CANXI & PHỤ NỮ MANG THAI

· Thời kỳ mang thai
  • Bên cạnh TOP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ, Phusandanang xin nhấn mạnh Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ canxi theo từng giai đoạn để tránh bị loãng xương, sinh con khỏe mạnh, không bị còi xương, sinh thiếu tháng, sức đề kháng kém. 
  • Tuy nhiên tùy vào sức khỏe của mẹ, lượng thực phẩm ăn hàng ngày mà các mẹ nên bổ sung bao nhiêu canxi là đủ. 
  • Dưới đây là những thông tin mà phusandanang sẽ chia sẻ để giúp các mẹ biết cách làm sao để bổ sung canxi trong những tháng thai kỳ một cách hợp lý nhất. 

I. Canxi là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Canxi là một loại khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể người. Canxi chiếm 1,5 - 2% trọng lượng cơ thể người, 99% lượng canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Canxi kết hợp với phospho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, 2 khoáng chất này là yếu tố giúp cho xương và răng chắc khỏe. 
  • Canxi trong xương: cấu tạo thành phần hoá học của xương bao gồm: 25% nước, 20% protein, 5% lipit, một lượng nhỏ, glycosaminoglycan và gần 50% là chất khoáng, trong đó hầu hết chất khoáng là muối canxi. 
  • Canxi ngoài xương: Lượng canxi trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở người bình thường không quá 10 g. Canxi ngoài xương cần thiết cho các hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu. 
canxi là gì

II. Vai trò của Canxi với phụ nữ mang thai

2.1. Vì sao phụ nữ mang thai cần bổ sung canxi

Vai trò của Canxi với phụ nữ mang thai

Phusandanang lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai cần bổ sung canxi để cung cấp cho thai nhi, giúp ích cho quá trình hình thành xương, hộp sọ, răng, cơ của em bé. Mẹ bầu thiếu canxi thường có các biểu hiện như: Người mệt mỏi, Đau lưng, đau mỏi xương khớp, Đau răng, sâu răng, Tê chân, Chuột rút, Mất ngủ,...
  • Mẹ bầu thiếu canxi cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thai nhi của thai nhi, khiến thai nhi: Chậm phát triển, Còi xương bẩm sinh, Khò khè bẩm sinh hay thậm chí là Dị dạng xương. 

2.2. Vai trò của canxi đối với bà bầu bao gồm

Phusandanang lưu ý:

  • Cung cấp cho sự phát triển của bé, giúp bé phát triển hệ xương toàn diện và khỏe mạnh. 
  • Tham gia điều hòa quá trình đông máu, tạo điều kiện cho sự đông máu tự nhiên. 
  • Bảo vệ mẹ chống loãng xương, xốp xương, xương yếu dễ gãy do thiếu canxi. 
  • Duy trì nhịp tim ổn định và các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. 
  • Là nguyên liệu cần thiết cho sản xuất sữa mẹ sau sinh. 
  • Giảm nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu, ngăn ngừa cao huyết áp.  

Phusandanang xin phép tóm gọn => Một thai phụ cần 1000 - 1200mg canxi mỗi ngày. Việc cung cấp đủ nhu cầu canxi trong thai kỳ sẽ giúp tạo thành và phát triển bộ xương thai nhi mà vẫn đảm bảo toàn vẹn bộ xương của mẹ bầu.

2.3. Bà bầu thiếu canxi có tác hại như thế nào?

Phusandanang lưu ý:

  • Tăng huyếp áp: Gần đây, qua thực nghiệm và lâm sàng cho thấy nếu mang thai đến tuần thứ 15, bắt đầu cho uống mỗi ngày 2g canxi thì huyết áp giữ được mức thấp hơn trung bình trong suốt thai kỳ. Nếu mỗi ngày chỉ dùng 1g thì sau tuần mang thai thứ 24, phụ nữ mang thai được bổ sung canxi đó không khác gì người không được bổ sung, huyết áp tăng lên dần, có khả năng gây ra các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp thai kỳ.
  • Tăng sự bài tiết hormone: Khi canxi trong máu mẹ giảm, hoạt động bài tiết hormon của tuyến cận giáp tăng lên. Dưới tác dụng của hormon cận giáp làm cho phốt pho trong xương hòa tan, chuyển vào tuần hoàn máu đồng thời gia tăng sự hấp thu canxi trong đường ruột để giữ mức canxi trong máu. Nồng độ hormon của tuyến cận giáp có liên quan trực tiếp tới huyết áp, hormon của tuyến cận giáp cao thì huyết áp càng tăng. 
  • Loãng xương: canxi là cần thiết để phát triển xương và làm cho chúng mạnh mẽ hơn. Thiếu canxi có thể làm suy yếu xương. Do đó gây ra triệu chứng nghiêm trọng là gãy xương hoặc laoxng xương thường xuyên.
  • Nguy cơ tiền sản giật:  Nguyên nhân của hội chứng này là do lượng canxi cung cấp cho thai phụ không đầy đủ, dẫn đến thiếu hụt canxi trong máu - có liên quan tới các rối loạn cao huyết áp, co mạch máu.
  • Đau mỏi cơ xương khớp, đau lưngKhi mang thai, người mẹ không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày thì bào thai sẽ lấy lượng canxi thiếu đó từ chính xương của cơ thể mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, khiến người mẹ dễ bị đau xương khớp, đau lưng.
  • Thể trạng mệt mỏi, Dễ mất ngủCanxi cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Vì thế nếu thiếu canxi sẽ khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, tay chân rã rời, buồn ngủ và không có năng lượng làm việc. Những bà bầu không tiêu thụ đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ thường bị mất ngủ gây khó chịu, mất cảm xúc, rối loạn giấc ngủ.
  • Thường xuyên bị chuột rút: Chuột rút cơ bắp là một triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Canxi trong máu của bạn bị ion hóa, có nghĩa là nó mang điện tích. Chuột rút nhỏ và co thắt cơ hoặc ngứa ran ở ngón tay, miệng hoặc bàn chân, thường xảy ra vào ban đêm.
Bà bầu thiếu canxi có tác hại như thế nào?

