Siêu âm thai: Thông tin cần biết cho mẹ bầu

Để được ngắm nhìn con yêu lớn khôn từng ngày !

· Thời kỳ mang thai
  • Bên cạnh Phòng khám phụ sản uy tín tại Đà Nẵng, Siêu âm thai hẳn đã quá quen thuộc với chị em khi mang thai để có thể nhìn thấy được con mình ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Có nhiều phương pháp siêu âm như siêu âm 2D,3D nhưng phương pháp siêu âm thai 4D chính là phương pháp hiện đại nhất và được nhiều mẹ bầu lựa chọn nhất hiện nay. 
  • Hãy cùng phusandanang tìm hiểu về phương pháp siêu âm thai 4D qua bài viết dưới đây nhé !

I. Siêu âm thai là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Siêu âm thai nhi (siêu âm) là một kỹ thuật hình ảnh sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của thai nhi trong tử cung. Hình ảnh siêu âm thai nhi có thể giúp bác sĩ đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của em bé và theo dõi thai kỳ của thai phụ. 
  • Trong một số trường hợp, siêu âm thai nhi được sử dụng để đánh giá các vấn đề có thể xảy ra hoặc giúp xác nhận chẩn đoán.
Siêu âm thai là gì?

II. Tại sao mẹ cần siêu âm thai định kỳ ?

Phusandanang lưu ý: 

  • Siêu âm thai đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và mẹ bầu, cụ thể siêu âm thai có những công dụng sau đây:

1. Xác nhận mang thai và vị trí của thai nhi

Phusandanang lưu ý: 

  • Một số thai nhi phát triển bên ngoài tử cung, trong ống dẫn trứng. 
  • Siêu âm thai nhi có thể giúp bác sĩ 

phát hiện ra thai ngoài tử cung.

2. Xác định tuổi thai

Phusandanang lưu ý: 

  • Biết tuổi của thai nhi có thể giúp bác sĩ xác định ngày sinh và theo dõi các mốc quan trọng khác nhau trong suốt thai kỳ.

3. Xác nhận số lượng thai nhi

Phusandanang lưu ý: 

  • Nếu bác sĩ nghi ngờ đa thai, siêu âm có thể được thực hiện để xác nhận số lượng em bé

4. Đánh giá sự tăng trưởng của thai nhi

Phusandanang lưu ý: 

  • Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để xác định xem liệu thai nhi của bạn có đang phát triển với tốc độ bình thường. 
  • Siêu âm có thể được sử dụng để theo dõi chuyển động, nhịp thở và nhịp tim của bé.

5. Xác định dị tật bẩm sinh:

 Phusandanang lưu ý: 

  • Siêu âm có thể giúp bác sĩ sàng lọc một số dị tật bẩm sinh.

6. Nghiên cứu nhau thai và mức nước ối

Phusandanang lưu ý: 

  • Nhau thai cung cấp cho thai nhi các chất dinh dưỡng quan trọng và máu giàu oxy. 
  • Quá nhiều hoặc quá ít nước ối ( chất lỏng bao quanh em bé) trong tử cung khi mang thai hoặc các biến chứng với nhau thai cần đặc biệt chú ý. 
  • Siêu âm có thể giúp đánh giá nhau thai và nước ối xung quanh em bé.

7. Xác định nguyên nhân các biến chứng

Phusandanang lưu ý: 

  • Nếu sản phụ bị chảy máu hoặc có các biến chứng khác, siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân.

8. Thực hiện các xét nghiệm tiền sản khác

Phusandanang lưu ý: 

  • Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để hướng dẫn vị trí đặt kim trong các xét nghiệm tiền sản nhất định, chẳng hạn như chọc ối hoặc lấy mẫu lông nhung màng đệm.

9. Xác định vị trí của thai nhi trước khi sinh

Phusandanang lưu ý: 

  • Hầu hết các em bé được định vị vị trí đầu tiên vào cuối tam cá nguyệt thứ ba. 
  • Hình ảnh siêu âm có thể cho thấy vị trí của thai nhi để bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp sinh nở thích hợp.

III. Quy trình siêu âm thai

1. Thời gian siêu âm bao lâu?

Phusandanang lưu ý: 

  • Thời gian siêu âm thai thông thường dao động từ 15 – 20 phút. 
  • Tuy nhiên thời gian có thể thay đổi linh động tầm 30-45p đối với những lần tầm soát dị tật bẩm sinh hay kiểm tra các chỉ số cơ thể thai nhi bởi điều này đòi hỏi bác sỹ sử dụng các kỹ thuật phức tạp hơn.

