GIỚI TÍNH THAI NHI ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ LÚC NÀO?

· Thời kỳ mang thai,Giai đoạn Bé phát triển

Bên cạnh tìm hiểu các phòng khám thai tốt nhất Đà Nẵng, giới tính của thai nhi là điều mà các cặp vợ chồng đều quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được giới tính thai nhi được hình thành từ lúc nào? Trong bài viết này, hãy cùng Phusandanang tìm hiểu nhé.

Giới tính thai nhi

I. Giới tính thai nhi được hình thành như thế nào?

1. Nhiễm sắc thể quyết định giới tính của thai nhi

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nhiễm sắc thể là các phân tử giống như sợi chỉ mang thông tin di truyền từ chiều cao đến màu mắt. 
  • Nhiễm sắc thể được hình thành từ protein và một phân tử ADN chứa các chỉ dẫn di truyền được truyền lại từ cha mẹ. 
  • Hầu hết các nhiễm sắc thể ở người được sắp xếp theo cặp trong nhân của một tế bào, bao gồm 23 cặp nhiễm sắc thể. Trong đó có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính. 
  • Các nhiễm sắc thể giới tính được gọi là X và Y, sự kết hợp của hai nhiễm sắc thể này sẽ quyết định giới tính của một người. 
  • Nữ giới mang nhiễm sắc thể XX, nam giới mang nhiễm sắc thể XY. 

2. Quá trình hình thành giới tính của thai nhi

Phusandanang xin lưu ý:

  • Việc một người có nhiễm sắc thể XX hay XY được xác định bắt đầu từ thời điểm khi tinh trùng thụ tinh với trứng. 
  • Không giống như các tế bào khác của cơ thể, các tế bào trong trứng và tinh trùng – được gọi là giao tử hoặc tế bào giới tính – chỉ có một nhiễm sắc thể. 
  • Các giao tử được tạo ra bởi sự phân chia tế bào, dẫn đến các tế bào được phân chia có một nửa số lượng nhiễm sắc thể là cha mẹ hoặc tế bào tiền thân. 
  • Trong trường hợp của con người, điều này có nghĩa là tế bào bố mẹ có hai nhiễm sắc thể và giao tử có một.
  • Tất cả các giao tử trong trứng của mẹ đều có nhiễm sắc thể X.
  • Tinh trùng của người bố chứa một nửa nhiễm sắc thể X và một nửa nhiễm sắc thể Y. 
  • Do đó, tinh trùng là yếu tố thay đổi trong việc xác định giới tính của em bé. 
  • Giới tính của em bé được hình thành khi thụ thai bởi nhiễm sắc thể giới tính nhận được từ tinh trùng nhưng phải mất một thời gian để các bộ phận sinh dục của thai nhi thực sự phát triển.
  • Các cơ quan sinh dục bên trong – tinh hoàn ở bé trai, tử cung và buồng trứng ở bé gái – trông giống nhau cho đến tận tuần thứ 9 của thai kỳ. 
  • Các cơ quan sinh dục bên ngoài – dương vật và bìu ở bé trai, âm vật và môi âm hộ ở bé gái – không có sự khác biệt cho đến khoảng tuần thứ 11 của thai kỳ. 
  • Và thậm chí sau đó, phải mất thêm vài tuần nữa để có thể dễ dàng thấy sự khác biệt giữa bé trai và bé gái khi siêu âm.
  • Bộ phận sinh dục bên ngoài bắt đầu từ một chỗ phình nhỏ hình thành giữa hai chân của bé lúc 6 tuần mang thai. 
  • Đồng thời, các cơ quan sinh dục bên trong hình thành từ một dải mô ở mỗi bên bụng của em bé. 
Quá trình hình thành giới tính thai nhi

3. Quá trình hình thành giới tính thai nhi là nữ

Phusandanang xin lưu ý:

Khi trứng mang nhiễm sắc thể X gặp tinh trùng mang nhiễm sắc X thì sẽ hình thành hợp tử XX, đồng nghĩa với việc giới tính của thai nhi là nữ.

