THAI NGOÀI TỬ CUNG: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT & BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

· Thời kỳ mang thai
  • Thai ngoài tử cung là tình trạng vô cùng nguy hiểm, đe dọa khả năng sinh sản cũng như tính mạng của thai phụ. Nhận biết dấu hiệu thai ngoài tử cung để kịp thời thăm khám và điều trị là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của sản phụ. Chính vì thế hãy cùng phusandanang tìm hiểu rõ hơn về thai ngoài tử cung qua bài viết dưới đây nhé.
  • Tham khảo thêm: TOP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ

I. Thai ngoài tử cung là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi thụ tinh lại làm tổ và phát triển ở một vị trí khác nằm ngoài buồng tử cung, không phải bên trong tử cung của người mẹ. Tình trạng này có thể gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, thậm chí đe dọa tính mạng thai phụ nếu không được cấp cứu và có biện pháp can thiệp kịp thời. 
  • Đối với một thai kỳ bình thường, quá trình thụ tinh sẽ xảy ra bên trong ống dẫn trứng. Sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ đi vào tử cung và làm tổ bên trong niêm mạc tử cung. Phôi thai phát triển thành thai nhi và sẽ ở lại bên trong tử cung cho đến khi sinh. 
  • Thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy, đây chính là nguyên nhân của 3 – 4% các trường hợp tử vong có liên quan
THAI NGOÀI TỬ CUNG

II. Nguyên nhân gây ra thai ngoài tử cung

Phusandanang lưu ý:

Trong một số trường hợp, nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung không thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên đa số thai phụ gặp phải tình trạng này đều có liên quan đến một hoặc nhiều nguyên nhân sau:

  • Ống dẫn trứng bị viêm và có sẹo do thai phụ từng trải qua phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng trước đó
  • Dị dạng cơ quan sinh dục: Cơ quan sinh dục gặp bất thường liên quan trực tiếp đến việc nữ giới có thai ngoài tử cung
  • Gặp bệnh lý bất thường: Thai phụ đang mắc phải các tình trạng bệnh lý gây ảnh hưởng đến hình dáng hoặc hoạt động của ống dẫn trứng/ cơ quan sinh sản khác. ​
  • Rối loạn nội tiết tố: Sự thay đổi hoặc hoạt động bất thường của nội tiết tố 
THAI NGOÀI TỬ CUNG
  • Tiền sử mắc bệnh: Phụ nữ đã từng có một lần mang thai ngoài tử cung thì sẽ có 10% nguy cơ gặp lại tình trạng này trong lần mang thai kế tiếp. 
  • Nhiễm trùng: Phụ nữ đã từng bị viêm hoặc nhiễm trùng ống dẫn trứng, tử cung hoặc buồng trứng sẽ có nguy cơ có thai ngoài tử cung cao hơn. Đặc biệt, viêm vùng chậu (PID) và viêm vòi trứng là hai tình trạng viêm nhiễm tác động rất lớn đến nguy cơ thai ở ngoài tử cung ở nữ giới. 
  • Lớn tuổi: Phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ chửa ngoài tử cung càng cao. 
THAI NGOÀI TỬ CUNG
  • Đang điều trị vô sinh: Việc sử dụng thuốc kích thích rụng trứng trong quá trình điều trị vô sinh có thể khiến bạn dễ mang bầu ngoài tử cung hơn. 
  • Các bất thường ở ống dẫn trứng: Các bất thường này có thể do bẩm sinh hoặc phẫu thuật sẽ khiến nguy cơ mang bầu ngoài tử cung cao hơn. 
  • Từng phẫu thuật ở vùng chậu: Việc mổ lấy thai hoặc phẫu thuật cắt bỏ u xơ cũng là các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này. 
  • Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. 
THAI NGOÀI TỬ CUNG
  • Mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục: Một số bệnh lý nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STDs) như bệnh lậu, chlamydia,… 
  • Dùng thuốc tránh thai hoặc dụng cụ tránh thai (IUD): Việc sử dụng các biện pháp tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. 
  • Thắt ống dẫn trứng: Thắt ống dẫn trứng là phẫu thuật được thực hiện nhằm giúp phụ nữ tránh thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, việc làm này cũng sẽ khiến tỷ lệ thai ngoài tử cung cao hơn nếu sau đó thai phụ này mang thai. 
THAI NGOÀI TỬ CUNG

III. Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung

Phusandanang lưu ý:

Tình trạng thai nằm ngoài tử cung sẽ không thể tiếp tục phát triển như thai kỳ bình thường. Có thể thai phụ vẫn sẽ có kết quả dương tính khi thử thai, nhưng sẽ gặp phải một số dấu hiệu khác lạ như

3.1. Âm đạo ra máu bất thường

THAI NGOÀI TỬ CUNG

Phusandanang lưu ý:

  • Nếu phát hiện một chút máu hồng dính ở quần lót mà không phải thời điểm bị kinh nguyệt thì có thể bạn đã có thai. Tuy nhiên, ở người mang thai ngoài tử cung, hiện tượng ra máu này lại kéo dài, máu có màu đỏ thẫm. Chỉ có một số ít trường hợp mang thai ngoài tử cung không có dấu hiệu ra máu bất thường. 
  • Nhiều phụ nữ lầm tưởng hiện tượng ra máu này chính là kinh nguyệt, nhất là khi ra máu trùng với thời gian có kinh. Cần phân biệt kỹ về màu sắc của máu, lượng máu chảy, độ loãng và độ đông đặc của máu có khác so với những lần kinh nguyệt trước không. 

3.2. Nồng độ HCG giảm

Phusandanang lưu ý:

  • Kiểm tra máu xét nghiệm nồng độ Beta hCG là một trong những bước quan trong chẩn đoán mang thai ngoài tử cung. Beta hCG là hormone được tiết ra trong quá trình trứng và nhau thai phát triển, sẽ tăng lên khi quá trình mang thai và là một biện pháp đáng tin cậy trong các phương pháp thử thai.
  • Nếu siêu âm không thấy dấu hiệu phôi thai mà nồng độ Beta hCG trong máu của bạn cao hơn 1500 IU/L (thường nằm trong khoảng 1500-2000 IU/L), thì bác sĩ sẽ đặt giả thiết trường hợp mang thai ngoài tử cung. Sở dĩ vì vậy là do nồng độ Beta hCG của người mang thai ngoài tử cung thường cao hơn người bình thường.
THAI NGOÀI TỬ CUNG

3.3. Đau bụng

Phusandanang lưu ý:

  • Đau bụng: Khi mang thai ngoài tử cung bạn sẽ thấy đau bụng tại vị trí thai làm tổ, đau bụng dưới. Nhiều người còn bị đau bụng mót rặn giống như táo bón. Tình trạng đau bụng kéo dài, đau âm ỉ khó chịu, đôi lúc có thể đau dữ dội kèm chảy máu âm đạo. Mức độ đau bụng sẽ tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung phát triển. 
  • Đau bụng dữ dội: Trường hợp túi thai vỡ bạn sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, cơn đau quặn kéo dài liên tục, đau nhức vai, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, thậm chí là ngất xỉu. Vì thế, khi thấy các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung bạn cần đến ngay bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và tiến hành điều trị. Nếu để lâu, thai phát triển to dần, túi thai vỡ sẽ khiến màu tràn ổ bụng, có khả năng gây vô sinh, nguy hiểm tính mạng sản phụ. 

THAI NGOÀI TỬ CUNG

3.4. Chuột rút thường xuyên

Phusandanang lưu ý:

  • Chuột rút bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm.
  • Chuột rút chân khi mang thai thường gặp ở vị trí bắp chân, đùi, bàn chân, đặc biệt là ở bắp chân. Ngoài ra, có thể gặp ở tay, thân mình. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý, vì có khả năng sảy thai. Bên cạnh cơn đau đột ngột, sản phụ cũng có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da.
  • Các cơn đau không giảm dần theo thời gian, xuất hiện đồng thời với cơn chóng mặt, choáng váng hoặc chảy máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Ngoài ra, chảy máu cũng có thể là triệu chứng của nhau tiền đạo hoặc sẩy thai.
THAI NGOÀI TỬ CUNG