2. Quy trình siêu âm diễn ra thế nào?

Phusandanang lưu ý: Về cơ bản, siêu âm thai thông thường quy trình sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Mẹ bầu sẽ nằm trên giường mềm và kéo áo lên để lộ bụng. 
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ thoa lên vùng bụng một loại gel mỏng. Đây là chất dẫn truyền sóng siêu âm giúp loại bỏ các bọt khí giữa đầu dò của máy siêu âm và cơ thể, để sóng siêu âm được truyền tốt hơn nhằm đưa ra kết quả chính xác nhất.
  • Bước 3: Máy tính sẽ dịch kết quả âm thanh thành hình ảnh trên màn hình và bạn sẽ được nhìn thấy con yêu. Mô hoặc xương sẽ xuất hiện dưới dạng các vùng sáng hoặc màu xám và dịch màng ối sẽ xuất hiện ở những vùng tối.

Phusandanang lưu ý: 

  • Trường hợp siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ đưa một thiết bị đầu dò cỡ 5 – 7cm vào bên trong âm đạo. 
  • Khi tiếp xúc với ngả âm đạo, do nằm sát sát với cấu trúc tử cung, buồng trứng nên sẽ cho hiển thị hình ảnh chuyên sâu và có độ chính xác cao.

IV. Có những phương pháp siêu âm thai nào?

1. Siêu âm qua ngã âm đạo

Phusandanang xin lưu ý: 

  • Với loại siêu âm thai nhi này, một thiết bị dạng đũa gọi là đầu dò sẽ được đặt trong âm đạo của thai phụ để phát ra sóng âm thanh và thu thập các phản xạ. 
  • Siêu âm qua đường âm đạo được sử dụng thường xuyên nhất trong thời kỳ đầu mang thai. 

2. Siêu âm qua thành bụng

Phusandanang lưu ý: 

  • Phương pháp siêu âm được thực hiện bằng cách di chuyển đầu dò qua bụng của thai phụ.

3. Siêu âm 2D, 3D, 4D

Phusandanang lưu ý: 

  • Siêu âm sử dụng sóng âm, không xâm lấn nên rất an toàn, cung cấp hình ảnh 2 chiều, 3 chiều và 4 chiều của thai nhi. 
  • Loại siêu âm này đôi khi được sử dụng để giúp bác sĩ phát hiện các bất thường trên khuôn mặt hoặc khuyết tật ống thần kinh.

4. Siêu âm Doppler

Phusandanang lưu ý: 

  • Siêu âm Doppler đo những thay đổi nhỏ trong sóng siêu âm trên mạch máu giúp phát hiện bất thường như thai chậm phát triển, tiền sản giật, nhau cài răng lược…
  • Ngoài ra còn có thể cung cấp chi tiết về lưu lượng máu của em bé.

5. Siêu âm tim thai

Phusandanang lưu ý: 

  • Sử dụng sóng siêu âm cung cấp thông tin chi tiết về trái tim của em bé. 
  • Phương pháp này có thể được sử dụng để xác nhận hoặc loại trừ khuyết tật tim bẩm sinh.

V. Siêu âm thai 4D.

1. Siêu âm thai 4D là gì?

Phusandanang lưu ý: 

  • Siêu âm thai 4D là một phương thức tái tạo sắc nét hình ảnh động của em bé bên trong tử cung của người mẹ bằng cách sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh chuyển động.
  • Siêu âm 4D sẽ mang đến những hiệu ứng giống như đang xem video trực tiếp.

