MÃN KINH Ở PHỤ NỮ TRUNG NIÊN

· Sức khoẻ - Phòng ngừa bệnh
  • Bên cạnh TOP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ, thì mãn kinh là điều mà phụ nữ trung niên nào cũng sẽ phải trải qua.
  • Bước sang tuổi 50, thông thường phụ nữ hết tuổi sinh đẻ, bước vào thời kỳ mãn kinh.  Đây là giai đoạn tự nhiên mà ai là phụ nữ cũng đều sẽ phải trải qua. Vậy mãn kinh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị nó ra sao thì hôm nay hãy cùng phusandanang tìm hiểu về mãn kinh ở phụ nữ trung niên nhé!

I. Mãn kinh ở phụ nữ trung niên là gì?

Mãn kinh ở phụ nữ trung niên là gì?

1. Giới thiệu chung

Phusandanang lưu ý:

  • Mãn kinh là khoảng thời gian sau khi buồng trứng của người phụ nữ ngừng hoạt động hoàn toàn, không còn rụng trứng và sản xuất các loại nội tiết tố. Do đó người phụ nữ không còn kinh nguyệt và cũng không thể mang thai. 
  • Kinh nguyệt có thể ngưng trong một vài tháng và sau đó có lại. Chính vì vậy người phụ nữ được gọi là mãn kinh khi không có kinh trên 1 năm. 
  • Tuổi mãn kinh thông thường từ 45 đến 55 tuổi. Mãn kinh không phải là một bệnh mà là sự chuyển tiếp thời kỳ bình thường xảy ra ở tất cả phụ nữ lớn tuổi.    

2. Mãn kinh ở phụ nữ trung niên

Phusandanang lưu ý:

Mãn kinh diễn tiến từ từ theo tuổi tác, thường qua 2 giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thực sự.

  • Tiền mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi từ 45-50, do hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ (Estrogen và Progesteron), dẫn đến kinh nguyệt không đều, kéo dài, dây dưa. Giai đoạn này có thể kéo dài 2-3 đến 5 năm tùy theo từng người.
  • Mãn kinh thật sự, khi buồng trứng ngừng hẳn hoạt động và ngừng tiết nội tiết tố nữ, dẫn đến kinh nguyệt mất hẳn. Mãn kinh thực sự thường ở lứa tuổi từ 50-55 và chỉ được xác nhận khi kinh nguyệt mất hẳn trên 12 tháng. Nếu chỉ mới mất kinh vài ba tháng, phải cẩn thận để tránh có thai ngoài ý muốn.

Ngoài ra có một số trường hợp mãn kinh bất thường có thể là quá sớm hoặc quá muộn.

  • Mãn kinh sớm: là mãn kinh trước 40 tuổi. Khi đó, người phụ nữ không còn khả năng có thai được nữa, do không còn có nang noãn chín hoặc noãn không thể phóng được (không rụng trứng). Mãn kinh sớm xảy ra ở những phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu, chiếu tia xạ trị bệnh, bị rối loạn miễn dịch, đã được phẫu thuật cắt tử cung nhưng còn chừa 2 buồng trứng...
  • Mãn kinh muộn: là mãn kinh sau 55 tuổi.

II. Dấu hiệu nhận biết mãn kinh

Phusandanang lưu ý:

