BẢNG CÂN NẶNG THAI NHI

· Thời kỳ mang thai

Chắc hẳn bậc làm cha làm mẹ nào cũng băn khoăn về sự phát triển của bé yêu trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai của mình. Hầu hết cha mẹ sẽ tò mò không biết bé yêu có đang lớn lên khỏe mạnh không, đang hoạt động như thế nào, cân nặng có đạt chuẩn không,... Do đó, Phusandanang sẽ chia sẻ về bảng cân nặng thai nhi theo tuần mới nhất theo chuẩn WHO giúp cha mẹ theo dõi, kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình để bé yêu phát triển khỏe mạnh qua bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm: TOP NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở PHỤ NỮ

I. Tại sao cha mẹ nên theo dõi cân nặng của thai nhi?

Phusandanang lưu ý:

Sức khỏe của mẹ và bé luôn là yếu tố được các gia đình quan tâm hàng đầu trong suốt thai kỳ. Bên cạnh những mẹ bầu có sự gia tăng cân nặng nhanh, khó kiểm soát cũng có không ít những mẹ bầu tăng cân chậm và ít. Vì thế, tâm lý lo lắng của mỗi thai phụ về cân nặng của thai nhi trong từng tuần tuổi là điều dễ hiểu.

  • Điều chỉnh cân nặng phù hợp: Nếu phát hiện cân nặng của thai nhi không chuẩn, nhỏ hoặc lớn hơn thì mẹ sẽ điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống hợp lý,…để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh, vững mạnh tốt.
  • Hiểu về sự phát triển của thai: Đối với thai nhi, cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Việc mẹ bầu quan tâm theo dõi cân nặng thai nhi theo tuần tuổi sẽ giúp họ hiểu sự phát triển của con mình, kịp thời có những điều chỉnh hợp lý về chế độ sinh hoạt, ăn uống, luyện tập trong suốt thai kỳ để bé yêu lớn lên một cách tốt nhất.
  • Giúp người mẹ có được sức khỏe ổn định: tránh được những biến chứng không đáng có trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ.  
BẢNG CÂN NẶNG THAI NHI

II. Những yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi

1. Chế độ dinh dưỡng của người mẹ

Phusandanang lưu ý:

  • Do suốt thai kỳ bé lớn lên trong bụng mẹ nên sự phát triển cơ thể của bé phụ thuộc rất nhiều vào dinh dưỡng có ở cơ thể mẹ. Chính vì thế chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bé, bé sẽ được phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn khi mẹ có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và hợp lý. Ngược lại, khi cơ thể của mẹ không có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi thì bé cũng dễ bị phát triển chậm, thiếu chất, mắc các loại bệnh lý khác,... 
BẢNG CÂN NẶNG THAI NHI

2. Thứ tự sinh con

Phusandanang lưu ý:

  • Trên thực tế, con thứ thường lớn hơn con đầu, nhưng nếu khoảng cách sinh giữa các con là quá ngắn thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại, con thứ nhẹ cân hơn con đầu. 
  • Những trẻ được sinh đủ ngày đủ tháng thường khỏe mạnh và có cân nặng đạt chuẩn hơn so với các bé sinh non. 

3. Do yếu tố di truyền và sự khác biệt về chủng tộc

Phusandanang lưu ý:

  • Yếu tố di truyền ảnh hưởng khá lớn đến chiều cao và cân nặng của thai nhi. Những trẻ ra đời có chiều cao và cân nặng đạt chuẩn thường là do cha mẹ có vóc dáng và cân nặng đầy đủ. Ngược lại, trẻ ra đời nhẹ cân, thấp bé, thường do cha mẹ thấp và nhẹ cân. Tuy nhiên điều này chỉ có tính chất tương đối chứ không phải lúc nào cũng đúng.
  • Điều này đồng nghĩa với việc, cân nặng của thai nhi có thể có sự tương đồng với cân nặng, vóc dáng của cha mẹ. Ở mỗi dân tộc, mỗi nước khác nhau, sẽ có những chỉ số cân nặng của thai nhi khác nhau. 
BẢNG CÂN NẶNG THAI NHI

4. Sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai

Phusandanang lưu ý:

  • Trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì sẽ có xu hướng sinh con lớn, nặng cân hơn những mẹ khác. Ngược lại, nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng cân quá ít cũng có nguy cơ khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng. 
  • Điều này được thể hiện qua chỉ số cân nặng của thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ: Cân nặng của thai nhi ở những thai phụ mắc bệnh béo phì và tiểu đường thường cao hơn so với các bé có mẹ không mắc loại bệnh lý này. Điều ấy khiến cho trẻ sinh ra dễ bị béo phì từ nhỏ, thể chất không được tốt như các bé bình thường. 
  • Mặt khác, những thai nhi có mẹ bầu bị nghén nặng, huyết áp cao, thường xuyên chịu áp lực,... có thể bị thiếu cân hoặc mắc một số bệnh lý nào đó. 

5. Số lượng thai

Phusandanang lưu ý:

  • Số lượng thai cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cân nặng của em bé
  • Mẹ bầu mang song thai, đa thai thì cân nặng thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi.  
BẢNG CÂN NẶNG THAI NHI

III. Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Phusandanang lưu ý:

Nếu em bé trong bụng quá lớn hoặc quá bé sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng cao hơn bình thường. Việc nắm được cân nặng thai nhi giúp kiểm soát được các biến chứng ngay từ khi trẻ vẫn còn ở trong bụng. Do vậy theo dõi và tính toán cân nặng cũng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc thai nhi.

  • Thai nhi từ 8 tuần tới 19 tuần tuổi: Em bé được đo chiều dài đầu mông, tức là đo từ đầu tới mông. Do thời điểm này, chân em bé đang uốn cong trong bào thai, vì vậy việc xác định cân nặng cũng tương đối khó khăn và độ sai lệch còn cao. 
  • Thai nhi từ 20 tuần tới 42 tuần tuổi: Em bé được đo chiều dài từ đầu tới gót chân. Vào giai đoạn này, cân nặng của em bé sẽ tăng đều.
  • Từ tuần 20 – 42: chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều từ 300g tới 3400g.      
BẢNG CÂN NẶNG THAI NHI

IV. Bảng cân nặng theo tuần của thai nhi theo chuẩn mới nhất WHO

Phusandanang lưu ý:

  • Bảng theo dõi cân nặng thai nhi chuẩn được đưa ra để mẹ bầu có thể theo dõi sát sao nhất sự thay đổi của thai nhi qua từng tuần. Các chỉ số cân nặng thai nhi chuẩn này được đưa ra theo từng tuần thai, bắt đầu từ tuần thứ 1cho đến hết tuần thứ 40 của thai kì. 
  • Sau khi thăm khám và so sánh với bảng theo dõi cân nặng thai nhi, mẹ bầu sẽ biết con mình có đang phát triển tốt hay không, thai nhi có bị nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tiêu chuẩn cân nặng thai nhi không. Từ đó, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện sao cho hợp lý để con khỏe mạnh chào đời.
BẢNG CÂN NẶNG THAI NHI

V. Những lưu ý về cân nặng của thai nhi

Phusandanang lưu ý:

