số trường hợp có thể phẫu thuật nhưng thường phải cắt bỏ tử cung và buồng trứng, kết hợp thêm xạ và hóa trị.

4. Ung thư cổ tử cung giai đoạn IV:

Phusandanang lưu ý

  • Khối u lan ra ngoài vùng chậu, xâm lấn đến các bộ phận gần đó như bàng quang, trực tràng hoặc di căn đến các cơ quan như phổi, gan, xương… 
  • Lúc này, chủ yếu kéo dài thời gian sống và giảm triệu chứng.
 Các giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung.

VI. Phòng ngừa và tầm soát ung thư cổ tử cung.

V. Phòng ngừa và tầm soát ung thư cổ tử cung.

1. Phương pháp tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Phusandanang lưu ý:

  • Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm trùng papillomavirus (HPV)
  • Có rất nhiều loại HPV, trong đó có một số loại vi-rút có nguy cơ cao gây ra các bệnh như ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ và dương vật, ung thư đầu và cổ. 
  • Chính vì vậy, cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung đơn giản và hiệu quả là tiêm vắc xin phòng HPV. Hiện nay, Việt Nam đang có 2 loại vắc xin phòng các bệnh gây ra do virus HPV gồm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung của Mỹ (ngừa 4 chủng HPV 16,18,6,11) và vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung của Bỉ (ngừa 2 chủng HPV 16, 18).
  • Tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung đối với trẻ gái và phụ nữ giai đoạn từ 9-26 tuổi. Nên tiêm vắc xin trước khi quan hệ tình dục để thuốc có tác dụng cao nhất. Vaccin HPV cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư dương vật ở nam giới.
Phòng ngừa và tầm soát ung thư phụ khoa.

2. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng lối sống lành mạnh.

Phusadanang lưu ý: Bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng ngừa, chị em cần xây dựng lối sống lành mạnh, tránh các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, tăng khả năng chuyển tế bào bình thường sang tế bào bất thường hoặc tế bào ung thư như:

5.2.1. Không quan hệ với nhiều người.

Phusandanang lưu ý

  • Các nghiên cứu phát hiện, nếu một phụ nữ có nhiều hơn 7 bạn tình trong đời hoặc nhiều hơn 2 bạn tình trong vòng 1 năm, nguy cơ nhiễm HPV sẽ tăng lên. 
  • Ngoài việc có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục khi còn ở tuổi vị thành niên cũng là yếu tố nguy cơ, vì lúc này các tế bào mô cổ tử cung chưa trưởng thành, chúng cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tác động tổn thương.

5.2.2. Hạn chế mang thai sớm hoặc mang thai nhiều lần.

Phusandanang lưu ý

  • Việc mang thai và sinh con trước năm 17 tuổi, khi các cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện sẽ gây tổn thương cho cơ quan sinh sản, đặc biệt là cổ tử cung. 
  • Ngoài ra, những người mang thai từ 4 lần trở lên cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người khác.

5.2.3. Nói không với thuốc lá:

Phusandanang lưu ý

  •  Trong thuốc lá có chứa nicotine, đây là chất dễ khiến hệ miễn dịch suy yếu và làm stress oxy hóa, từ đó làm mất cân bằng các gen sinh ung thư.

5.2.4. Suy giảm miễn dịch:

Phusandanang lưu ý 

  • Hệ thống miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Việc suy giảm miễn dịch là yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.

5.2.5. Một số yếu tố khác như:

Phusandanang lưu ý

  •  Vệ sinh cá nhân kém
  • Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên
  • Lạc nội mạc tử cung;
  • Nhiễm chlamydia…
broken image

VII. Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung

Phusandanang lưu ý 

  • Các bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm Pap để phát hiện các tế bào bất thường ở cổ tử cung, từ đó có thể ngăn chặn các tế bào này phát triển thành ung thư. 
  • Bên cạnh đó, có thể kết hợp xét nghiệm HPV cùng lúc với xét nghiệm Pap để sàng lọc ung thư cổ tử cung và giúp bác sĩ theo dõi nếu phụ nữ có kết quả xét nghiệm Pap bất thường. 
  • Ngoài ra, các bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán ví dụ như sinh thiết. 