3.5. Tụt huyết áp

Phusandanang lưu ý:

  • Dấu hiệu huyết áp thấp thường xuất hiện khi mang thai ngoài tử cung và thai đã bị vỡ. Khi mang thai ngoài tử cung huyết áp sẽ thấp hơn so với chỉ số huyết áp của những mẹ bầu mang thai thường.
  • Nguyên nhân đến từ việc vỡ mạch máu ở vị trí phôi thai làm tổ, gây ra mất máu rò rỉ theo đường âm đạo. Lúc này, máu trong cơ thể phải tiếp tục tăng để bù đắp lượng máu đã mất.
THAI NGOÀI TỬ CUNG

3.6. Đau vai gáy

Phusandanang lưu ý:

  • Mang thai ngoài tử cung cũng là nguồn cơn dẫn tới các cơn đau ở vùng đầu, vai và lưng. Khi phôi thai chèn ép các mạch máu ở nơi làm tổ và vỡ ra gây hiện tượng chảy máu trong khiến cơ thể bị đau nhức vùng vai gáy.
  • Đau vai gáy khi mang thai ngoài tử cung thường xuất hiện cùng triệu chứng đau bụng, xuất hiện chảy máu âm đạo và cơ thể mệt mỏi do suy nhược như ở trên.
THAI NGOÀI TỬ CUNG

IV. Đối tượng có nguy cơ cao mắc thai ngoài tử cung

Phusandanang lưu ý:

Là phụ nữ, ai cũng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn cả.

  • Phụ nữ có tiền sử chửa ngoài tử cung ở những lần mang thai trước 
  • Phụ nữ bị bệnh viêm vùng chậu 
  • Phụ nữ đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng, phẫu thuật vùng chậu hay phẫu thuật vùng bụng trước đó 
  • Phụ nữ mắc một vài bệnh lây qua đường tình dục 
  • Phụ nữ lớn tuổi, mang thai muộn khi đã trên 35 tuổi 
  • Phụ nữ hiếm muộn 
  • Phụ nữ nghiện thuốc lá 

Phusandanang tóm lại: Nếu bạn là một trong những đối tượng trên đây thì khi biết mình mang thai, hãy theo dõi những thay đổi của cơ thể để phát hiện và điều trị sớm nếu chẳng may mang thai ngoài tử cung.

V. Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Phusandanang lưu ý:

  • Giữ vệ sinh vùng kín: Hàng ngày, bạn hãy vệ sinh với nước sạch hoặc nước rửa chuyên dụng để vùng kín luôn sạch sẽ, thoáng mát. Bên cạnh đó để vùng kín luôn khô ráo, không bị ẩm thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, bạn hãy mặc quần áo rộng rãi, không mặc đồ ướt, khi đi vệ sinh cần lau rửa sạch sẽ từ trước ra sau, đặc biệt thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày “đèn đỏ” (tối đa là cách 6 tiếng thay 1 lần).
THAI NGOÀI TỬ CUNG
  • Theo dõi sức khỏe sinh sản thường xuyên: Bạn nên đi khám sức khỏe sinh sản 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, tránh để tình trạng bệnh trở nặng dẫn đến biến chứng viêm xương chậu, viêm tắc vòi trứng, những nguyên nhân hàng đầu khiến có thai ngoài tử cung.
  • Khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai: Nếu hai vợ chồng bạn đang có kế hoạch mang thai trong thời gian sắp tới thì hãy đi khám sức khỏe tổng quát để chuẩn bị một sức khỏe tốt nhất cho thời gian thai kì. Hơn nữa, việc khám bệnh còn giúp bạn phát hiện được những bệnh liên quan tới đường sinh dục để điều trị kịp thời. Tránh để tới khi đi khám thai mới phát hiện ra bệnh, việc chữa trị sẽ trở lên khó khăn khi dễ gây ảnh hưởng tới thai nhi.
THAI NGOÀI TỬ CUNG
  • Tình dục an toàn: Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ là cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục như lậu, chlamydia, giang mai,.. Những bệnh này thường mất nhiều thời gian điều trị và dễ khiến các bộ phận khác trong cơ quan sinh sản bị nhiễm trùng, tổn thương.
  • Không nạo phá thai: Nạo phá thai có thể gây ra các biến chứng như: buồng tử cung bị ứ máu, nhiễm trùng, thủng cổ tử cung, băng huyết,… Đây được coi là nguyên nhân chính dẫn đến việc có thai ngoài tử cung. Vì vậy, nếu bạn chưa có ý định mang thai thì hãy sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ như: bao cao su, thuốc tránh thai, đặt vòng,… Trong đó bao cao su là biện pháp nên sử dụng nhất vì nó vừa tác dụng phòng tránh thai vừa có khả năng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
THAI NGOÀI TỬ CUNG
  • Lưu ý với bác sĩ hồ sơ y tế của bạn: Trong trường hợp bạn đã từng bị mang thai ngoài tử cung, viêm khung chậu, viêm tắc vòi trứng hay phẫu thuật vùng bụng và bất cứ bệnh gì ở bộ phận sinh sản. Trước khi có thai, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp hạn chế tối đa tình trạng mang thai ngoài tử cung.
  • Phòng ngừa viêm nhiễm sau khi sinh: Khi sinh nở, cổ tử cung mở khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào gây viêm nhiễm. Chính vì thế việc phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa sau sinh rất quan trọng. Bạn nên vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và chỉ sử dụng những chiếc quần lót sạch sẽ, hãy thay bằng vệ sinh 3 tiếng/lần khi bị chảy máu sản dịch. Đồng thời không nên quan hệ tình dục quá sớm. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày đặc biệt trong kì kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục, sau sinh đẻ, khi đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa. 

VI. Cách điều trị thai ngoài tử cung

1. Điều trị nội khoa

Phusandanang lưu ý:

  • Đối với các trường hợp thai ngoài tử cung được phát hiện sớm, có kích thước bé (đường kính không quá 3cm) và chưa bị vỡ thường được điều trị bằng thuốc.
  • Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong trường hợp này là Methotrexate, có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển của tế bào, giúp khối thai tự tiêu biến sau 4 – 6 tuần điều trị. Methotrexate sẽ được dùng theo đường tiêm. Sau khi tiêm, thai phụ cần được theo dõi, tiến hành xét nghiệm HCG để xác định hiệu quả của điều trị. Nếu chỉ số xét nghiệm HCG không như mong đợi, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc, hoặc can thiệp phẫu thuật tùy từng trường hợp cụ thể.
  • Trong quá trình điều trị, thai phụ có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán nản, loét miệng, rụng tóc, tiêu chảy, gặp vấn đề ở thị lực… Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác gồm suy tụy, suy gan, suy thận.
  • Sau điều trị, bệnh nhân sẽ được theo dõi cho đến khi 𝛃-hCG trở về âm tính. Nếu sau liệu trình điều trị nội khoa mà 𝛃-hCG không trở về âm tính tức là điều trị nội khoa thất bại, lúc này cần chuyển sang điều trị ngoại khoa. 
THAI NGOÀI TỬ CUNG

2. Điều trị ngoại khoa

Phusandanang lưu ý:

Tùy vào trường hợp cụ thể mà bác sẽ sẽ tư vấn và chỉ định thai phụ lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở bụng để loại bỏ khối thai ngoài tử cung.