III. Nên uống canxi vào tháng thứ mấy của thai kỳ?

Nên uống canxi vào tháng thứ mấy của thai kỳ?

1. Giới thiệu chung

Phusandanang lưu ý:

  • Nhu cầu canxi của bà bầu tăng cao trong 3 tháng giữa của thai kỳ, và đặc biệt là 3 tháng cuối do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Nếu không được cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ tự “rút” canxi từ cơ thể của người mẹ để phục vụ quá trình hình thành xương và hộp sọ. 
  • Như đã nói ở trên, trong 3 tháng giữa thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ bầu là 1200mg/ngày và tăng lên 1500mg/ngày ở 3 tháng cuối. Do đó, thông thường, thai phụ khi mang bầu đến tháng thứ 4 của thai kỳ nên bắt đầu uống canxi để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và con. 
  • Bổ sung canxi rất quan trọng và cần thiết cho mẹ bầu. Tuy nhiên, không được bổ sung tùy tiện vì nếu cơ thể không thể hấp thụ toàn bộ lượng canxi được nạp vào, một phần sẽ đào thải ra ngoài, có thể tăng áp lực cho dạ dày và hệ tiết niệu. 
  • Việc dư thừa canxi cũng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Phụ nữ mang thai cần thực hiện xét nghiệm máu để xác định mức độ canxi hiện có của cơ thể, từ đó mới đưa ra kết luận có cần uống canxi hay không, bổ sung canxi với lượng bao nhiêu là vừa đủ. 

2. Lượng canxi cần bổ sung cho phụ nữ mang thai theo thai kỳ

Phusandanang lưu ý:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Trong thời kỳ đầu mang thai, thai phụ cần phải được cung cấp khoảng 50mg canxi mỗi ngày. Như vậy, trong 3 tháng đầu, các thai phụ cần khoảng 800mg canxi. Mẹ bầu nên uống 1-2 cốc sữa mỗi ngày sẽ đủ với nhu cầu canxi cơ thể cần trong giai đoạn này.
  • 3 tháng giữa thai kỳ: Đây là giai đoạn các bà bầu cần phải được cung cấp canxi nhiều hơn. Mỗi ngày, bên cạnh việc chú ý bổ sung các thực phẩm có chứa canxi, các bác sĩ sản khoa khuyên thai phụ nên tắm nắng, ánh nắng có thể thúc đẩy sự tổng hợp vitamin D và nâng cao tỷ lệ hấp thu canxi. Ngoài ra, việc vận động có thể nâng cao khả năng hoạt động của xương và khớp, cải thiện tình trạng của xương.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: 3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn xương của trẻ bắt đầu được ổn định và mỗi ngày, người mẹ cần phải được cung cấp từ 600 đến 1500mg canxi. Như vậy, lượng canxi sẽ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của cả bản thân người mẹ và thai nhi trong bụng.