2. Với siêu âm thai 4D, bác sĩ có thể:

Phusandanang lưu ý: 

  • Phân tích rõ sự phát triển của bào thai và ghi được hình chuyển động của thai nhi.
  • Xác định được thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi, vị trí thai nhi và chụp được cả cơ quan nội tạng cơ thể thai nhi.
  • Phát hiện ra được các dấu hiệu bất thường,dị tật ở thai nhi để có thể điều trị kịp thời.
  • Phát hiện các vấn về cấu trúc tử cung, buồng trứng…

3. Ưu điểm của phương pháp siêu âm thai 4D

Phusandanang lưu ý: 

  • Siêu âm 4D là một kỹ thuật cho phép bác sĩ có thể tái tạo lại nhiều chế độ xem, nhiều mặt cắt khác nhau thay vì chỉ xem trên siêu âm 2D. Ví dụ dễ hiểu nhất là khi siêu âm 4D, các bác sĩ có thể chụp được mặt cũng như các bộ phận khác của em bé rất rõ ràng, thậm chí còn thấy cử động thai nhi như đạp, nhảy, ngáp, mút tay... 
  • Trên thực tế, đấy chỉ là một ứng dụng nhỏ của siêu âm 4D, với các dòng máy siêu âm hiện đại ngày nay cung cấp rất nhiều phần mềm có thể xem cấu trúc bộ xương, tái tạo lại các mặt cắt khác để quan sát tốt hơn. Sử dụng các phần mềm đặc biệt để siêu âm tim, não và thần kinh...
  • Siêu âm 4D là kỹ thuật siêu âm đánh giá hình thái thai nhi, kỹ thuật siêu âm 2D vẫn là kỹ thuật đầu tay, kết hợp với các chế độ doppler màu và 4D cho ra một kết quả tin cậy nhất. 
  • Bác sĩ thực hiện siêu âm 4D cần phải được đào tạo tốt, làm việc tuân thủ quy trình chuyên môn và có kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế.
  • Theo các chuyên gia, siêu âm thai 4D khá an toàn và không gây nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các phòng khám sản đều được trang bị những thiết bị an toàn để thực hiện quét sóng siêu âm 4D. 
  • Điều đó có thể gây hại cho thai nhi mà mẹ bầu không thể nhận ra ngay lập tức. Vì vậy, mẹ nên tham khảo những địa chỉ, phòng khám sản phụ khoa uy tín, chất lượng để thăm khám nhé.

VI.  Siêu âm thai 4D được thực hiện thế nào? Mẹ bầu cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm thai 4D?

1. Siêu âm thai được thực hiện như thế nào?

Phusandanang lưu ý: 

  • Siêu âm được thực hiện trong phòng ánh sáng yếu để đảm bảo hình ảnh hiển thị trên máy được tốt nhất. Bác sĩ sẽ bôi 1 ít gel lên vùng cần siêu âm để đảm bảo dẫn truyền sóng âm được tốt nhất. 
  • Mẹ bầu sẽ được nằm trên giường siêu âm và thực hiện siêu âm qua vùng bụng. Hình ảnh thai nhi hiển thị khá rõ trên màn hình.
 Siêu âm thai được thực hiện như thế nào?

2. Mẹ bầu cần lưu ý những gì trước khi siêu âm thai?

Phusandanang lưu ý: 

  • Trước khi siêu âm thai, mẹ bầu vẫn có thể ăn bình thường, thời điểm siêu âm trước tuần thứ 10, mẹ cần uống nhiều nước và nhịn tiểu để bàng quang chứa đầy nước giúp hình ảnh siêu âm rõ hơn. 
  • Lưu ý trước khi siêu âm không uống rượu bia, chất kích thích, nước ngọt hoặc nước trái cây….
  • Khi đi siêu âm, mẹ nên chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát để quá trình siêu âm được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
  • Không bôi kem dưỡng thể, dầu dưỡng trong vòng 48 tiếng trước khi siêu âm.

VII. Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ không nên bỏ lỡ.

Phusandanang lưu ý: 

  • Để con yêu sinh ra thuận lợi, khỏe mạnh và phát triển bình thường, mẹ bầu đặc biệt không nên bỏ lỡ các mốc thời gian sau đây để tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

1. Tuần thứ 5 - 6: Lần gặp gỡ đầu tiên

Phusandanang lưu ý: 

  • Đây được xem là mốc siêu âm cơ bản đầu tiên của thai kỳ và đặc biệt quan trọng. Giai đoạn này mẹ cần thực hiện siêu âm để xác định chính xác xem mình có đang mang thai hay không sau các lần thử thai trước đó. 
  • Bác sĩ siêu âm cũng sẽ giúp mẹ kiểm tra vị trí làm tổ của phôi thai lúc này. Về cơ bản thì thai lúc này đã vào tử cung và đang hình thành phôi thai, có thể đã nghe rõ tim thai.
  • Với các mẹ từng sảy thai nhiều lần hoặc sinh con bị dị tật thì Bác sĩ sẽ giúp mẹ thực hiện các phương pháp sàng lọc trước sinh sớm nhất có thể.
  • Đồng thời mẹ sẽ được nghe tư vấn về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt sao cho điều độ nhất khi siêu âm tại thời điểm này. Các mẹ thừa cân, béo phì nên xin tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ chuyên khoa ngay nhé! Một số mẹ có thể được chỉ định uống bổ sung thêm sắt hoặc acid folic sau khi thực hiện siêu âm xong.

2. Tuần thứ 8: Nghe từng nhịp đập tim con

Phusandanang lưu ý: 

  • Đã có rất nhiều trường hợp mẹ bầu khi đi siêu âm tại thời điểm thai nhi 5 - 6 tuần tuổi chưa thấy rõ phôi thai hoặc tim thai. Nếu rơi vào trường hợp này, mẹ nên siêu âm lại khi mang thai tròn 2 tháng. 
  • Nếu từ lần siêu âm đầu tiên siêu âm tim thai đã được xác định thì mẹ cũng đừng lo lắng vì mình không được chỉ định đi tái siêu âm giai đoạn này nhé!
  • Lần siêu âm lần thứ hai này về cơ bản khá giống với lần đầu nhưng bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện hơn. Mục đích siêu âm nhằm xác định tim thai cùng các vấn đề phát triển của phôi thai nếu có. Mẹ cũng có thể được bác sĩ tư vấn thêm về vấn đề dinh dưỡng hoặc kê đơn thuốc uống bổ sung. 

3. Tuần thứ 11 - 13: Kiểm tra dị tật thai nhi

Phusandanang lưu ý: 

  • Vào tuần thai thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày, các dị tật biểu hiện bên ngoài cơ thể thai nhi đã có thể quan sát rõ khi thực hiện siêu âm cơ bản. 
  • Đây chính là thời điểm mẹ nên kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra xem bé yêu có đang phát triển bất thường hay không. 
  • Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp mẹ đo tim thai, kiểm tra các chi đang lớn dần của con cũng như cơ hoành. Mẹ nên thực hiện thêm Double test để tầm soát sớm dị tật thai nhi nhé.
  • Một trong những bệnh có thể xác định tại thời điểm này là bệnh Down thông qua độ mờ da gáy. Khi siêu âm bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ nếu kết quả đo độ mờ da gáy bất thường. Nếu thai nhi được xác định có khả năng cao mắc bệnh này thì mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ hơn về các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán.
  • Mẹ sẽ được bác sĩ siêu âm đo độ mờ da gáy của con khi đi siêu âm tại tuần thai từ 11 đến 13
Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ không nên bỏ lỡ.

4. Tuần thứ 16 - 20: Thăm con yêu định kỳ

Phusandanang lưu ý: 

  • Khi thai nhi được khoảng 16 đến 20 tuần tuổi thì mẹ bầu sẽ cần quay lại bệnh viện để tiếp tục kiểm tra sự phát triển của con. Phương pháp siêu âm giai đoạn này giúp mẹ xác định các bất thường về lượng ối cũng như xác định xem thai có đang phát triển ổn định hay không. Bác sĩ cũng đồng thời đo tim thai và tử cung, phục vụ cho việc chuẩn bị sinh nở sau này.
  • Một số mẹ thường kết hợp làm Triple test khi đến bệnh viện siêu âm cơ bản lần thứ tư này. Xét nghiệm nhằm xác định các bất thường về nhiễm sắc thể hoặc ống thần kinh nếu có. Bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh siêu âm cũng như kết quả xét nghiệm này để quyết định có chọc ối trong trường hợp khẩn cấp để tiếp tục kiểm tra hay không.

5. Tuần thứ 24 - 28: Theo sát sự phát triển của con

Phusandanang lưu ý: 

  • Giai đoạn tuần thứ 24 đến 28 là giai đoạn khá nhạy cảm của thai kỳ. Đây là thời điểm then chốt để bác sĩ quyết định có cần đình chỉ thai kỳ hay không nếu có bất thường. Việc thực hiện siêu âm trong thời điểm này là cần thiết cho mẹ bầu.
  • Thời điểm thai trước 28 tuần tuổi là lúc cực kỳ nhạy cảm, bác sĩ siêu âm sẽ giúp mẹ kiểm tra tình trạng nhau thai, nước ối, cân nặng, các bất thường về hình thái và tim thai của con. Mẹ nên kịp thời trao đổi với bác sĩ mọi dấu hiệu thay đổi bất thường mà mẹ cảm nhận trong lần siêu âm cơ bản này.