  • Bốc hỏa: Nhiệt độ cơ thể thường xuyên tăng, cảm giác nóng từ trong người, đổ mồ hôi nhiều bất kể ngày hay đêm,… là những biểu hiện thường thấy ở người phụ nữ mãn kinh. Đi kèm với biểu hiện này, vào ban đêm, một số người còn bị ngủ ngáy. 
  • Đau tức, mất sự đầy đặn ở vùng ngực: Mãn kinh khiến cho estrogen giảm, lượng cholesterol và đường tăng gây xơ vữa động mạch,cơ tim, tắc nghẽn mạch máu khiến bầu ngực thường xuyên có cảm giác đau tức. Cũng ở giai đoạn này, hệ thống tuyến sữa ngừng hoạt động, tuyến sữa bắt đầu co lại khiến ngực chảy xệ. 
Đau tức, mất sự đầy đặn ở vùng ngực
  • Khô âm đạo: Nồng độ nội tiết tố estrogen giảm chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng khô âm đạo. Bởi vậy, đây là một trong số những biểu hiện hàng đầu cho thấy bạn đang bước vào giai đoạn mãn kinh. Khô âm đạo có thể khiến chị em cảm thấy “vùng kín” vô cùng khó chịu, đồng thời có thể gây chảy máu khi ma sát mạnh vào “cô bé”. 
  • Giảm ham muốn tình dục: Khi phải đối mặt với những vấn đề như âm đạo khô, đau rát, tâm trạng thay đổi, bốc hỏa,… người phụ nữ trở nên tự ti, khó mà có cảm hứng trong chuyện chăn gối.
  • Kinh nguyệt thất thường: Kinh nguyệt tháng tới sớm, tháng tới muộn, tháng lại không xuất hiện hay tháng lượng kinh ra nhiều, tháng lại ra ít,… là những biểu hiện thường gặp khi bắt đầu chuyển giao từ giai đoạn tiền mãn kinh sang mãn kinh. Cuối cùng, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ngừng lại hoàn toàn, kinh không còn xuất hiện đó là lúc mãn kinh xảy ra.
Kinh nguyệt thất thường
  • Cân nặng thay đổi: Có một vài nguyên nhân dẫn đến vấn đề này như chế độ ăn uống thất thường, giờ giấc ngủ nghỉ không điều độ do khó ngủ, bốc hỏa. Ngoài ra, tình trạng hormone cortisol tăng cao cũng khiến tăng cảm giác thèm ăn, dần dần ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể.  
  • Đau nhức xương, khớp, loãng xương: Estrogen sụt giảm khiến cho cơ thể không thể tự tổng hợp, thiếu hụt canxi trầm trọng, vì vậy mà xương khớp trở nên giòn, trơ hơn, dịch khớp cũng ít đi. Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh rất dễ bị khô khớp, xương dễ gãy và thường xuyên đau nhức. 
Đau nhức xương, khớp, loãng xương

III. Nguyên nhân gây mãn kinh ở phụ nữ trung niên

1. Giới thiệu chung

Phusandanang lưu ý:

  • Do nội tiết tố sinh sản suy giảm tự nhiên: Khi gần đến tuổi 30, buồng trứng của bạn bắt đầu tạo ra ít estrogen và progesterone – các hormone điều hòa kinh nguyệt – và khả năng sinh sản của bạn giảm xuống. Cho đến cuối cùng (trung bình là vào tuổi 51), buồng trứng của bạn ngừng phóng thích trứng và bạn không còn kinh nữa. 
  • Do phẫu thuật cắt bbuồng trứng: Buồng trứng là cơ quan giúp sản sinh hormone estrogen và progesterone, giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng gây mãn kinh ngay lập tức. Kinh nguyệt của bạn ngừng lại, cơ thể bị bốc hỏa và gặp các dấu hiệu, triệu chứng mãn kinh khác.  
  • Do suy buồng trứng nguyên phát: Khoảng 1% phụ nữ mãn kinh trước 40 tuổi (mãn kinh sớm). Mãn kinh sớm có thể là do buồng trứng không sản xuất được lượng hormone sinh sản bình thường (suy buồng trứng nguyên phát), xuất phát từ các yếu tố di truyền hoặc bệnh tự miễn dịch.

2. Nguyên nhân gây mãn kinh sớm

2.1. Di truyền

Phusandanang lưu ý:

  • Nếu mẹ của bạn có độ tuổi mãn kinh bắt đầu sớm, bạn có nhiều khả năng cũng sẽ mãn kinh sớm giống như mẹ bạn. Bởi vậy, việc biết được độ tuổi bắt đầu mãn kinh của mẹ có thể cung cấp những dữ liệu gợi ý về thời điểm mà bạn bắt đầu mãn kinh. Tuy nhiên, gen chỉ là một phần nguyên nhân của mãn kinh sớm.