2.1. Phẫu thuật nội soi

Phusandanang lưu ý:

  • Phẫu thuật nội soi được áp dụng trong trường hợp khối thai có kích thước lớn nhưng chưa bị vỡ. Hai dạng phẫu thuật nội soi được áp dụng phổ biến nhất là phẫu thuật mở thông vòi trứng và phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng.
  • Trong phẫu thuật mở thông vòi trứng, khối thai ngoài tử cung sẽ được loại bỏ, vòi dẫn trứng vẫn được bảo tồn. Còn trong phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng, cả khối thai lẫn vòi trứng đều được loại bỏ.
  • Cần chú ý rằng phụ nữ vẫn có thể mang thai ngay cả khi đã cắt bỏ ống dẫn trứng. Trường hợp cả hai vòi trứng đều bị cắt bỏ thì phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) chính là lựa chọn hàng đầu giúp phụ nữ mang thai và có con.
THAI NGOÀI TỬ CUNG

2.2. Phẫu thuật mở bụng

Phusandanang lưu ý:

  • Những trường hợp thai ngoài tử cung phát triển lớn và bị vỡ, gây xuất huyết trong nghiêm trọng thì bắt buộc cần tiến hành phẫu thuật mở bụng để điều trị. Thông thường, ống dẫn trứng trong trường hợp này đã bị hư hỏng nên cần được loại bỏ.
  • Nếu phôi thai đã vỡ hoặc gây chảy máu trong ổ bụng thì cần phải phẫu thuật cấp cứu ngay để cứu tính mạng sản phụ. Trường hợp này là bắt buộc, không được chần chừ. 
THAI NGOÀI TỬ CUNG

Phusandanang tóm lại: Tình hình mang thai ngoài tử cung ở mỗi thai phụ là khác nhau, kích thước cũng như mức độ nguy hiểm cũng khác nhau nên mẹ bầu cần thăm khám và trao đổi thật kỹ với bác sĩ phương pháp nào là an toàn và phù hợp nhất cho cả mẹ và bé.

VII. Các câu hỏi thường gặp về thai ngoài tử cung

1. Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Phusandanang lưu ý:

Việc mang thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Chảy máu trong: Khối thai ngoài tử cung nếu vỡ sẽ khiến thai phụ bị chảy máu trong ồ ạt. Điều này là cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng thai phụ nếu không được cấp cứu can thiệp kịp thời. 
  • Tổn thương ống dẫn trứng: Việc điều trị chậm trễ sẽ gây tổn thương đến ống dẫn trứng, làm tăng đáng kể các nguy cơ thai ngoài tử cung ở những lần mang thai kế tiếp. 
  • Trầm cảm: Cú sốc tâm lý do bị mất thai và sự lo lắng cho những lần mang thai tiếp theo trong tương lai có thể khiến thai phụ rơi vào trạng thái trầm cảm, stress kéo dài. 

2. Thai ngoài tử cung có giữ được không?

Phusandanang lưu ý:

  • Mang thai ngoài tử cung có giữ được không là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Theo các chuyên gia thai ngoài tử cung thường làm tổ ở vòi trứng (95 – 98%), buồng trứng (0,7 – 1%), cổ tử cung (0,5 – 1%), thậm chí ổ bụng… Đây không phải là môi trường thuận lợi cho phôi thai phát triển, do vậy khi thai phát triển lớn, có thể gây vỡ, xuất huyết ổ bụng, khiến mẹ bầu mất khả năng sinh sản ở những lần tiếp theo, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng cho người mẹ. Thêm vào đó, thai ngoài tử cung không thể tự di chuyển hoặc được di chuyển tới tử cung. 
  • Chính vì thế, thai ngoài tử cung không thể giữ được, mà cần loại bỏ càng sớm càng tốt để bảo vệ người mẹ.  

3. Bị thai ngoài tử cung thì khi nào có thể mang thai lại?

Phusandanang lưu ý

    • Phần lớn phụ nữ có thai ngoài tử cung có thể mang thai lại sau 3 – 4 tháng sau kết thúc điều trị. Trường hợp phải can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân có thể mang thai lại sau 6 tháng đến 1 năm kể từ khi lành vết mổ. Tuy nhiên, cơ địa của mỗi người là khác nhau, do đó khuyến cáo phụ nữ chỉ nên mang thai khi cơ thể thực sự hồi phục và khỏe mạnh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. 
    • Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian mang thai lại, đồng thời tiến hành các xét nghiệm cần thiết trước khi mang thai. 

