SIÊU ÂM THAI: 1001 ĐIỀU CẦN BIẾT

· Thời kỳ mang thai

Hiện nay siêu âm đang là một trong những phương pháp phổ biến nhất để theo dõi sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Thực hiện siêu âm định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường ở trẻ, từ đó đưa ra hướng xử lý kịp thời. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào siêu âm thai cũng có thể thực hiện được và người phụ nữ mang thai cần nắm rõ những thông tin về thời gian siêu âm thai như khi nào đi siêu âm thai lần đầu hay lịch siêu âm thai trong thai kỳ như thế nào. 

Bên cạnh giới thiệu top phòng khám thai tốt nhất Đà Nẵng, Phusandanang cũng đưa ra nhiều thông tin cần thiết về siêu âm thai, giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn.

Mô tả cách thực hiện siêu âm thai

I. Siêu âm thai được thực hiện thế nào?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Siêu âm 

được thực hiện trong phòng ánh sáng yếu để đảm bảo hình ảnh hiển thị trên máy được tốt nhất. 

  • Bạn sẽ được nằm trên giường siêu âm, bộc lộ vùng bụng nơi cần siêu âm (siêu âm qua đường bụng) hoặc bộc lộ vùng kín (siêu âm đường đầu dò âm đạo)
  • Bác sĩ sẽ bôi 1 ít gel lên vùng cần siêu âm để đảm bảo dẫn truyền sóng âm được tốt nhất. 
  • Hình ảnh thai nhi hiển thị trên màn hình.

II. Siêu âm thai kéo dài bao lâu?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thường khoảng 15-30 phút. 
  • Khi thai khó đánh giá do có tư thế khó hoặc cử động quá nhiều, hoặc lớp mô thành bụng của mẹ dày, làm sóng siêu âm đi qua khó hơn. Thì thời gian siêu âm có thể phải kéo dài hơn hoặc hẹn sang lần tiếp theo.

III. Có những phương pháp siêu âm nào?

Hiện nay, có 3 phương pháp siêu âm phổ biến là siêu âm trắng đen thường quy, siêu âm Doppler và siêu âm 3D – 4D.

Về bản chất, các phương pháp siêu âm này đều sử dụng sóng âm thanh cao tần để chẩn đoán.

Những loại siêu âm nào dùng phổ biến trong thai kì?

1. Siêu âm trắng đen thường quy

Phusandanang xin lưu ý:

  • Siêu âm trắng đen giúp nhìn thấy mức độ phản hồi của các cấu trúc thai mạnh yếu khác nhau nên cường độ sáng trên màn hình siêu âm của các cấu trúc sẽ khác nhau. 
  • Nhờ vậy, bác sĩ siêu âm phân biệt được gan, thận, ruột...

2. Siêu âm Doppler màu

Phusandanang xin lưu ý:

  • Siêu âm Doppler màu được 

dùng để khảo sát tim thai và các mạch máu. 

  • Nhờ siêu âm Doppler màu, bác sĩ sẽ phát hiện được những trường hợp hở van 2 lá, 3 lá của tim thai, đo vận tốc dòng máu qua van động mạch chủ, động mạch phổi để phát hiện các trường hợp hẹp tim thai. 
  • Trong các trường hợp nghi ngờ thai nhỏ, suy dinh dưỡng, 

siêu âm Doppler màu giúp đo được các chỉ số trở kháng của động mạch rốn, động mạch não giữa... của thai nhi.

  • Từ đó, đánh giá được tình trạng sức khỏe thai nhi. Để có chỉ định tiếp tục theo dõi hay cần chấm dứt thai kỳ, lấy thai ra vì thai đã có dấu hiệu suy.
Siêu âm Doppler màu

3. Siêu âm thai 3D - 4D

Phusandanang xin lưu ý:

  • Các sóng siêu âm sẽ được truyền xuống ở nhiều góc độ khác nhau và các sóng dội về sẽ được máy tính xử lý để tái tạo thành hình ảnh trên không gian ba chiều (bốn chiều là thêm chiều thời gian thực). 
  • Do đó, 

siêu âm 3D - 4D thường được chỉ định để khảo sát thêm các cấu trúc như gương mặt thai nhi, các cấu trúc động như tim thai nhi.