2.2. Lối sống

Phusandanang lưu ý:

  • Thuốc lá làm giảm lượng hormone estrogen trong cơ thể nữ giới, có thể gây ra tiền mãn kinh sớm.
  • Chỉ số khối cơ thể (BMI) cũng có thể là yếu tố dẫn đến tiền mãn kinh sớm. Hormone estrogen được lưu trữ trong mô mỡ. Những phụ nữ rất gầy có ít dự trữ hormon estrogen hơn, bởi vậy có thể bị cạn kiện lượng hormone này sớm hơn.
  • Một số nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn chay, không tập thể dục và thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày cũng có thể gây ra tiền mãn kinh sớm.
broken image

2.3. Khiếm khuyết nhiễm sắc thể

Phusandanang lưu ý:

  • Một số khiếm khuyết nhiễm sắc thể có thể dẫn đến tiền mãn kinh sớm. Ví dụ, hội chứng Turner liên quan đến việc sinh ra một nhiễm sắc thể không hoàn chỉnh, chỉ có một nhiễm sắc thể X trong tế bào. Phụ nữ mắc hội chứng Turner có buồng trứng hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động. Đây là nguyên nhân dẫn đến vô kinh hoặc tiền mãn kinh sớm.

2.4. Triệu chứng của bệnh tự miễn như bệnh tuyến giáp hoặc viêm khớp dạng thấp

Phusandanang lưu ý:

  • Dấu hiệu tiền mãn kinh sớm có thể là triệu chứng của bệnh tự miễn như bệnh tuyến giáp hoặc viêm khớp dạng thấp. Trong các bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch sẽ nhận nhầm một cơ quan trong cơ thể với các tác nhân lạ và tấn công cơ quan này. Việc mắc một trong các bệnh này có thể ảnh hưởng đến buồng trứng. Thời kỳ mãn kinh xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động.

2.5. Điều trị ung thư

Phusandanang lưu ý:

  • Tuổi tác của bạn: Người ít tuổi thì có thể chịu đựng với hóa chất và tia xạ hơn so với các phụ nữ lớn tuổi.
  • Loại hóa chất điều trị hóa trị khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến buồng trứng.
  • Vị trí điều trị ung thư: Nguy cơ phát triển tiền mãn kinh sớm nếu vị trí xạ trị ở não hoặc vùng chậu.
broken image

IV. Ảnh hưởng của mãn kinh đến sức khỏe của phụ nữ

4.1. Ảnh hưởng về mặt tâm lý 

Phusandanang lưu ý:

  • Luôn cảm thấy lo lắng, dễ chán nản, thay đổi tâm trạng, buồn vẩn vơ, trầm uất, hoặc dễ nóng nảy, cáu gắt, hay quên,..
  • Tính tình trở nên trầm mặc, băn khoăn, chán nản hay thất vọng, thường không vừa lòng với môi trường xung quanh. 46% phụ nữ bị mất ngủ, mệt nhọc trong thời kỳ mãn kinh, vận động chậm chạp, mất hứng thú trong quan hệ vợ chồng
  • Rối loạn giấc ngủ: Ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ, trằn trọc cả đêm 
  • Cơn bốc hỏa: Thỉnh thoảng xảy ra, do rối loạn vận mạch làm nóng bừng ở ngực, lưng, cổ, cảm giác nóng bừng mặt, đổ mồ hôi, nhiều nhất là về đêm, gây khó chịu, mất ngủ. Có thể kèm cảm giác nặng chân, vọp bẻ,…
broken image

4.2. Ảnh hưởng về mặt sinh lý 

Phusandanang lưu ý:

  • Rối loạn kinh nguyệt: vòng kinh dài, ngắn và ra huyết bất thường.  
  • Giảm ham muốn khi quan hệ: Giảm ham muốn tình dục do khô âm đạo, mụn trứng cá, tóc rụng, mệt mỏi kinh niên, lông mặt mọc rậm, da khô, nhám, nhăn nheo do mất dần lớp mỡ dưới da, tuyến vú trở nên mềm nhão, giọng nói bị ồ; âm đạo khô teo gây đau khi giao hợp; nhiễm trùng tiết niệu và són tiểu do niêm mạc đường tiết niệu cũng bị khô teo.
broken image
  • Niêm mạc sinh dục: Dần dần teo mỏng, làm âm hộ, âm đạo khô, ngứa, rát, giao hợp đau, dễ bị xây xước và nhiễm trùng. 
  • Sa sinh dục: Do cơ, dây chằng vùng chậu bị nhão hơn. 
  • Tim mạch: Xơ cứng thành mạch, chủ yếu là nguy cơ bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim. 
  • Ung thư sinh dục: Thiếu nội tiết tố buồng trứng là yếu tố khơi dậy một vài ung thư sẵn có nơi bộ phận sinh dục. 
  • Tiết niệu: Tiểu nhiều lần, đôi khi không tự chủ được (tiểu són), tiểu buốt dù nước tiểu vẫn trong, và không có dấu hiệu nhiễm trùng. Đi tiểu thường xuyên hơn và khẩn cấp, nhất là vào ban đêm
  • Dễ gặp các vấn đề về xương khớp do suy giảm nội tiết tố nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh như loãng xương, dễ gãy xương, hay bị đau nhức các khớp…. 
broken image

4.3. Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ

Phusandanang lưu ý:

  • Da: da khô, xuất hiện nhiều vết nám, tàn nhang, sạm da, lỗ chân lông co lại, độ đàn hồi da bị suy giảm. Tuổi tác càng cao thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể càng chậm lại. 
  • Dễ tăng cân: Các triệu chứng căng thẳng, lo lắng, mất ngủ thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh sẽ tạo điều kiện cho sự tích tụ của các tế bào mỡ trắng. Kết quả là bạn dễ tăng cân, đặc biệt là sự mất cân đối về vóc dáng khi mỡ trắng thường tập trung ở vùng eo, bụng, đùi, bắp tay.   
  • Tóc: dễ gãy rụng, yếu, thiếu dưỡng chất và dần xuất hiện tóc bạc.
  • Ngực: da tay, da chân dễ teo, nhăn nheo do thiếu hụt collagen và suy giảm estrogen.
broken image

V. Các biện pháp khắc phục hiện tượng mãn kinh

Phusandanang lưu ý:

  • Tìm gặp bác sĩ, chuyên gia trị liệu: Hãy chia sẻ với bác sĩ, chuyên gia khi gặp các cảm giác buồn bã, trầm cảm, buồn ngủ và thay đổi nhân dạng của mình. Bạn cũng nên thử nói chuyện với các thành viên trong gia đình, những người thân yêu hoặc bạn bè về cảm giác lo lắng, những vấn đề của bản thân để họ biết nhu cầu của bạn. 
  • Tập thể dục và kiểm soát cân nặng: Giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày của bạn từ 400 đến 600 calo để giúp kiểm soát cân nặng. Hơn nữa nên tập thể dục vừa phải từ 20 đến 30 phút mỗi ngày.  
broken image
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Hãy bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa canxi, đạm, vitamin D, axit béo omega-3, chất xơ và magie trong thực đơn. Tìm và trao đổi với bác sĩ của bạn về các chất bổ sung có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu sức khỏe cá nhân của mình. 
  • Chăm sóc làn da: Uống nhiều nước, sử dụng những sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng để ngăn ngừa, làm chậm quá trình lão hóa cũng như khô da. 
  • Bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu, bia: Ngừng hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc. Tiếp xúc với thuốc lá có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn. Uống nhiều rượu bia trong thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh lý  
broken image
  • Lập kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tâm trạng vui vẻ: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng mãn kinh nên chị em trong giai đoạn này cần thư giãn, sống vui vẻ, lạc quan, tránh lo âu, muộn phiền. Hãy dành thời gian thư giãn với những hình thức mà bạn yêu thích như đi du lịch, shopping, xem phim, nghe nhạc, đọc sách,… 
  • Ngủ đủ giấc: Thêm nữa, một giấc ngủ ngon cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi tiền mãn kinh rất hiệu quả. Bạn nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc, có thể tập thể dục trước giờ ngủ 2 - 3 tiếng hoặc uống trà tâm sen mỗi ngày để ngủ ngon hơn.
broken image

VI. Cách điều trị mãn kinh

Phusandanang lưu ý:

Vì là quá trình diễn ra tự nhiên nên hầu hết các trường hợp không cần sự can thiệp y tế hay điều trị. Tuy nhiên, khi các triệu chứng khiến người phụ nữ thực sự khó chịu thì việc điều trị tiền mãn kinh là cần thiết. Khái niệm điều trị tiền mãn kinh được dùng để nói đến việc điều trị các triệu chứng khó chịu gây ra trong thời kỳ này. Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng, các phương pháp chính có thể sử dụng bao gồm:

  • Liệu pháp hormone: là lựa chọn tốt nhất để điều trị triệu chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc là dẫn chất estrogen (có thể trong thuốc uống, cao dán hoặc dạng kem) nhằm bổ sung sự thiếu hụt mà cơ thể không đáp ứng được. Dựa vào tình trạng sức khoẻ hiện tại và tiểu sử gia đình, các bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng estrogen phù hợp để làm dịu các triệu chứng. Nếu bệnh nhân vẫn còn tử cung thì progesterone cần được kết hợp để tránh nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. 
  • Vaginal estrogen: Đây là phương pháp để làm dịu chứng khô âm đạo, estrogen có thể được đưa trực tiếp vào âm đạo và được hấp thụ bởi các mô âm đạo. Điều này có thể làm âm đạo bớt khô ráp và làm dịu một số triệu chứng liên quan đến âm đạo. 
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc gọi là “thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin” (selective serotonin reuptakeinhibitors-SSRIs) có tác dụng làm dịu hiện tượng bốc hỏa và các triệu chứng tâm lý khác như lo âu, muộn phiền. 
  • Thuốc Gapapentin (Neuronttin, Gralise,...): Gapapentin được cấp phép để điều trị các chứng co giật, nhưng nó cũng đã được chứng minh là giúp giảm chứng nóng bừng, bốc hỏa ở phụ nữ. Thuốc này hiệu quả với những phụ nữ không thể sử dụng liệu pháp estrogen và thường gặp những cơn nóng bừng vào ban đêm. 
  • Thuốc Clonidine (Catapres, Kapvay,...): Clonidine, dạng thuốc viên hoặc miếng dán thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp, cũng có thể giúp làm dịu đi những cơn nóng bừng. 
  • Thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị loãng xương: Dựa trên nhu cầu cá nhân, các bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc để ngăn ngừa và điều trị loãng xương. Nhiều loại thuốc hiện có trên thị trường giúp điều trị loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương. Bác sĩ có thể kê đơn vitamin D để giúp xương bạn chắc khỏe. 

Phusandanang tóm lại: Trước khi sử dụng bất cứ biện pháp điều trị nào, người bệnh nên thảo luận chi tiết với bác sĩ về những lợi ích và nguy cơ với mỗi phương pháp.

VII. Cách phòng ngừa các rối loạn sau mãn kinh

7.1. Giới thiệu chung

Phusandanang lưu ý:

  • Cần ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ linh lăng và các thức ăn có nhiều canxi, vitamin D, omega-3 và omega-6
  • Cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ
  • Trong quan hệ tình dục, có thể dùng các chất bôi trơn để làm cảm giác đau vì sự khô teo của âm đạo
  • Khám phụ khoa định kì mỗi 6 tháng một lần để phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư
  • Bổ sung thuốc có canxi và vitamin D, vitamin E mỗi ngày
  • Cách điều trị phổ biến hiện nay là sử dụng liệu pháp nội tiết tố thay thế lâu dài. Ðiều này phải được bác sĩ chuyên khoa Phụ sản khám chọn lọc vì nội tiết tố Estrogen còn có thể gây ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú.