Dưới tác động của các hormone sinh dục nữ (chủ yếu là sự có mặt của Estrogen), gen biệt hóa tinh hoàn SRY bị bất hoạt.

Đối với giới tính nữ, bộ phận sinh dục khi phát triển sẽ không có biến động nhiều theo thời gian:

  • Tuần 12: Tử cung và buồng trứng đã xuất hiện
  • Tuần 14: chồi sinh dục giữa hai chân bé đã trở thành âm vật và phần phình ra ở hai bên tạo thành môi âm hộ. Vùng sinh dục ngoài, được gọi là âm hộ, hiện đã hoàn thành.
  • Tuần 22: buồng trứng đã hoàn toàn hình thành và di chuyển từ bụng đến xương chậu. Lúc này buồng trứng chứa khoảng 7 triệu trứng và sẽ giảm xuống còn 2 triệu trứng khi bé chào đời.
  • Bước vào tuổi dậy thì số lượng trứng chỉ còn khoảng 300.000 đến 400.000 trứng.

4. Quá trình hình thành giới tính thai nhi là nam

Phusandanang xin lưu ý:

Giới tính thai nhi là nam sẽ hình thành bộ phận sinh dục ngoài do có sự có mặt của nội tiết tố sinh dục nam Dyhydroterstoterone (DHT) do tinh hoàn sinh ra. 

Nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y sẽ sinh ra testosterone thúc đẩy các ụ mô sinh dục phát triển thành cơ quan sinh dục nam. 

  • Tuần 9: Tinh hoàn bắt đầu được tạo ra và lưu trữ tinh trùng, 
  • Tuần 12: chồi giữa hai chân đã thon dài để tạo thành dương vật. Đồng thời da bìu (nơi chứa tinh hoàn) hình thành từ các chỗ phình nằm ở hai bên của dương vật đang phát triển.
  • Tuần 14: Hệ thống tiết niệu được hình thành đầy đủ
  • Tuần 26: Tinh hoàn hạ xuống dần
  • 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn dương vật của thai nhi phát triển nhiều nhất

II. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành giới tính thai nhi

Khoa học đã chứng minh, người bố sẽ quyết định hoàn toàn giới tính thai nhi.

Tuy nhiên, thời điểm quan hệ, môi trường thụ thai trong cơ thể người mẹ, thời điểm thụ thai...cũng là những yếu tố tác động trực tiếp đến giới tính của thai nhi.

1. Môi trường thụ thai

Phusandanang xin lưu ý:

  • Môi trường kiềm trong cơ thể người mẹ rất lý tưởng để tinh trùng Y phát triển và thụ tinh. 
  • Trong 3 tháng đầu, nếu mẹ có xu hướng bổ sung thực phẩm chứa nhiều kiềm như xúc xích, cam, dưa...thì sự hình thành giới tính thai nhi có thể là nam. 
  • Ngược lại, nếu mẹ bổ sung các thực phẩm giàu magie, canxi như rau cải, đậu nành, cà chua, cà rốt, trứng...sẽ làm môi trường âm đạo có tính axit và là môi trường lý tưởng cho tinh trùng X phát triển, giới tính thai nhi có thể là gái.

2. Độ tuổi bố mẹ

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nam giới tuổi càng cao thì lượng tinh trùng sẽ càng giảm, chất lượng tinh trùng Y cũng sẽ giảm nhiều so với tinh trùng X. 
  • Đặc biệt, quá trình lão hóa ở người phụ nữ có thể ảnh hưởng tới sự hình thành giới tính thai nhi bởi tuổi tác sẽ tác động tới sự bài tiết của các hợp chất kiềm trong tử cung.

3. Thời điểm quan hệ

Phusandanang xin lưu ý:

  • Thời điểm quan hệ càng gần ngày rụng trứng thì khả năng sinh con trai càng cao.
  • Ngược lại, quan hệ vào những ngày xa ngày trứng rụng thì khả năng sinh con gái sẽ cao.

III. Làm thế nào để xác định giới tính thai nhi?

Nếu mẹ bầu muốn biết em bé là trai hay gái, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ để chẩn đoán giới tính của thai nhi.

1. Xét nghiệm tiền sản không xâm lấn

Phusandanang xin lưu ý:

  • Xét nghiệm không xâm lấn (NIPT) dùng để sàng lọc nhiễm sắc thể, có thể bắt đầu thực hiện từ tuần thứ 10 của thai kỳ. 
  • Nếu thai nhi có kết quả bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm sâu hơn để chẩn đoán hội chứng Down và các rối loạn nhiễm sắc thể khác.
  • Đối với xét nghiệm này, thai phụ sẽ cung cấp một mẫu máu, sau đó kiểm tra xem có sự hiện diện của ADN liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể hay không. 
  • Xét nghiệm này cũng cho tỷ lệ chính xác cao khi xác định giới tính thai nhi. Bởi vì đây là xét nghiệm không xâm lấn, việc lấy mẫu máu sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho mẹ và bé.

2. Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) 

Phusandanang xin lưu ý:

  • Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS) là một xét nghiệm di truyền được sử dụng để xác định rối loạn di truyền hay khiếm khuyết nhiễm sắc thể. 
  • Xét nghiệm này sẽ lấy mẫu lông nhung màng đệm (một loại mô được tìm thấy trong nhau thai), thai phụ có thể làm xét nghiệm này sớm nhất là vào tuần thứ 10 hoặc 12 của thai kỳ. 
  • Và bởi vì lông nhung màng đệm có thông tin gen về thai nhi nên cũng có thể tiết lộ giới tính của em bé. 

3. Chọc ối

Phusandanang xin lưu ý:

Chọc ối là một xét nghiệm trước sinh giúp chẩn đoán phát hiện các vấn đề phát triển ở thai nhi.

Bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ nước ối để kiểm tra hội chứng Down, tật nứt đốt sống và các tình trạng di truyền khác.

Bác sĩ sẽ đề nghị chọc ối trong các trường hợp:

  • Siêu âm phát hiện ra sự bất thường
  • Tuổi mẹ trên 35 tuổi tại thời điểm sinh nở 
  • Tiền sử gia đình bị rối loạn nhiễm sắc thể
  • Người mẹ mang bệnh lý di truyền

Cùng với việc phát hiện dị tật bẩm sinh và những bất thường khác, chọc ối cũng xác định giới tính của thai nhi. 

Xác định giới tính thai nhi qua siêu âm

4. Siêu âm

Phusandanang xin lưu ý:

  • Siêu âm thai thường được sử dụng để kiểm tra sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
  • Vì siêu âm tạo ra hình ảnh của thai nhi nên phương pháp này cũng có thể tiết lộ giới tính của thai nhi. 
  • Hầu hết các bác sĩ lên lịch siêu âm vào khoảng tuần thứ 18 đến tuần thứ 21 tuần. 
  • Tuy nhiên, vẫn có thể chẩn đoán sai giới tính thông qua siêu âm vì thai nhi nằm ở tư thế khó nhìn rõ bộ phận sinh dục. 

IV. Dấu hiệu mang thai: Lời đồn và sự thật

1. Những lời đồn về dấu hiệu mang thai bé trai

1.1 Ốm nghén

Phusandanang xin lưu ý:

  • Ốm nghén là một triệu chứng bình thường của thai kỳ.
  • Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có triệu chứng ốm nghén ngắn và không ốm nghén nghiêm trọng vào mỗi sáng thì có thể các mẹ đang mang bầu một bé trai.

1.2 Tình trạng da

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu da mặt bạn trở nên xấu xí với mụn nổi thật nhiều, mũi to, gần như không nhận ra vẻ đẹp xưa kia của bạn nữa, thì rất có thể em bé trong bụng bạn đang là một bé trai đấy.
  • Bên cạnh đó, nhiều người tin rằng khi mang thai bé trai, mái tóc mẹ bầu sẽ dài hơn và có độ bóng hơn.

1.3 Thèm ăn

Phusandanang xin lưu ý:

  • Với con trai, bạn thèm đồ ăn mặn như dưa chua và khoai tây chiên.
  • Bên cạnh đó, nếu mẹ nào thèm đồ chua thì có khả năng đang mang bầu bé trai.
  • Trong thực tế, không có nghiên cứu kết luận đã được thực hiện trên sự thèm ăn như là một dự đoán chính xác về giới tính.
  • Những cảm giác thèm ăn có lẽ có liên quan nhiều hơn đến nhu cầu dinh dưỡng thay đổi của bạn.

1.4 Nhịp tim

Phusandanang xin lưu ý:

  • Một trong các lời đồn phổ biến nhất khi xác định giới tính thai nhi là dựa vào nhịp tim. Nếu nhịp tim đập dưới 140 / phút, thì bạn mang thai con trai.
  • Điều này nghe có vẻ khoa học hơn việc dựa vào cảm giác thèm ăn, nhưng chưa có kết quả nghiên cứu khoa học nào xác định điều này.

1.5 Nước tiểu màu vàng sáng

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu nước tiểu có màu vàng sáng thì đây có thể là dấu hiệu sinh con trai.
  • Tuy nhiên, nếu nước tiểu đậm màu thì nghĩa là bạn đang thiếu nước. Và bạn cần bổ sung nước cho cơ thể.

1.6 Tuổi mẹ khi mang thai

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu tinh ý tính toán số tuổi và chu kì mang thai của người mẹ thì các mẹ cũng có thể ngầm đóan được giới tính đứa bé trong bụng đấy. 
  • Theo như kinh nghiệm dân gian, dựa vào độ tuổi của mẹ khi thụ thai và năm thụ thai, thì sẽ biết được giới tính thai nhi.
  • Nếu 1 hẵn 1 lẻ thì sẽ sinh con trai.

1.7 Kích thước bộ ngực

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu ngực phải phát triển to hơn ngực trái thì có nghĩa là bạn đang mang bầu con trai. 
  • Tuy nhiên, thường thì hầu hết các mẹ bầu đều có bộ ngực lệch nhau và đa số ngực phải to hơn ngực trái nên các mẹ chỉ nên tham khảo thôi nhé.

1.8 Dùng nhẫn cưới xác định

Phusandanang xin lưu ý:

  • Theo cách nhận biết giới tính thai nhi từ xưa, dùng dây buộc chiếc nhẫn cưới vào và giơ ra trước bụng bầu.
  • Nếu chiếc nhẫn cưới chuyển động xoay tròn thì bạn đang mang bầu bé trai.
  • Tuy nhiên, khi các cơ siêu nhỏ động đậy và bản thân bạn không thể khiến cho chiếc nhẫn chuyển động theo một hướng đặc biệt được thì cũng không thể dựa vào điều đó để xác định giới tính của bé đâu nhé.
Dùng nhẫn cưới xác định giới tính thai nhi

1.9 Đường lông ở bụng

Phusandanang xin lưu ý:

  • Đường lông rốn khi mang bầu thì ai cũng có.
  • Nếu như đường lông chạy thẳng 1 mạch từ bụng qua rốn thì sẽ sinh con trai.
  • Bác sĩ cũng bảo nếu đường thẳng trên bụng mà thẳng và đậm thì sẽ là con trai 100%.

1.10 Tay khô

Phusandanang xin lưu ý:

  • Trong quá trình mang thai, hãy để ý đến đôi bàn tay thân yêu của mình các mẹ nhé. 
  • Nếu thấy tay khô, rất có thể bạn đang mang trong mình một cậu bé đấy.

1.11 Tăng cân ở đâu

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu các bạn béo lên ở phía trước cơ thể nhiều hơn phía sau thì có nghĩa mẹ đang mang bầu một bé trai.

1.12 Bụng bầu thấp

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi mẹ bầu “vác” một chiếc bụng to và hơi chèn ngang ở phần dưới bụng thì có thể hi vọng là bé trai đấy. 
  • Đây là một trong những dấu hiệu được nhiều người cho rằng bạn mang thai bé trai. 
  • Tuy nhiên, trên thực tế thì chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng minh tại sao bé trai lại nằm ở bụng dưới của mẹ.
  • Dù vậy, bạn vẫn có thể sử dụng cách nhận biết giới tính thai nhi này kèm với các dấu hiệu mang bầu bé trai khác nữa nhé.

2. Những lời đồn về dấu hiệu mang thai bé gái

2.1 Kích thước bầu vú

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi mang thai, kích thước bầu ngực sẽ có sự thay đổi rõ rệt.
  • Có quan niệm cho rằng bầu ngực bên trái lớn hơn một chút so với bên phải, thì thai nhi là bé gái.

2.2 Tư thế ngủ của mẹ bầu

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nhiều người cho rằng nếu trong thời gian mang thai, mẹ bầu nằm ngủ nghiêng về bên trái thì sẽ sinh một nàng công chúa nhỏ.

2.3 Những cơn đau đầu của thai phụ

Phusandanang xin lưu ý:

  • Người ta nói rằng nếu trong thời gian mang thai mà bạn không hề đau đầu hoặc các cơn đau đầu không đáng kể, thì rất có thể thai nhi là bé gái. 

2.4 Ốm nghén

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu bạn ốm nghén nghiêm trọng vào buổi sáng và những triệu chứng ốm nghén này lại kéo dài toàn bộ thời kỳ mang thai, thì bạn có thể đang mang bầu một bé gái.

2.5 Nhịp tim

Phusandanang xin lưu ý:

  • Tim của thai nhi sẽ đập ít nhất 140 lần mỗi phút; thông thường là lớn hơn các bạn nhé. 
  • Mẹ bầu thường có cảm giác cực kỳ mệt mỏi khi mang thai bé gái.
Nhịp tim thai nhi

2.6 Nước tiểu

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nước tiểu của mẹ bầu mang thai bé gái thường có màu vàng đục.

2.7 Cân nặng của bố

Phusandanang xin lưu ý:

  • Có một giai thoại cho rằng, nếu khi bạn mang thai, chồng bạn đã tăng được vài cân, có lẽ thai nhi sẽ là một bé gái.
  • Hãy thử quan sát và lưu ý về điều này xem sao nhé.

2.8 Khẩu vị

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu bạn thiên về những món có hương vị ngọt ngào, bạn có nhiều khả năng sẽ sinh một công chúa nhỏ. 
  • Bên cạnh đó, nếu thèm đồ ngọt thì khả năng bạn đang mang thai bé gái.
  • Xét trên góc độ khoa học, cảm giác thèm ăn của mẹ bầu trong thai kì là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có một rối loạn nào đó. 
  • Chính xác hơn, thèm ăn là kết quả của những thay đổi nội tiết tố, nhu cầu dinh dưỡng và thay đổi tâm lý của chính bạn trong thời gian mang thai. 
  • Do đó, việc căn cứ vào sự thay đổi khẩu vị để đoán giới tính thai nhi không có căn cứ khoa học mà chỉ là do dân gian lưu truyền lại.

2.9 Sưng phù ở chân

Phusandanang xin lưu ý:

  • Nếu đôi chân không có gì thay đổi so với trước khi mang thai, khả năng cao là bạn đang mang thai bé gái.
  • Ngoài ra, nếu nhiệt độ bàn chân trở nên lạnh hơn so với bình thường, thì xác suất cao là bạn đang mang thai bé gái.

2.10 Hình dáng bụng bầu

Phusandanang xin lưu ý:

  • Bạn có nghe những người lớn tuổi thường nói về kinh nghiệm nhìn dáng bụng bầu đoán biết giới tính thai nhi. 
  • Theo đó, nếu khi mang thai bụng của bạn cao và tròn, thì sẽ sinh con gái.
  • Thực tế là hình dáng bụng của mẹ bầu phụ thuộc nhiều vào vị trí của thai nhi nên đây chỉ là kinh nghiệm dân gian thôi bạn nhé.

2.11 Dùng nhẫn cưới

Phusandanang xin lưu ý:

  • Theo cách đoán giới tính thai nhi trong văn hóa dân gian phương Tây, người ta sẽ buộc chiếc nhẫn cưới vào một sợi dây và giơ ra trước bụng của mẹ bầu. 
  • Nếu chiếc nhẫn chuyển động qua lại như quả lắc thì bé cưng của mẹ bầu sẽ là con gái.

2.12 Dùng baking soda

Phusandanang xin lưu ý:

  • Bạn phải thu thập nước tiểu trong một ly chứa sạch vào lần đi tiểu đầu tiên sau khi thức dậy. 
  • Sau khi thu thập được nước tiểu, mẹ bầu cho một lượng baking soda bằng với lượng nước tiểu vào ly chứa và quan sát xem nước tiểu có sủi bọt hay không. 
  • Dân gian quan niệm rằng nếu không có phản ứng gì thì bé cưng trong bụng là bé gái.
Dùng baking soda

2.13 Thói quen ăn bánh mì

Phusandanang xin lưu ý:

  • Mẹ bầu mang thai bé gái rất ít khi ăn phần đuôi của bánh mỳ. 
  • Tuy nhiên, điều này cũng chỉ là một kinh nghiệm dân gian và chưa có bằng chứng nào từ các nghiên cứu khoa học.

V. Cần thiết hay không việc sớm xác định giới tính thai nhi?

Phusandanang xin lưu ý:

Trong một số trường hợp bất khả kháng, thai phụ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm khi nghi ngờ có bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể, qua đó họ đồng thời cũng biết được giới tính của con mình. 

Phương pháp xét nghiệm ADN của phôi thai trong máu mẹ chỉ được chỉ định cho các bà mẹ khi:

  • Gia đình đã có tiền sử người mắc bệnh

  • Mẹ từng tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ nên thai nhi có khả năng nhiễm bệnh

  • Mẹ bị ốm, cúm hoặc dùng thuốc không đúng chỉ định trong thời gian mang thai…

  • Các bác sĩ cũng có thể phát hiện một số bệnh của em bé như máu không đông, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay bất đồng nhóm máu với mẹ…

Có những đôi vợ chồng muốn biết con mình là trai hay gái, chỉ đơn giản vì quá tò mò. 

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp có nhu cầu xác định sớm giới tính của con xuất phát từ áp lực gia đình, hoặc mong muốn cá nhân. 

Bên cạnh đó, do một số định kiến trong xã hội, nếu biết về giới tính sớm rất có thể sẽ gây tăng số lượng các vụ phá thai của các cặp vợ chồng trẻ.

Bởi vậy, việc lựa chọn giới tính cho trẻ, cũng như xét nghiệm máu để biết giới tính thai nhi vì các lí do xã hội là bất hợp pháp. Nó có nguy cơ gây ra một tai họa trong việc phát triển cấu trúc xã hội, gây mất cân bằng giới tính trong tương lai.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Phụ Sản Đà Nẵng chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Phusandanang giới thiệu phòng khám sản khoa chất lượng nhất ở Đà Nẵng các mẹ nhé:

Giới tính thai nhi được hình thành như thế nào?