    4. Thai ngoài tử cung tự tiêu như thế nào?

    Phusandanang lưu ý

    • Thông thường, khi phát hiện có thai ngoài tử cung, thai phụ sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ khối thai, hoặc ngăn khối thai phát triển, khiến nó tự biến mất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thai ngoài tử cung có thể tự tiêu mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào. Điều này sẽ xảy ra khi khối thai nhỏ (dưới 3cm), nồng độ hormone thai kỳ thấp, không đủ tế bào để nuôi thai. Lúc này thai sẽ không có đủ điều kiện để tiếp tục phát triển và sẽ tự tiêu đi.
    • Mặc dù thai ngoài tử cung có khả năng thoái triển và tự tiêu, nhưng các chuyên gia khuyến cáo thai phụ cần theo dõi thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp có biểu hiện xuất huyết âm đạo, đau âm ỉ một bên bụng… thai phụ cần tái khám ngay.

    5. Thai ngoài tử cung thì niêm mạc tử cung có dày lên không?

    Phusandanang lưu ý

    • Niêm mạc tử cung (hay còn gọi là nội mạc tử cung) là lớp mô lót toàn bộ bề mặt bên trong tử cung. Lớp niêm mạc có vai trò rất quan trọng trong quá trình thụ thai và mang thai của phụ nữ. Niêm mạc tử cung dày lên là sự chuẩn bị cần thiết để trứng được thụ tinh và làm tổ trong tử cung, cho nên niêm mạc vẫn sẽ dày lên dù thai phụ mang thai ngoài hay trong tử cung.
    • Đối với trường hợp thai ngoài tử cung, trứng đã thụ tinh không về làm tổ bên trong tử cung mà sẽ “đóng đô” ở vị trí khác trong ổ bụng. Tuy nhiên, dù trứng có về tử cung hay không thì dưới sự gia tăng của các hormone sinh dục, niêm mạc tử cung vẫn sẽ dày lên và thay đổi cấu trúc để hỗ trợ nhau thai và phôi thai phát triển.

    6. Phát hiện thai ngoài tử cung ở tuần thứ mấy?

    Phusandanang lưu ý

    • Thai ngoài tử cung có thể được phát hiện từ tuần thứ 5 – 8 của thai kỳ. Do đó, nếu phụ nữ có các dấu hiệu của mang thai như trễ kinh, tăng thân nhiệt, căng cứng vùng ngực… hoặc que thử thai hiện 2 vạch thì nên đi thăm khám ngay để xác định chính xác mình có mang thai hay không, cũng như biết được vị trí làm tổ của thai, giúp phát hiện sớm thai ngoài tử cung để có biện pháp xử lý kịp thời. 

    7. Thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ?

    Phusandanang lưu ý

    • Việc xác định chính xác thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ là rất khó, phụ thuộc vào vị trí khối thai, sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe và cơ địa của từng thai phụ.
    • Thai ngoài tử cung vỡ sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm, khiến mẹ bầu bị mất máu, tổn thương các cơ quan sinh sản, ảnh hưởng đến khả năng mang thai trong tương lai, thậm chí đe dọa tính mạng thai phụ. Do đó, một khi được chẩn đoán mắc bệnh, thai phụ cần tuân theo hướng dẫn theo dõi và điều trị của bác sĩ để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.

    8. Chửa ngoài tử cung có phải mổ không?

    Phusandanang lưu ý

    • Phẫu thuật là một trong các phương pháp dùng để loại bỏ thai ngoài tử cung, đặc biệt là khi thai phát triển lớn hoặc bị vỡ, dẫn đến xuất huyết trong ổ bụng. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở bụng để điều trị cho bệnh nhân.

    Mang thai ngoài tử cung là điều mà không ai mong muốn xảy ra. Vì vậy, nếu gặp phải trường hợp này, chị em phụ nữ không nên quá đau buồn mà hãy tập trung chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ để cơ thể sớm hồi phục. Khi đã sẵn sàng mang thai trở lại, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Phusandanang mong rằng qua bài viết này chị em đã có thể trang bị cho mình những kiến thức hữu ích về việc sinh sản.

    Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách: 

    • Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện. 
    • Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính. 
    • Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ. 

    Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây! 

    Thai ngoài tử cung