NHIỄM KHUẨN ÂM ĐẠO KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM?

· Sức khoẻ - Phòng ngừa bệnh,Thời kỳ mang thai

Bên cạnh Top phòng khám thai tốt nhất Đà Nẵng, Phusandanang biết rằng nội tiết tố của người phụ nữ có nhiều thay đổi khi mang thai. Chính vì lẽ đó, các mẹ rất dễ mắc nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai.

Bệnh lý này không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà có thể ảnh hưởng thai nhi trong quá trình sinh nên mẹ cần phát hiện sớm để được điều trị kịp thời.

Nội tiết tố thay đổi khiến mẹ bầu dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo

I. Vì sao chị em dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai?

Phusandanang xin lưu ý:

Nhiễm khuẩn âm đạo là bệnh lý mà hầu hết chị em phụ nữ mắc phải, đặc biệt là mẹ bầu. 

  • Trong thai kỳ, độ cân bằng pH môi trường âm đạo của phụ nữ thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và tấn công gây bệnh.
  • Nhiều mẹ bầu đã tiềm ẩn tác nhân gây nhiễm trùng âm đạo từ trước. Đến khi mang bầu, chúng gặp môi trường thuận lợi để sinh sôi và biểu hiện bệnh.
  • Khi mang bầu, cơ thể mẹ thường tiết nhiều dịch âm đạo hơn. Nếu không được vệ sinh đúng cách, các loại nấm, vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
  • Khi mang bầu, sức đề kháng của người mẹ cũng giảm sút. Đây là điều kiện dễ khiến mẹ mắc các bệnh phụ khoa, viêm, nhiễm trùng âm đạo.

II. Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nhiễm khuẩn âm đạo là bệnh thường gặp ở nữ giới và có thể điều trị khỏi. 
  • Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan vì bệnh không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mẹ mà có thể gây hại đối với thai nhi, thậm chí gây sinh non.

1. Đối với thai phụ

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nhiễm khuẩn âm đạo gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống thường ngày. 
  • Mẹ bầu khi bị nhiễm trùng âm đạo sẽ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và lo lắng. Tất cả những nỗi lo này đều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của bào thai.
  • Nếu bị nhiễm trùng âm đạo trong 3 tháng đầu, mẹ dễ có nguy cơ bị sảy thai do mầm bệnh gây nhiễm trùng màng ối, ảnh hưởng đến việc làm tổ và sự bám dính của thai nhi vào thành tử cung.

2. Đối với thai nhi

Phusandanang xin lưu ý:

  • Người mẹ bị nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai khiến em bé có nguy cơ phát triển chậm, còi xương ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của bé.
  • Nếu mẹ bị nhiễm khuẩn âm đạo, trẻ được sinh thường sẽ có nguy cơ cao mắc viêm niêm mạc, viêm phổi, viêm phế quản do dính phải nấm, vi khuẩn từ âm đạo của mẹ trong quá trình sinh…

Ngay khi cảm thấy bất thường về vùng kín, mẹ bầu nên đi khám ở cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả, an toàn có thể cân nhắc PHUSANDANANG.COM đối với những mẹ ở Đà Nẵng nhé

Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến mẹ và bé nếu không điều trị kịp thời

III. Nguyên nhân tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo

Phusandanang xin lưu ý:

  • Sự tăng nồng độ nội tiết tố và thay đổi pH âm đạo làm hệ nấm men và vi khuẩn sống trong âm đạo bị mất cân bằng.
  • Vệ sinh cá nhân không đúng cách, thụt rửa âm đạo quá sâu.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài,
  • Quan hệ tình dục không an toàn, mắc các bệnh lây qua đường tình dục