7.2. Các cách phòng ngừa rối loạn mãn kinh

Phusandanang lưu ý:

  • Giữ gìn vệ sinh âm đạo trong kỳ kinh: Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ, vì vậy chỉ khi nào ra huyết nhiều quá, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thì mới cần nhờ đến sự can thiệp của nhân viên y tế để cầm máu, nếu không cứ để tự nhiên, giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, sẽ đến lúc kinh ngừng hẳn.
  • Các biện pháp ngăn ngừa cơn bốc hỏa: Uống một cốc nước lạnh khi bắt đầu cơn bốc hỏa. Tránh dùng đồ uống có cồn hoặc cà phê vì chúng làm tăng mức độ khó chịu của cơn bốc hỏa. Giảm lượng rượu vang đỏ (rượu nho), sô-cô-la và phô-mai vì những hóa chất trong đó có thể ảnh hưởng tới thân nhiệt, làm khởi phát cơn bốc hỏa. Không hút thuốc vì nó làm trầm trọng thêm cơn bốc hỏa. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát làm từ vải sợi tự nhiên. Nên mặc nhiều lớp để có thể tháo bớt khi cơn bốc hỏa xuất hiện. Lúc ở nhà, hãy hạ thấp nhiệt độ của máy điều hòa.
  • Chế độ dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh: ăn uống đầy đủ, cân đối các chất. Axit béo tốt nhất là Omega-3 và Omega-6, có trong hạt vừng, quả óc chó, đậu nành, hạt hướng dương, các loại rau quả họ đậu, các loại cá, rong biển... giúp tránh được tình trạng khô âm đạo và chứng nhiễm trùng đường tiểu, làm tăng thêm sự hưng phấn về mặt tinh thần và năng lượng sống cho cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: Ðối với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan.
  • Quan hệ an toàn: Trong quan hệ tình dục, có thể dùng các chất bôi trơn để làm cảm giác đau vì sự khô teo của âm đạo
  • Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng một lần để phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư.
  • Bổ sung các loại thực phẩm chức năng: Dùng bổ sung thuốc có canxi và vitamin D để hạn chế rối loạn loãng xương. Cần dùng vitamin E mỗi ngày. Việc điều trị bằng sử dụng liệu pháp nội tiết tố thay thế lâu dài phải được bác sĩ chuyên khoa phụ sản khám chọn lọc hướng dẫn và theo dõi phù hợp cho mỗi người, không có công thức chung cho hàm lượng và thời gian sử dụng vì nội tiết tố Estrogen còn có thể gây ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú.

VIII. Các câu hỏi thường gặp về tiền mãn kinh - mãn kinh

1. Độ tuổi mãn kinh trung bình ở phụ nữ là bao nhiêu?

Phusandanang lưu ý:

  • Độ tuổi trung bình khi bắt đầu mãn kinh là gần 50. Một số người có thể bắt đầu sớm hơn nhưng cũng có những người muộn hơn. Trong đó, phần lớn phụ nữ ngưng hành kinh hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều ở độ tuổi 45-55. Mặc dù vậy, buồng trứng có thể đã bắt đầu suy giảm chức năng vào những năm trước đó.

2. Sự khác biệt giữa tiền mãn kinh và mãn kinh

Phusandanang lưu ý: 

  • Tiền mãn kinh là khái niệm dùng để chỉ khoảng thời gian ngay trước khi bắt đầu giai đoạn mãn kinh.
  • Trong suốt thời kỳ tiền mãn kinh, cơ thể bạn bắt đầu có sự chuẩn bị để tiến đến giai đoạn mãn kinh. Điều đó có nghĩa là quá trình sản xuất hormone từ buồng trứng sẽ suy giảm. Sự thay đổi ở bên ngoài và bên trong cơ thể sẽ xuất hiện ở giai đoạn tiền mãn kinh và chấm dứt trong thời kỳ mãn kinh.

Vậy là phusandanang đã giới thiệu qua về mãn kinh và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe, sinh hoạt của phụ nữ. Mong rằng chị em sẽ trang bị cho mình những kiến thức để phòng tránh và điều trị một cách hiệu quả nhất nhé.

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách: 

  • Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện. 
  • Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dànhcho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính. 
  • Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây!  

MÃN KINH Ở PHỤ NỮ TRUNG NIÊN