IV. Thai phụ cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Siêu âm được thực hiện tốt nhất khi bàng quang không đầy nước tiểu
  •  (trừ những trường hợp siêu âm qua đường bụng ở thai giai đoạn sớm). 
  • Do đó, cần đi tiểu trước khi siêu âm. 
  • Không bôi kem dưỡng thể/ dầu dưỡng trong vòng 48 tiếng trước khi siêu âm.
  • Siêu âm không gây đau. 
  • Tuy nhiên 1 số trường hợp, bác sỹ ấn đầu dò hơi mạnh có thể gây khó chịu.

V. Siêu âm thai có an toàn không?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Theo nhận định của các chuyên gia y tế thì cho đến nay, chưa có cơ sở chứng minh rằng siêu âm có hại cho cả mẹ và bé.
  • Nhưng việc 

lạm dụng siêu âm nhiều lần là không nên, thậm chí còn gây hại cho tâm lý của mẹ khi phải hồi hộp kiểm tra sức khoẻ quá nhiều lần, những rủi ro khi đi lại và gây lãng phí cả về thời gian lẫn tiền bạc của ba mẹ. 

  • Nếu thực hiện siêu âm ở mức độ vừa phải trong các giai đoạn thai kỳ quan trọng thì sóng siêu âm hoàn toàn không có hại cho mẹ và bé.
  • Tuy nhiên, khi thai nhi mới được 1 – 2 tháng (hoặc dưới 10 tuần) thì khuyến cáo không nên lạm dụng siêu âm Doppler, không sử dụng nếu không cần thiết vì có tác dụng nhiệt, có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì đây là thời điểm hình thành các cơ quan quan trọng.

Phusandanang lưu ý quan trọng là tuy siêu âm thai không ảnh hưởng đến mẹ và bé nhưng không nên lạm dụng.

VI. Siêu âm có phát hiện được hết các dị tật thai nhi?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Siêu âm thai chỉ là công cụ chẩn đoán bằng hình ảnh, khảo sát cấu trúc hình thái học của thai nhi nên không thể phát hiện được tất cả bất thường
  • , đặc biệt là những bất thường nhiễm sắc thể hoặc đột biến gen. 
  • Chẳng hạn như siêu âm hình thái học lúc thai 22 tuần tuổi chỉ phát hiện được 50% hội chứng Down do có biểu hiện bất thường trên siêu âm chứ không phải thai có dị tật mà bác sĩ siêu âm không nhìn thấy. 
  • Ngoài ra, một số bất thường của thai nhi ở hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch mà siêu âm không thể phát hiện được như: bệnh lý xuất huyết não, nhẵn não, …
  • Khi phát hiện vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI để có phán đoán chính xác.
Siêu âm có phát hiện được hết các dị tật thai nhi?

VII. Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?

1. Siêu âm thai lần đầu 

Phusandanang xin lưu ý:

  • Quá trình hình thành thai nhi được cho là từ khi thụ tinh.
  • Sau khi quá trình thụ tinh diễn ra với 1/3 đầu của vòi trứng người phụ nữ thì vào thời điểm giờ thứ 30 sau đó, hợp tử sẽ được tạo ra và đi đến tử cung của người phụ nữ, tiến hành nhân đôi. 
  • Sự nhân đôi hợp tử tiếp tục diễn ra sau đó cho đến ngày thứ 5 thì phôi bào sẽ được hình thành. 
  • 2 ngày sau, phôi sẽ di chuyển và tử cung, vùi trong niêm mạc tử cung và bắt đầu làm tổ. Lúc này, 

phôi sản xuất ra HCG và HCG đi vào nước tiểu của người mẹ, đây cũng là lý do khi mang thai thì thử bằng que thử thai trong nước tiểu sẽ hiển thị 2 vạch. 

  • Trên thực tế, siêu âm trong 3 tuần đầu mang thai sẽ không cho được kết quả cụ thể nào cả. 
Nên siêu âm thai lần đầu khi nào?

Vì thế, khi có những dấu hiệu sau đây, thì các mẹ mới nên đi siêu âm:

  • Ra máu có thể màu hồng, đỏ hay nâu, lượng máu thường ít hơn lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt, thường rớt ở quần trong.
  • Cảm giác đau, có thể đau nhẹ hoặc đau dữ dội.
  • Xuất huyết trong vòng dưới 3 ngày.
  • Tiết dịch âm đạo
  • Đau vùng ngực, đầu ti, có cảm giác căng tức.
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Ốm nghén, buồn nôn hằng ngày, nhất là vào buổi sáng và khi ngửi thấy mùi thức ăn.
  • Tâm trạng thay đổi
  • Táo bón, đầy hơi, đánh rắm...
  • Tiểu tiện nhiều hơn thường ngày.

2. Siêu âm thai 2 tuần

Phusandanang xin lưu ý:

  • Trong thời gian này, thai nhi vẫn chưa phát triển đầy đủ nên khi siêu âm thai 2 tuần vẫn không thể thấy được hình dạng và sự phát triển của thai nhi. 
  • Ở giai đoạn 2 tuần thì thai nhi chưa có những mô cơ quan riêng biệt mà chỉ là tổ chức tế bào 3 lớp, mắt thường không thể nhận ra nên khi siêu âm sẽ không thấy được hình ảnh nhất định, có khi còn cho ra những kết quả không chính xác. 
  • Bên cạnh đó, siêu âm thai 2 tuần còn ảnh hưởng đến bào thai do sóng âm tử đầu dò phát ra sẽ không có lợi cho sự phát triển của bào thai trong giai đoạn này. 
  • Vì vậy, thay vì siêu âm thai 2 tuần đầu thì để biết được tình trạng mang thai cũng như tình trạng thai nhi thì người phụ nữ có thể dùng que thử thai và thử nhiều lần trong những thời gian khác nhau để kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, một xét nghiệm được cho là có hiệu quả rất cao trong việc chẩn đoán mang thai đó là xét nghiệm HCG, là loại xét nghiệm máu đơn giản, an toàn cho mẹ và thai nhi, hiệu quả cao trong việc phát hiện có mang thai hay không.

VIII. Những thời điểm quan trọng cần tiến hành siêu âm thai

1. Tuần 6 đến 10

Phusandanang xin lưu ý:

  • Siêu âm thai từ tuần thứ 6 - 10 để xác định thai đã vào tử cung hay chưa, thai đơn hay thai đôi và thai có sự sống (tim thai) hay không.
  • Tuần thứ 6 được xem là mốc siêu âm cơ bản đầu tiên

 của thai kỳ và đặc biệt quan trọng. Giai đoạn này mẹ cần thực hiện siêu âm để xác định chính xác xem mình có đang mang thai hay không sau các lần thử thai trước đó. 

  • Bác sĩ siêu âm cũng giúp mẹ kiểm tra vị trí làm tổ của phôi thai lúc này. 
  • Về cơ bản thì thai lúc này đã vào tử cung và đang hình thành phôi thai, có thể đã nghe rõ tim thai.

Phusandanang lưu ý rằng ở lần siêu âm này, bác sĩ sẽ tính toán tuổi thai dựa vào kỳ kinh cuối.

  • Ngoài ra mẹ có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa các vấn đề liên quan đến tiền sử sinh sản, nguy cơ tiền sản giật hoặc các vấn đề sức khỏe khác để có điều kiện chăm sóc thai kỳ tốt nhất. 
Siêu âm thai tuần 6 đến 10
  • Với các mẹ từng sảy thai nhiều lần hoặc sinh con bị dị tật thì điều này lại càng nên lưu ý. 
  • Bác sĩ sẽ giúp mẹ thực hiện các phương pháp sàng lọc trước sinh sớm nhất có thể.
  • Đồng thời mẹ sẽ được nghe tư vấn về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt sao cho điều độ nhất khi siêu âm tại thời điểm này. 
  • Các mẹ thừa cân, béo phì nên xin tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ chuyên khoa ngay nhé!
  • Đã có rất nhiều trường hợp mẹ bầu 

khi đi siêu âm tại thời điểm thai nhi 5 - 6 tuần tuổi chưa thấy rõ phôi thai hoặc tim thai. Đây chính là lý do vì sao một số mẹ cần đến bệnh viện lần nữa để siêu âm khi mang thai tròn 2 tháng. 