6. Tuần thứ 32 - 36: Kiểm tra ngôi thai

Phusandanang lưu ý: 

  • Lúc này mẹ bầu đã bước sang tam cá nguyệt thứ ba và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. 
  • Khi thực hiện siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai của bé yêu trong bụng mẹ. 
  • Ngoài ra bác sĩ cũng giúp mẹ kiểm tra tử cung để phát hiện các dấu hiệu sinh non nếu có. Một số xét nghiệm mẹ có thể sẽ cần thực hiện bổ sung là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu thai kỳ.

7. Tuần thứ 36 - 40: Chuẩn bị vượt cạn

Phusandanang lưu ý: 

  • Đây là giai đoạn rất gần thời điểm con chào đời nên mẹ có thể sẽ cần thực hiện siêu âm cơ bản mỗi tuần một lần thay vì định kỳ hàng tháng như trước đây. 
  • Khi siêu âm bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai cho con, kiểm tra sự tăng trưởng của con. Các trường hợp thai ở vị trí bất lợi cho mẹ có thể được chỉ định mổ khẩn cấp để tránh gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

VIII. Câu hỏi thường gặp

1. Nếu kết quả siêu âm có vấn đề thai phụ sẽ phải làm gì?

Phusandanang lưu ý: 

  • Phusandanang hiểu rằng, xuất phát từ tình mẫu tử thiêng liêng, mỗi lần siêu âm của mẹ bầu trông có vẻ nhẹ nhàng nhưng lại ẩn chứa nỗi lo lắng về sức khỏe và sự phát triển của con yêu. Đặc biệt là khi kiết quả siêu âm có vấn đề.
  • Nhưng mẹ hãy yên tâm rằng, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé là điều mà mỗi vị bác sỹ phụ sản đều dành hết tâm huyết. Do đó, khi kết quả siêu âm nghi ngờ có vấn đề, mẹ bầu sẽ được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa về y học bào thai để được tư vấn, hướng dẫn về chẩn đoán, xử trí 1 cách chi tiết.
  • Mẹ hãy luôn giữ một tinh thần thoải mái, tuân theo chế đôh dinh dưỡng và nghỉ ngơi đã được tư vấn và tin tưởng vào bác sỹ nhằm giúp quá trình chẩn đoán lại và xử trí được diễn ra suôn sẻ tốt đẹp.

2. Các bất thường của thai nhi liệu có thể điều trị được không?

Phusandanang lưu ý: 

  • Tùy từng trường hợp cụ thế mà các bất thường của thai nhi có thể điều trị được hoặc không. Có những trường hợp có thể điều trị ngay từ giai đoạn bào thai, cũng có những trường hợp phải đợi đến lúc sinh ra mới có thể điều trị.
  • Tùy từng trường hợp, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn và tư vấn chăm sóc cụ thể: những điều cần chú ý thực hiện tiếp theo trong thai kì, lập kế hoạch sinh cho bạn, lập kế hoạch chăm sóc sau sinh cho bé, lập kế hoạch mổ điều trị nếu cần, hướng dẫn chăm sóc bé sau khi ra viện... Bất kể loại nào, đây cũng là thời điểm bạn cần nhiều sự hỗ trợ nhất, không chỉ về y tế.

3. Mẹ cần lưu ý điều gì trong thời gian nhạy cảm này?

Phusandanang lưu ý: 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
  • Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
  • Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
  • Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
  • Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.

4. Khi nào thì nên đi siêu âm để biết có thai hay không?

Phusandanang lưu ý: 

  • Theo các chuyên gia nghiên cứu, khoảng thời gian tốt nhất mà mẹ bầu nên siêu âm để biết có thai hay không vào khoảng giai đoạn sau 6 tuần. 
  • Đây được xem là thời điểm thích hợp nhất để xác định có con hay chưa. 