IV. Nhiễm khuẩn âm đạo lây truyền như thế nào?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nhiễm khuẩn âm đạo.
  • Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng nhiễm trùng âm đạo thường gặp ở nữ giới có quan hệ tình dục.
  • Nhiễm khuẩn âm đạo dẫn đến sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại.
  • Quan hệ với bạn tình mới hoặc có nhiều bạn tình, cũng như thụt rửa âm đạo, có thể tác động đến sự cân bằng của vi khuẩn âm đạo. Điều này khiến cho nữ giới có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn âm đạo.
  • Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa biết tình dục góp phần gây ra BV như thế nào.
  • Chưa có nghiên cứu nào cho thấy quan hệ tình dục khiến cho nữ giới bị nhiễm khuẩn âm đạo.
  • Tuy nhiên, nếu bị nhiễm khuẩn âm đạo thì nữ giới có nguy cơ cao bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Nữ giới hiếm khi mắc nhiễm khuẩn âm đạo nếu chưa từng quan hệ tình dục.
  • Không thể xảy ra khả năng bị lây nhiễm khuẩn âm đạo từ bệ bồn cầu, ga giường hoặc bể bơi.

V. Các loại nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai thường gặp và cách phòng ngừa

1. Nhiễm vi khuẩn âm đạo

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khoảng một trong năm trường hợp phụ nữ mang thai thì sẽ gặp tình trạng nhiễm trùng gây ngứa và khó chịu ở vùng kín. 
  • Nhiễm khuẩn âm đạo xảy ra khi hormone trong cơ thể mẹ bầu thay đổi dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo.
  • Nếu không được điều trị sớm, các triệu chứng bệnh sẽ vẫn tồn tại và có thể dẫn đến sinh non hoặc em bé sinh ra có trọng lượng thấp. 

Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Dịch âm đạo mỏng, màu trắng đục
  • Đau khi đi tiểu
  • Ngứa quanh âm đạo

Cách điều trị:

  • Nếu bạn đang ở trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chờ đến 3 tháng tiếp theo để chữa trị. 
  • Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng là metronidazole hoặc clindamycin.

Cách phòng ngừa:

  • Nên dùng đồ lót bằng vải cotton sau khi bạn đi bơi hoặc làm việc vừa giúp bạn thoải mái vừa tránh được nhiễm trùng âm đạo.
  • Ngủ mà không mặc đồ lót giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Lau rửa âm hộ từ trước ra sau khi bạn đi vệ sinh để giữ cho vi khuẩn không lây lan từ hậu môn đến âm đạo.
  • Hạn chế sử dụng các loại dầu tắm vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng.

2. Nhiễm khuẩn âm đạo do nấm Candida

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi bạn cảm thấy bụng dưới của mình rất ngứa và có những cảm giác bỏng rát thì khả năng cao là âm đạo của bạn đang bị nhiễm trùng nấm men.
  • Nấm men Candida là một loại nấm thông thường sẽ không gây bệnh trong môi trường âm đạo cân bằng và khỏe mạnh. 
  • Tuy nhiên khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng độ pH, lớp bảo vệ bị phá vỡ, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và nấm phát triển gây bệnh.
  • Theo nghiên cứu, khoảng 80% chị em phụ nữ sẽ có nguy cơ bị viêm âm đạo do nấm. 
  • Bệnh này điều trị khá dễ dàng và nhanh chóng, tuy nhiên lại dễ tái phát nhiều lần nếu không biết vệ sinh đúng cách. 

Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Âm đạo đỏ và ngứa, đôi khi có cảm giác khô
  • Da bị đỏ, âm đạo và môi âm hộ bị sưng.
  • Ra nhiều khí hư bất thường, dịch âm đạo tiết nhiều, màu trắng và vón cục bám vào thành từng mảng.
  • Dịch âm đạo dày có màu trắng hoặc vàng, có thể có hoặc không có mùi. 
  • Cảm giác đau hoặc khó chịu trong lúc quan hệ tình dục.
  • Cảm thấy đau khi đi tiểu.
  • Trường hợp nặng có thể gây sưng tấy, phù nề âm hộ, môi lớn, môi bé, lan ra cả vùng bẹn và đùi.