  • Lần siêu âm lần thứ hai này về cơ bản khá giống với lần đầu nhưng bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện hơn. 
  • Mục đích siêu âm nhằm xác định tim thai cùng các vấn đề phát triển của phôi thai nếu có. 
  • Mẹ cũng có thể được bác sĩ tư vấn thêm về vấn đề dinh dưỡng hoặc kê đơn thuốc uống bổ sung. 

2. Tuần 11 đến 13

Phusandanang xin lưu ý:

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13, siêu âm dị tật thai nhi trong thời điểm này có ý nghĩa hết sức quan trọng:

  • Cung cấp các thông tin cơ bản của thai nhi: Khẳng định thai nhi còn sống hay không? Xem thai nhi đã ở đúng vị trí chưa? Có bao nhiêu thai? Tính tuổi thai chính xác dựa vào chiều dài đầu mông.
  • Siêu âm thai trong thời gian này là thời điểm vàng để phát hiện một số các bất thường thai nhi nếu có, thời điểm đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là: bệnh Down, dị dạng tim, ...).
Siêu âm thai tuần 11 đến 13

Ngoài ra siêu âm dị tật thai nhi trong thời gian này còn giúp phát hiện một số dị tật thai nhi khác như:

  • Các dị tật thần kinh như: Thai vô sọ, không phân chia não trước, tật nứt đốt sống ( biểu hiện dưới các dạng nứt đốt sống ẩn, thoát vị màng não, thoát vị màng não-màng tủy)...
  • Các bất thường ở hàm mặt, môi, mắt: Khe hở vòm miệng, khe hở môi-hàm ếch...
  • Các dị tật tim và lồng ngực như: Tứ chứng fallot, đảo gốc động mạch, thiểu sản thất trái, các thoát vị ở lồng ngực...
  • Các dị tật ở bụng như thoát vị rốn...
  • Các dị tật ở xương, chân tay như: loạn sản xương, thiểu sản xương, tạo xương bất toàn, bất sản sụn, các khiếm khuyết về số lượng các chi...

Thực chất trong giai đoạn này bé đã phát triển tương đối đầy đủ về mặt hình thái và có những phản xạ như gập duỗi thân mình, duỗi các chi... 

Phusandanang lưu ý rằng trong lần siêu âm ở tuần 12, các bác sĩ sẽ đặc biệt kiểm tra và sàng lọc các dị tật sớm về não, mặt, tim, tiêu hóa, tiết niệu, tứ chi và toàn bộ hình thể.

3. Tuần 18 đến 23

Phusandanang xin lưu ý:

  • Ở thời điểm này, thai nhi cơ bản đã phát triển đầy đủ các cơ quan bộ phận cơ thể, lượng nước ối cũng nhiều lên, cho phép quan sát tốt hình thái của thai nhi. 
  • Đây là mốc quan trọng để phát hiện hầu hết các bất thường về mặt hình thái, khẳng định những bất thường mà trước đó nghi ngờ, thời gian cuối cùng cho quyết định đình chỉ thai nghén nếu có ( trước tuần thứ 28).
Siêu âm thai tuần 18 đến 23

Phần lớn các bất thường về hình thái đều có thể được chẩn đoán ở giai đoạn này, các bác sĩ siêu âm sẽ quan sát lần lượt các bộ phận của thai nhi để đánh giá toàn bộ:

  • Các bất thường thần kinh như: Bất thường ống thần kinh, không có não, não úng thủy, giãn não thất,não bé, phình giãn tĩnh mạch galen...
  • Các bất thường hàm mặt: Quan sát rõ hơn các bất thường ở lần siêu âm ở tháng đầu, đặc biệt quan sát được các bất thường ở ổ mắt.
  • Các bất thường ở tim mạch: Siêu âm dị tật thai nhi có thể quan sát rõ tim và các cấu trúc của tim, cho phép chẩn đoán phần lớn các bất thường, kể cả phức tạp nhất như: Thông sàn nhĩ thất, tứ chứng fallot, thiểu sản các van tim, bệnh Ebteins, thất phải 2 đường ra, các rối loạn nhịp tim...
  • Các bất thường lồng ngực: Thoát vị hoành, kén ở phổi, tràn dịch màng phổi, thiểu sản phổi...
  • Các bất thường ở ổ bụng, ruột và thành bụng như: Hẹp thực quản, hẹp dạ dày, gan to, lách to,tắc ruột, thoát vị rốn....
  • Các bất thường thận, tiết niệu như: Không có thận, thận đa nang, tắc nghẽn đường tiểu, bất thường ở bàng quang, niệu đạo...
  • Các bất thường ở cơ xương và các chi: Ngoài các bất thường phát hiện được ở siêu âm 3 tháng đầu, giai đoạn này quan sát chi tiết hơn các ngón tay, chân có thể dễ dàng phát hiện các tật như: tật nhiều ngón, tật tay vẹo...

4. Tuần 30 đến 32

Phusandanang xin lưu ý:

  • Đây là giai đoạn thai nhi đã hoàn thiện đầy đủ về cấu trúc, và phát triển nhanh.
  • Siêu âm dị tật thai nhi giai đoạn này chủ yếu để đánh giá sự phát triển thai nhi, vị trí thai nhi, nước ối, dây rốn (và các bất thường của chúng nếu có), sự phát triển của tử cung.

Các bất thường thai nhi có thể được phát hiện thêm hoặc đánh giá rõ hơn ở giai đoạn này so với giai đoạn tháng giữa, bao gồm: 

  • Suy dinh dưỡng bào thai
  • Các bất thường ở hệ sinh dục (vị trí và sự di chuyển tinh hoàn, u ở cơ quan sinh dục, u nang buồng trứng...)
  • Một số bất thường ở các van tim được quan sát đầy đủ hơn (u tim, hẹp hở các van tim, van động mạch chủ 2 lá van, bất thường về động mạch chủ...)
  • Một số bất thường ở não.

5. Tuần 32 đến 36

Phusandanang xin lưu ý:

  • Đây là thời gian kiểm tra ngôi thai.
  • Lúc này mẹ bầu đã bước sang tam cá nguyệt thứ ba và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. 
  • Khi thực hiện siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai của bé yêu trong bụng mẹ. 
  • Ngoài ra, bác sĩ cũng giúp mẹ kiểm tra tử cung để phát hiện các dấu hiệu sinh non nếu có. 
  • Một số xét nghiệm mẹ có thể sẽ cần thực hiện bổ sung là xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu thai kỳ.
Tuần 32 đến 36

6. Tuần 36 đến 40

Phusandanang xin lưu ý:

  • Đây là giai đoạn rất gần thời điểm con chào đời nên mẹ có thể sẽ cần thực hiện siêu âm cơ bản mỗi tuần một lần thay vì định kỳ hàng tháng như trước đây. 
  • Khi siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai và sự tăng trưởng của con. 
  • Các trường hợp thai ở vị trí bất lợi, mẹ có thể được chỉ định mổ khẩn cấp để tránh gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

IX. Các chỉ số trong kết quả siêu âm thai

1. Ý nghĩa của các ký hiệu trong kết quả siêu âm thai

Phusandanang xin lưu ý:

  • GS: túi thai
  • TTD: đường kính ngang bụng
  • APTD: đường kính trước và sau bụng
  • BPD: đường kính lưỡng đỉnh (đường kính lớn nhất đo ngang qua xương thái dương theo chiều ngang)
  • OFD: đường kính xương chẩm (đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất - từ trán ra sau gáy hộp sọ của thai nhi)
  • CER: đường kính tiểu não
  • THD: đường kính ngực
  • AC: chu vi vòng bụng
  • HC: chu vi đầu
  • CRL: chiều dài đầu mông
  • FL: chiều dài xương đùi
  • HUM: chiều dài xương cánh tay
  • Ulna: chiều dài xương trụ
  • Tibia: chiều dài xương chày
  • Radius: chiều dài xương quay
  • Fibular: chiều dài xương mác
  • AF: nước ối
  • AFI: chỉ số nước ối
  • BD: khoảng cách hai hốc mắt
  • BCTC: chiều cao tử cung.
  • EFW: cân nặng thai nhi
  • GA: tuổi thai
  • EDD: ngày sinh ước đoán
  • Ngôi mông: mông em bé ở dưới.
  • Ngôi đầu: em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).
  • TT(+): tim thai nghe thấy.
  • TT(-): tim thai không nghe thấy.
  • Para 0000: người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).
  • VDRL: thử nghiệm tìm giang mai.
  • HIV (-): xét nghiệm AIDS âm tính.
  • CCPT: xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.
  • CCTT: xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.
  • CCPS: xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau.
  • CCTS: xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.