Bên cạnh đó, một số mốc siêu âm thai quan trọng mẹ cần lưu ý cụ thể là: 

  • Khi thai được 12 tuần, mẹ nên đi kiểm tra thai bằng siêu âm để đánh giá nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể.
  • Khi thai 22 tuần là lúc có thể phát hiện chính xác và đầy đủ các dị dạng bẩm sinh có thể xảy ra và theo dõi chỉ số bình thường của thai.
  • Khi thai đạt 32 tuần thì mẹ nên siêu âm kiểm tra một lần nữa để đánh giá tình trạng thai trước khi sinh bao gồm bánh nhau, nước ối, sự phát triển và đưa ra kết luận về việc sinh đẻ của mẹ.

IX. Siêu âm tim thai

1. Siêu âm tim thai là gì? 

Phusandanang lưu ý: 

  • Siêu âm tim thai là chẩn đoán hình ảnh quan trọng nhất trong những tuần đầu thai kỳ. 
  • Căn cứ vào hình ảnh siêu âm bác sĩ sẽ đánh giá nhịp tim, cấu trúc trái tim, chức năng tim thai. 
  • Việc siêu âm cũng đưa ra được những chẩn đoán sơ bộ về dị tật tim thai nếu có.

2. Siêu âm tim thai tuần thứ mấy? 

8.2 Thời điểm siêu âm tim thai lần đầu

Phusandanang lưu ý: 

  • Thời điểm siêu âm thai lần đầu thường được thực hiện ở tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ. 
  • Khoảng thời gian thích hợp nhất để khám tim thai lần đầu rơi vào khoảng tuần thứ 6 hoặc tuần thứ 7 của thai kỳ.
  • Nhưng sẽ có vài trường hợp cá biệt phải đến tuần thứ 10 mới xuất hiện tim thai.
  • Vì thế nếu siêu âm lúc 6 tuần chưa thấy tim thai mẹ cũng không cần phải lo lắng gì. 
  • Hãy thăm khám lại lần nữa theo chỉ định của bác sĩ và chờ đợi để nghe nhịp đập đầu tiên từ con yêu.

8.3 Thời điểm siêu âm tim thai cho kết quả tốt nhất

Phusandanang lưu ý: 

  • Mốc quan trọng nhất để thăm khám, xét nghiệm, siêu âm, kiểm tra dị tật thai nhi tốt nhất là từ tuần 18 đến tuần 22.
  • Trong lần khám này bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm tim thai tuần thứ 22 để có thể nhận kết quả chính xác. Căn cứ vào kết quả này bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, tư vấn tốt nhất cho mẹ về tình trạng của thai nhi.
  • Trước mốc khám tuần thứ 22 thì siêu âm tim tuần thứ 12 cũng là mốc cực kỳ quan trọng. Ở tuần này chị em không chỉ được siêu âm mà còn cần thực hiện rất nhiều sàng lọc cơ bản. 
  • Khi khám thai tuần thứ 12 mẹ bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, làm double test và nhiều thăm khám khác. Các mẹ bầu nên ghi chú lịch khám thai để không bỏ qua mốc thăm khám quan trọng này.

X. Địa chỉ siêu âm thai uy tín tại Đà Nẵng

Phusandanang xin giới thiệu một trong những phòng khám có tiếng tại Đà Nẵng, phòng khám phụ sản của Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc luôn được nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn để siêu âm thai định kỳ.

  • Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc có hơn 30 năm kinh nghiệm, từng là trưởng khoa sản của bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng. 
  • Đặc biệt phòng khám của Bác sĩ Hồng được trang bị cơ sở vật chất, các loại máy móc hiện đại như: máy siêu âm 4D Volusion E6 của hãng GE, máy theo dõi tim thai, máy soi cổ tử cung, kết hợp với hệ thống xét nghiệm hiện đại… và không gian thăm khám sạch sẽ, riêng tư, với mức giá hợp lý.
broken image

Các dịch vụ đang được triển khai như:

  • Khám thai định kỳ Siêu âm thai 3D/4D
  • Sàng lọc dị tật bẩm sinh của thai nhi
  • Xét nghiệm sàng lọc cao cấp trước sinh (NIPT, xác định huyết thống trước và sau sinh…)

ĐẶT LỊCH KHÁM qua số hotline: 0905 267 1234  hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.

Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng

Thời gian làm việc:  

Từ thứ 2 đến thứ 7:

  • Buổi sáng: 7h30 – 11h00
  • Buổi chiều: 13h30 – 19h

Chủ nhật: 7h30 – 11h00

Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!