Phusandanang lưu ý : Khi đã chẩn đoán được người bệnh bị mắc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ đánh giá kích thước của ung thư và mức độ lan rộng của bệnh. Quá trình này có thể bao gồm các xét nghiệm sau:

Bước 1: Khám và kiểm tra tình trạng bệnh

Phusandanang lưu ý 

  • Khám phụ khoa (có thể bao gồm khám trực tràng): kiểm tra tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác gần cổ tử cung

Bước 2: Nội soi và thực hiện các kỹ thuật nhằm chẩn đoán kỹ hơn

Phusandanang lưu ý 

  • Nội soi bàng quang: Sử dụng ống soi bàng quang để nhìn vào bên trong bàng quang và niệu đạo.
  • Nội soi đại tràng: toàn bộ đại tràng được kiểm tra bằng dụng cụ nội soi

Bước 3: Điều trị bệnh theo phác đồ phù hợp

Phusandanang lưu ý 

  • Hầu hết các loại ung thư đều có giai đoạn từ I đến IV. Con số càng thấp, ung thư càng lan rộng. Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 0 còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ (CIS). 
  • Để điều trị ung thư cổ tử cung có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật (cắt tử cung), xạ trị, hóa trị liệu (sử dụng thuốc diệt ung thư). 
  • Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp đối với người bệnh. 
  • Sau khi điều trị, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung thường xuyên trong vài năm đầu để đảm bảo rằng tất cả các tế bào ung thư đã được loại bỏ.

VIII. Tầm soát và phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu?

1. Tầm soát sớm ung thư cổ tử cung được thực hiện như thế nào?

Phusandanang lưu ý:mVới trang thiết bị hiện đại, trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Việc tầm soát ung thư cổ tử cung tại phòng khám bác sĩ Phúc sẽ thực hiện với các bước sau đây:

Bước 1: 

Phusandanang lưu ý 

  • Tiến hành thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe phụ khoa. 

Bước 2: 

Phusandanang lưu ý 

  • Soi cổ tử cung có thể kèm theo chấm acid acetic hoặc dung dịch Lugol: Phát hiện tổn thương sớm bất thường tại cổ tử cung 

Bước 3: 

Phusandanang lưu ý 

  • Thực hiện xét nghiệm Pap: Xét nghiệm Pap là một xét nghiệm rất đơn giản, được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi các tế bào nất thường ở cổ tử cung.  
  • Xét nghiệm HPV: rất có giá trị trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. 

Bước 4:

Phusandanang lưu ý 

  • Sinh thiết cổ tử cung: khi phát hiện dấu hiệu bất thường qua soi cổ tử cung hoặc xét nghiệm Pap smear có tế bào bất thường.
  •  Các xét nghiệm khác: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu… 

Bước 5:

Phusandanang lưu ý 

  •  Đọc kết quả và tư vấn (hoặc chỉ định khác nếu có).

2. Phòng khám sản BS Phúc tầm soát ung thư cổ tử cung uy tín, chất lượng.

Phusandanang lưu ý

  • Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, ung thư cổ tử cung có khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Chính vì vậy, chị em phụ nữ cần thực hiện tầm soát ung thư phụ khoa định kỳ. để phát hiện sớm các triệu chứng và có phương án điều trị phù hợp.
  • Phusandanang xin giới thiệu phòng khám phụ sản Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc chính là một trong số những cơ sở y tế áp dụng công nghệ soi cổ tử cung (SCTC) để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung (UTCTC) và tầm soát ung thư phụ khoa an toàn, chính xác. 
broken image

 Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc có hơn 30 năm kinh nghiệm, từng là trưởng khoa sản của bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng. Đặc biệt phòng khám của Bác sĩ Hồng được trang bị cơ sở vật chất, các loại máy móc hiện đại như: máy siêu âm 4D Volusion E6 của hãng GE, máy soi cổ tử cung, kết hợp với hệ thống xét nghiệm hiện đại… và không gian thăm khám sạch sẽ, riêng tư, với mức giá hợp lý.

ĐẶT LỊCH KHÁM qua số hotline: 0905 267 1234  hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.

Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng

Thời gian làm việc:  

- Từ thứ 2 đến thứ 7:

  • Buổi sáng: 7h30 – 11h00
  • Buổi chiều: 13h30 – 19h

- Chủ nhật: 7h30 – 11h00

Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!