2. Bảng đo chỉ số thai nhi tham khảo

Bảng đo chỉ số thai nhi

X. Nếu kết quả siêu âm có vấn đề thai phụ sẽ phải làm gì?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Khi kết quả siêu âm thai có vấn đề, sẽ rất tự nhiên nếu bạn thấy lo lắng. Tuy nhiên, các vấn đề trên siêu âm có thể gồm rất nhiều loại, từ các bất thường rõ ràng, nghiêm trọng đến những vấn đề nhỏ, chỉ là dạng biến thể cấu trúc không gây hậu quả gì. 
  • Vậy nên khi siêu âm nghi ngờ có vấn đề, bạn sẽ được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa về y học bào thai để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết. Tùy từng bất thường, bạn sẽ được hướng dẫn và tư vấn theo từng bước: những điều cần chú ý thực hiện tiếp theo trong thai kì, lập kế hoạch sinh cho bạn, lập kế hoạch chăm sóc sau sinh cho bé, lập kế hoạch mổ điều trị nếu cần, hướng dẫn chăm sóc bé sau khi ra viện... 

XI. Các thắc mắc liên quan đến siêu âm thai

1. Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phusandanang xin lưu ý:

  • Siêu âm là một kỹ thuật đến hiện tại chưa ghi nhận tác dụng phụ.
  • Khi được sử dụng đúng cách, sẽ không gây hại
  •  cho thai nhi và mẹ bầu. 
  • Những ảnh hưởng lâu dài của việc tiếp xúc với siêu âm lặp lại nhiều lần đối với thai nhi vẫn chưa được biết đầy đủ. Vì thế, Phusandanang khuyến cáo rằng siêu âm chỉ được sử dụng nếu có chỉ định về mặt y tế.

2. Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?

Phusandanang xin lưu ý:

Thông qua kỹ thuật siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ xác định được vị trí của túi thai, phôi thai và phát hiện tình trạng thai ngoài tử cung (nếu có).

3. Siêu âm thai ở đâu uy tín?

Phusandanang xin lưu ý:

Ngay từ khi có kế hoạch mang thai, mẹ bầu nên lựa chọn cho mình một địa chỉ thăm khám thai sản và siêu âm thai uy tín. Điều này không chỉ giúp ích cho mẹ trong việc theo dõi sức khỏe thai kỳ mà còn giúp tầm soát sớm các dị tật thai nhi. Hơn nữa, trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ, trang thiết bị hiện đại cũng là các yếu tố quan trọng, góp phần vào việc đưa ra những kết luận chính xác cho tình trạng của mẹ và thai nhi.

Với các mẹ bầu ở Đà Nẵng, có thể tham khảo Top 10 Phòng khám thai uy tín ở Đà Nẵng, để có lựa chọn tốt nhất.

4. Chi phí siêu âm thai

Phusandanang xin lưu ý:

Chi phí siêu âm thai ở mỗi bệnh viện hoặc phồng khám sẽ có sự chênh lệch. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ thống máy móc, dịch vụ khám chữa, đội ngũ y bác sĩ… Do đó, để nắm bắt cụ thể thông tin về giá thành siêu âm, mẹ bầu có thể gọi điện tham khảo thông tin trước khi đến khám để chủ động về kế hoạch tài chính trong suốt thời gian thai kỳ.

Qua những thông tin trong bài viết này, hi vọng mẹ bầu đã hiểu hơn về tầm quan trọng của siêu âm thai và các mốc thời gian quan trọng cần tiến hành siêu âm.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Phụ Sản Đà Nẵng chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sau đây Phusandanang xin giới thiệu đến các mẹ phòng khám thai chất lượng nhất Đà Nẵng nhé:

Siêu âm thai