IV. Những thực phẩm giàu canxi dành cho phụ nữ mang thai

1. Giới thiệu chung

Phusandanang lưu ý:

Bên cạnh viên uống canxi, phụ nữ có thai cần bổ sung canxi bằng các thực phẩm dinh dưỡng. Các chuyên gia khuyến cáo, thực phẩm vẫn là nguồn bổ sung canxi cho phụ nữ có thai hiệu quả và an toàn nhất. Mẹ bầu nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều canxi trong bữa ăn hàng ngày như:

  • Sữa, các chế phẩm từ sữa: có thể uống sữa tươi hoặc sữa bầu, phomai, sữa chua .. 
  • Thịt bò: thịt bò vừa là nguồn cung cấp sắt, vừa chứa nhiều canxi, rất tốt cho bà bầu 
  • Thịt gà, thịt vịt, trứng gà, trứng vịt 
  • Động vật có vỏ: Tôm, cua, ghẹ, ốc sò, nghêu,hến.. 
  • Trái cây: chuối, kiwi, cam quýt là những loại trái cây có nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. 
  • Rau màu xanh: rau bina, súp lơ xanh, cải xoăn, rau mồng tơi, .. là các loại rau có nhiều canxi và vitamin khoáng chất.   
Những lưu ý khi uống Canxi 

2.Những thực phẩm giàu canxi dành cho phụ nữ mang thai

2.1. Cua biển

Phusandanang lưu ý:

  • Cua biển thực sự là một “mỏ vàng” dưỡng chất bởi chứa rất nhiều canxi và các chất dinh dưỡng cốt yếu khác tốt cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Vì thế hải sản này thuộc top đầu các món ăn nhiều canxi cho bà bầu.
  • Theo các nhà khoa học, phụ nữ mang thai ăn cua biển hàng tuần có thể cung cấp tốt nhất các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Bởi cua biển rất giàu canxi, magie và omega 3 – những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh cho bà bầu.

2.2. Cải chíp

Phusandanang lưu ý:

  • Cải chíp rất giàu các thành phần giúp bổ sung canxi, vì vậy loại rau này cũng thuộc danh sách thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu.
  • Bên cạnh đó còn cung cấp thêm vitamin A, C, folic axit, chất sắt, beta carotin, và kali cho cơ thể.
  • Chất kali giúp cho cơ bắp và các dây thần kinh luôn khỏe mạnh, beta carotin giảm nguy cơ ung thư phổi và ruột. Các mẹ hãy thêm vào khẩu phần ăn của mình mỗi ngày một cốc nước ép cải chíp hoặc cải chíp trộn salad nhé.

2.3. Sữa chua

Sữa chua và mẹ bầu

Phusandanang lưu ý:

  • Sữa chua chứa nhiều canxi và protein hơn sữa thường, canxi trong sữa chua sẽ giúp mẹ và em bé có hệ xương, răng chắc khỏe về sau.
  • Sữa chua còn cung cấp nhiều vi khuẩn lên men có lợi cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Vì vậy, đây cũng là thực phẩm nhiều canxi cho bà bầu.
  • Không những thế, có một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Ngoài ra, sữa chua còn nhiều vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín.
  • Tuy sữa chua là thức ăn nhiều canxi cho mẹ bầu nhưng mẹ bầu không nên ăn sữa chua lúc đói vì một số axit có trong sữa chua sẽ khiến dạ dày bị mệt. Tốt nhất, các mẹ nên sử dụng sữa chua sau khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính.

2.4. Hàu

Phusandanang lưu ý:

  • Một trong những thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu không thể không nhắc đến hàu. Nhìn chung các loài sò, hến đều là nguồn cung cấp dồi dào các chất sắt, selen, kali và canxi cho cơ thể nhưng con hàu được cho là thực phẩm giàu canxi nhất.
  • Tuy nhiên, hàu không phải món mà mẹ bầu có thể ăn đều đặn, nhưng hai lần một tuần nếu có thể, hãy thêm vào khẩu phần ăn của mình năm con khi dùng bữa nhé.

2.5. Chuối

Phusandanang lưu ý:

  • Chuối giúp tăng cường sự tập trung và độ nhạy bén của đầu óc. Nhưng lợi ích thực sự của nó còn hơn thế: Cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của xương và tăng lượng canxi của cơ thể lên mức hợp lý.
  • Chuối không những là một trong các thực phẩm giàu canxi cho bà bầu còn có tác dụng tăng khả năng miễn dịch và trao đổi chất của cơ thể
  • Chuối cũng giúp tăng cường độ nhạy bén của hệ thần kinh, tăng khả năng miễn dịch và trao đổi chất của cơ thể. Một vài quả chuối mỗi ngày thực sự sẽ giúp mẹ bầu lấy lại năng lượng nhanh chóng sau giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

2.6. Tôm đồng

Phusandanang lưu ý:

  • Tôm đồng là tên gọi chung về tôm nước ngọt, sống ở ao, đầm, sông, hồ. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, tôm là một trong những loại thực phẩm rất giàu canxi, trong mỗi 100g tôm đồng có tới 1.120mg canxi, trong mỗi 100g tôm nõn có 882mg canxi.
  • Chính vì vậy, tôm đồng là một trong các loại thực phẩm giàu canxi cho bà bầu không nên bỏ qua.

2.7. Hạt dẻ

hạt dẻ và mẹ bầu

Phusandanang lưu ý:

  • Trong các loại quả hạch, hạt dẻ chứa hàm lượng canxi cao nhất, hàm lượng canxi trong 100gr hạt dẻ lên tới 815mg, có thể đáp ứng đủ nhu cầu canxi mỗi ngày cho người trưởng thành. Vì vậy hạt dẻ cũng thuộc những món ăn nhiều canxi cho bà bầu.
  • Tuy nhiên lượng kalo trong các loại quả này khá cao, chính vì vậy mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn nhiều.

2.8. Súp lơ xanh

Phusandanang lưu ý:

  • Một cốc súp lơ xanh ép nước chứa một lượng khá lớn canxi cũng như mangan, kali, photpho, magie và chất sắt. Thêm vào đó, nó còn chứa nhiều vitamin A,C và K, một trong các thành phần chống ung thư hữu hiệu.
  • Nếu không thích súp lơ ép, mẹ bầu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như súp lơ xào, luộc,… cũng rất tốt bởi loại rau này cũng là thức ăn nhiều canxi cho bà bầu.

2.9. Cá chạch

Phusandanang lưu ý:

  • Với cùng một trọng lượng, hàm lượng canxi trong cá chạch gần bằng 6 lần cá chép, xấp xỉ 10 lần bạch tuộc. Nấu cá chạch với đậu phụ sẽ là một sự kết hợp giúp bổ sung canxi tuyệt vời từ hai loại thực phẩm giàu canxi. Món ăn từ cá chạch là những thức ăn giàu canxi cho bà bầu.

2.10. Tỏi tây

Tỏi tây và mẹ bầu

Phusandanang lưu ý:

  • Tỏi tây chứa nhiều vitamin giúp tăng cường năng lượng (các loại vitamin có trong trứng, sữa, và rau xanh), canxi và kali. Ngoài ra đây còn là loại thực phẩm giàu folic axit, vitamin nhóm B rất tốt cho mẹ bầu. Cắt tỏi tây thành từng phần cho vào salad, súp hoặc các món xào sẽ là thức ăn giàu canxi cho mẹ bầu. 

V. Những lưu ý khi uống Canxi đối với mẹ bầu

Phusandanang lưu ý:

  • Uống đúng liều: Uống canxi theo đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ, không tự ý uống quá liều vì có thể dẫn đến thừa canxi  
  • Bổ sung thêm vitamin C: Mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều vitamin C để giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi hơn
  • Không nên uống chung canxi với sắt: Nên uống cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ vì canxi có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể  
  • Nên uống canxi vào buổi sáng, sau ăn sáng khoảng 1 giờ, không nên uống vào buổi tối vì dễ gây mất ngủ, cặn lắng gây sỏi thận.  
  • Những phụ nữ có bệnh lý nền nên tránh uống canxi: Phụ nữ có thai mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường... cần lưu ý khi sử dụng canxi. Các thai phụ béo phì hoặc mắc tiểu đường nên hạn chế bổ sung chế phẩm canxi chứa đường. Nên nghe theo hướng dẫn, khuyến cáo chỉ định của bác sĩ  
  • Các bà bầu khỏe mạnh không có tiền sử bệnh hay dị ứng thì có thể sử dụng hầu hết các loại chế phẩm bổ sung canxi nhưng vẫn khuyến cáo bổ sung theo liều lượng hợp lý.  
  • Các thai phụ có nguy cơ tiền sản giật, cao huyết áp cần hạn chế bổ sung canxi có chứa muối natri.  
  • Chia thành nhiều lần uống: Cơ thể chỉ có thể hấp thu khoảng 500 mg canxi trong một lần bổ sung, vì thế nên chia thành nhiều lần uống trong ngày để có kết quả tốt.  
  • Không nên kết hợp canxi với thực phẩm: Không nên uống canxi kết hợp với các thực phẩm như socola, cacao, trà xanh, dâu tây, nước ép hoa quả,...
  • Nên uống canxi không chứa chì: Một lưu ý nhỏ nữa đó là bạn nên chọn loại canxi không chứa chì vì có một số nhãn hiệu viên bổ sung canxi có thể chứa hàm lượng nhỏ chì nhưng cũng đủ gây hại cho thai 

Mẹ bầu cần khám thai định kỳ tại những bệnh viện có đủ chuyên môn, trang thiết bị công nghệ hiện đại để có thể theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi, nhận biết được tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng để từ đó đưa ra tư vấn tphù hợp nên bổ sung những chất nào, với liều lượng bao nhiêu để cả mẹ và con đều khỏe mạnh.

Như vậy phusandanang đã tổng hợp và giới thiệu sơ bộ về canxi đối với phụ nữ mang thai. Mong rằng bài viết này sẽ giúp cho các mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách:

  • Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện.
  • Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính.
  • Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây!

Canxi và phụ nữ mang thai