  • Lưu ý khi thấy thay đổi cân nặng của thai: Sau khi thăm khám và thấy cân nặng của thai nhi có sự sai khác lớn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. 
  • Thai quá lớn: Nếu hàng tuần, thai nhi phát triển nhiều hơn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi, nhất là những tháng cuối của thai kì, rất có thể trẻ đã phát triển lớn hơn so với tuổi thai. Khi thai quá lớn, sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu kích thước của bé lớn hơn so với bảng tiêu chuẩn khoảng 3cm, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì... ngay từ trong bụng mẹ. 
  • Thai quá nhỏ: Nếu thai nhi có các chỉ số thấp hơn nhiều so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần, kết quả siêu âm so với bảng cân nặng thai nhi bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm, mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành các thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể phải làm xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai để bác sĩ đánh giá xem nhau có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, kiểm tra xem dây rốn có bất thường. 
  • Chế độ dinh dưỡng của người mẹ: Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi bạn thật cặn kẽ để biết chế độ dinh dưỡng của bạn có đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hay có gặp các vấn đề gây tác động xấu đến sức khỏe tinh thần hay không. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Mẹ cần có những thay đổi phù hợp để cải thiện cân nặng của thai nhi. 

VI. Cần làm gì để cân nặng thai nhi theo tuần phát triển đúng chuẩn?

Phusandanang lưu ý:

  • Bổ sung vitamin trước khi sinh: Uống vitamin trước và trong khi mang thai để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển đúng cách cho em bé. Những vitamin này cũng giúp bé tăng cân trong thai kỳ.
  • Uống đủ nước: Uống đủ lượng chất lỏng để tránh mất nước trong thai kỳ vì mất nước trong thai kỳ có thể dẫn đến một số biến chứng y tế nghiêm trọng. 
BẢNG CÂN NẶNG THAI NHI
  • Giữ tâm trạng tích cực: Không chỉ chăm sóc sức khỏe thể chất, mẹ bầu cần chăm sóc cả sức khỏe tinh thần. Bất kỳ căng thẳng và lo lắng nào cũng có thể ảnh hưởng đến bạn cũng như sức khỏe của thai nhi. Sự bùng phát cảm xúc có thể dẫn đến việc ăn quá nhiều, ăn quá ít hoặc lựa chọn thực phẩm sai và tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
  • Kiểm soát cân nặng: không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong cả thai kì, bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 - 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng chỉ nên tăng tối đa không quá 1.5 – 2kg. Nếu bác sĩ cảnh báo mẹ thiếu cân, cần phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg. Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0.5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0.2 – 0.3 kg/tuần mà thôi. 
BẢNG CÂN NẶNG THAI NHI
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Điều rất quan trọng đối với một phụ nữ mang thai là nghỉ ngơi nhiều. Gắng sức quá mức hoặc áp lực không cần thiết có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. 
  • Thăm khám thai định kỳ: Thăm khám định kỳ nhằm nắm rõ được sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn sẽ giúp mẹ bầu điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để bé đạt chuẩn cân nặng khi sinh. 

VII. Những câu hỏi thường gặp về cân nặng của thai nhi

1. Thai nhi thừa cân hoặc thiếu cân ở các tuần tuổi ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ và bé?

Theo các chuyên gia phụ sản khoa, thai nhi dù thừa cân hay thiếu cân vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:

1.1. Trường hợp thai nhi phát triển thừa cân so với tuổi thai

Phusandanang lưu ý:

  • Đối với mẹ bầu: những thai nhi thừa cân thường có kích thước lớn sẽ khiến mẹ bầu khó ngủ ở giai đoạn cuối thai kỳ. Trong quá trình sinh nở, thai phụ cũng gặp phải nhiều khó khăn khi chuyển dạ và sinh con, có nhiều trường hợp có thể bị tổn thương đường sinh dục, thậm chí là vỡ tử cung khi chuyển dạ,... 
  • Đối với thai nhi: thai nhi phát triển lớn hơn và nặng hơn so với tuần tuổi có thể phải đối mặt với các bệnh như: suy hô hấp, suy tim, tiểu đường, bệnh về đường tiêu hóa,… Nếu các mẹ không điều chỉnh chế độ sinh dưỡng sao cho hợp lý, em bé sinh ra sẽ bị thừa cân béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ. 

1.2. Trường hợp thai nhi phát triển thiếu cân so với tuổi thai

Phusandanang lưu ý:

  • Đối với mẹ bầu: thai nhi bị thiếu cân là dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uốngcủa các mẹ chưa đảm bảo đủ dinh dưỡng. Các mẹ có thể bị suy nhược cơ thể hoặc mắc bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 
  • Đối với thai nhi: thai nhi nhỏ hơn so với tuần tuổi khi sinh ra rất có thể sẽ bị thiếu cân, có nguy cơ mắc một số bệnh như: viêm phổi, hạ đường huyết, đa hồng cầu,… Trẻ em sinh ra bị thiếu cân có thể khiến chỉ số thông minh và chỉ số vận động thấp hơn so với những đứa trẻ bình thường.  

2. Thai nhi phát triển vượt cỡ so với tuổi thai thì có vấn đề gì không?

Phusandanang lưu ý:

  • Thai nhi khi có chiều cao hơn tiêu chuẩn 3 cm tức là bé đang phát triển hơn so với mức tiêu chuẩn. Khi thai nhi quá lớn sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ của mẹ. Mẹ bầu sinh thường với thai nhi lớn sẽ gây chèn ép lên các bộphận sinh dục, xương chậu, mẹ bầu có thể sẽ phải rạch tầng sinh môn để em bé có thể ra ngoài, các nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu, băng huyết sau sinh cũng lớn hơn. Trong nhiều trường hợp em bé không thể sinh thường phải chuyển sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 
  • Với em bé lớn vượt tiêu chuẩn khi sinh thường có thể bị chèn ép xương đòn khi chào đời, … và có thể gặp nhiều biến chứng khác khi sinh. Bên cạnh đó, với em bé bị tăng cân quá tiêu chuẩn nguy cơ mắc tiểu đường, rối loạn chuyển hóa sau sinh, suy tim, suy hô hấp, và nguy cơ béo phì rất cao. 

3. Thai nhi quá nhỏ so với tuổi thai thì có sao không?

Phusandanang lưu ý:

  • Thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai chính là kết quả của việc mẹ bầu không được chăm sóc đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc do thai nhi đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. 
  • Với thai nhi nhỏ hơn tuổi thai, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm để đảm bảo nguyên nhân không phải do một số dị tật đầu nhỏ, hẹp hộp sọ hay hệ thần kinh, rối loạn nhiễm sắc thể. 
  • Loại trừ các nguyên nhân trên, trong thời kỳ mang thai mẹ vẫn không được cung cấp đủ chất để nuôi dưỡng thai nhi, khi chào đời con vẫn nhỏ hơn tuổi thai trung bình sẽ có sức khỏe kém hơn so với những trẻ được sinh ra trong điều kiện đạt chuẩn. Bên cạnh đó, con sẽ dễ gặp các vấn đề liên quan tới hệ thần kinh, não kém phát triển và sức đề kháng yếu.   

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi mà Phusandanang đã chia sẻ trên đây chỉ có tính chất tham khảo, nếu cân nặng của thai nhi nhỏ hoặc lớn hơn chỉ số trong bảng với mức độ chênh lệch không quá lớn thì các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng. Mong rằng bài viết trên giúp các bậc phụ huynh nắm rõ được cân nặng và sức khỏe của thai nhi.

Phusandanang xin giới thiệu phòng khám sản phụ khoa tại Đà Nẵng do BSCKI Nguyễn Thị Hồng Phúc phụ trách: 

  • Với các dịch vụ khám bệnh và tư vấn các vấn đề về sinh sản toàn diện. 
  • Ngoài ra lịch khám bệnh rất linh hoạt, có cả thứ 7, chủ nhật dành cho những chị em phụ nữ bận rộn làm giờ hành chính. 
  • Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp tư vấn các vấn đề sinh sản cho các chị em phụ nữ. 

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách có thể gọi điện hoặc nhắn tin theo số điện thoại được hiển thị dưới đây! 

BẢNG CÂN NẶNG THAI NHI