Cách điều trị:

  • Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng loại kem hoặc thuốc bôi âm đạo, hoặc một thuốc chống nấm dạng uống như fluconazole (Diflucan®).

Cách phòng ngừa:

  • Mặc đồ lót cotton, cho phép không khí lưu thông và thấm dịch âm đạo.
  • Không mặc đồ lót khi ngủ để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để loại bỏ độc tố.
  • Đi tiểu thường xuyên để giúp loại bỏ vi khuẩn nhiễm trùng.
  • Ăn các thực phẩm giàu carbohydrate và ngũ cốc thay vì đường tinh luyện để giảm các yếu tố môi trường thuận lợi đối với nhiễm trùng.
  • Ăn sữa chua thường xuyên vì lactobacillus tự nhiên là một probiotic nhằm thúc đẩy tiêu hóa và ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo.
Nhiễm khuẩn âm đạo do nấm Candida

3. Nhiễm Strep nhóm B (GBS)

Phusandanang xin lưu ý:

Theo nghiên cứu, khoảng 20% đến 25 % phụ nữ khỏe mạnh có vi khuẩn GBS sống trong cơ thể của họ, thường ở đường ruột tiêu hóa, trực tràng hoặc âm đạo.

Thông thường, các bác sĩ sẽ kiểm tra GBS giữa tuần 35 và 37 của thai kỳ. 

Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
  • Nước tiểu đục.
  • Đi tiểu liên tục.

Cách điều trị:

  • Điều trị bằng kháng sinh khi chuyển dạ để không lây bệnh cho em bé. 
  • Nếu không điều trị, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bệnh GBS khởi phát sớm, sốt, khó ăn và uể oải.

Cách phòng ngừa:

  • Thật không may rằng hiện chưa có phương pháp nào giúp bạn ngăn chặn nhiễm GBS.

4. Nhiễm Trichomonas

Phusandanang xin lưu ý:

Bệnh gây ra bởi các ký sinh trùng Trichomonas vaginalis qua đường quan hệ tình dục và thường sống trong âm đạo.

Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Dịch âm đạo màu xanh lá vàng, có bọt, mùi hôi.
  • Ngứa, nóng rát, và có thể gây kích ứng khi quan hệ tình dục.

Cách điều trị:

  • Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng kháng sinh dạng uống như metronidazole và tinidazole.

Cách phòng ngừa:

  • Bạn và bạn đời cần thực hiện các xét nghiệm liên quan để có hướng điều trị hợp lý.

5. Nhiễm khuẩn âm đạo do Lactobacilli

Phusandanang xin lưu ý:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial Vaginosis) là do tình trạng mất cân bằng vi sinh vật tự nhiên ở âm đạo gây ra.
  • Lactobacilli là những vi khuẩn hình que thường trú trong âm đạo, tiết ra hydrogen peroxide giúp duy trì pH âm đạo và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn kỵ khí khác. 
  • Trong viêm âm đạo do vi khuẩn, lactobacilli giảm đáng kể và nhóm kỵ khí đặc biệt Gardnerella vaginalis lại gia tăng.
  • Nhiễm khuẩn âm đạo do Lactobacilli khiến phụ nữ mang thai có nguy cơ đối mặt với sinh non, vỡ ối sớm, viêm màng nhau màng ối, viêm nội mạc sau sinh.

Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Khí hư thường loãng, có màu xám, đồng nhất.
  • Khí hư dính vào niêm mạc âm đạo.
  • Có thể có những bóng khí nhỏ trong dịch xuất tiết.
  • Dịch tiết có mùi hôi, tăng lên sau quan hệ tình dục.

Phòng ngừa: 

  • Cách phòng ngừa tốt nhất là kiêng quan hệ tình dục.

6. Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai do lậu cầu

Phusandanang xin lưu ý:

  • Vi khuẩn lậu còn có tên là lậu cầu khuẩn, có hình hạt cà phê, nằm với nhau từng đôi một, thường nằm ở bên trong tế bào bạch cầu đa nhân.
  • Đây là cầu khuẩn gram âm, lây truyền chủ yếu qua xâm nhập niêm mạc sinh dục niệu. 
  • Chúng làm tổn thương tế bào, gây viêm nhiễm đường sinh dục và tiết niệu.
  • Nếu mẹ bầu không phát hiện và điều trị sớm, sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Nguy có sinh non tăng 8%, trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, mắt trẻ có nguy cơ bị mù.

Dấu hiệu và triệu chứng:

  • Ngứa vùng kín.
  • Tiểu gắt, tiểu đục kèm mủ
  • Huyết trắng nặng mùi
  • Đau vùng bụng dưới.

Cách phòng ngừa: 

  • Cách phòng ngừa tốt nhất là quan hệ tình dục an toàn.

VI. Mẹ bầu nên làm gì khi bị nhiễm khuẩn âm đạo?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nhiễm khuẩn âm đạo không quá hiếm gặp ở phụ nữ nhưng đối với bà bầu, bệnh lại có sức ảnh hưởng lớn hơn, không chỉ đối với mẹ mà nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi. 
  • Chính vì vậy, khi biết mình bị bệnh, mẹ bầu nên có những biện pháp xử lý hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con.
  • Khi thấy cơ thể có bất thường, mẹ hãy đi khám ở cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác nhằm đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. 
  • Hiện nay, có nhiều loại thuốc trị nhiễm khuẩn âm đạo hiệu quả nhưng không phải loại nào cũng an toàn với mẹ bầu. 
  • Vì vậy, mẹ cần đi khám và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. 

Phusandanang khuyến nghị mẹ bầu tuyệt đối đừng tự ý mua thuốc uống, thuốc đặt vì chúng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, có thể cân nhắc PHUSANDANANG.COM đối với những mẹ ở Đà Nẵng nhé

Không tự ý dùng thuốc

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên áp dụng những biện pháp dưới đây để hạn chế tối đa sự tiến triển của bệnh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng hơn:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày.
  • Mặc đồ lót thoáng mát, không mặc quá chật.
  • Nên phơi quần lót trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc là nóng trước khi mặc để hạn chế vi khuẩn còn sót lại trong quần.
  • Hạn chế mang băng vệ sinh hằng ngày trong thời gian dài, liên tục.
  • Khi mang thai, nên hạn chế quan hệ tình dục và nếu quan hệ hãy sử dụng bao cao su.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng
  • Ăn uống khoa học để tăng sức đề kháng và chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
  • Ăn sữa chua mỗi ngày vì chúng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giảm nguy cơ viêm nhiễm vùng kín.

VII. Chuyện gì xảy ra nếu tôi không được điều trị?

Phusandanang xin lưu ý:

 

Nhiễm khuẩn âm đạo có thể gây ra một số nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

  • Tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu bạn có quan hệ tình dục với người nào đó bị nhiễm HIV;
  • Tăng nguy cơ lây truyền HIV cho bạn tình nếu bạn có kết quả HIV dương tính;
  • Tăng nguy cơ sinh quá non nếu bạn bị nhiễm khuẩn âm đạo trong khi đang mang thai;
  • Tăng nguy cơ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như nhiễm khuẩn chlamydia và bệnh lậu. Các vi khuẩn này đôi khi có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID), căn bệnh có thể khiến bạn khó có con hoặc không thể có con.

Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai đều có những biện pháp để phòng ngừa hoặc điều trị.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thai kỳ và điều trị hiệu quả, bạn nên quan hệ tình dục an toàn, tạo thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày, cũng như thăm khám bác sĩ phụ sản khoa thường xuyên nhé.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Phụ Sản Đà Nẵng chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản khoa chất lượng tốt nhất Đà Nẵng cho các mẹ:

Nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai