KIẾN THỨC VỀ ÂM ĐẠO PHỤ NỮ NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

· Sức khoẻ - Phòng ngừa bệnh
  • Bên cạnh Top 19 phòng khám thai tốt nhất Đà Nẵng, phusandanang luôn mong muốn các chị em phụ nữ hiểu hết những kiến thức về âm đạo để có thể bảo vệ cơ thể và sức khỏe sinh sản của chính bản thân mình.
  • Hãy cùng theo dõi bài viết sau để biết âm đạo của mình có đang thực sự khỏe mạnh hay không nhé!

1. Các kiến thức về âm đạo

1.1. Cấu tạo âm đạo

Phusandanang lưu ý:

  • Bạn có thể hiểu âm đạo là phần mô cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ.
  • Nó là một đường kênh hẹp, được cấu tạo bởi các lớp cơ và dẫn từ cổ tử cung ra đến bên ngoài cơ thể.
  • Bên ngoài âm đạo, 

cửa âm đạo sẽ được bao phủ bởi 1 lớp màng mỏng, thương được gọi là màng trinh.

  • Bên trong cùng âm đạo là khu vực nối liền âm đạo với cổ tử cung.
KIẾN THỨC VỀ ÂM ĐẠO

Môi âm hộ và âm vật không được bao gồm trong cấu tạo âm đạo. Đây là 2 bộ phận thuộc âm hộ và nằm ngoài cấu tạo của âm đạo. Trong đó:

  • Âm vật: là khu vực nhạy cảm nằm gần đỉnh âm hộ, thường được gọi là hột le hay mồng đốc.
  • Môi âm hộ: Được bao quanh lỗ âm đạo bao gồm môi lớn và môi bé.
  • Âm đạo là bộ phận rất quan trọng đối với phụ nữ. Chức năng của nó là giúp người phụ nữu có thể quan hệ tình dục và thực hiện các chức năng sinh sản. 
  • Ngoài ra âm đạo cũng là nơi đào thải kinh nguyệt trong quá trình hành kinh mỗi tháng của chị em phụ nữ.

1.2. Hình dạng và kích thước âm đạo

KIẾN THỨC VỀ ÂM ĐẠO

Phusandanang lưu ý:

  • Theo nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng không có bất cứ hình dạng và kích thước tiêu chuẩn nào cho âm đạo. 
  • Nó có thể khác nhau theo nhiều yêu tố giữa mỗi người phụ nữ, và nó cũng có thể thay đổi hình dạng và kích thước dựa theo độ tuổi, trước và sau khi quan hệ, trước và sau khi sinh....
  • Do đó bạn hoàn toàn không cần lo lắng khi cảm thấy âm đạo của mình không có tỉ lệ vàng bởi không có bất cứ tỉ lệ vàng nào cả.

1.3. Độ pH trung bình của âm đạo

Phusandanang lưu ý:

  • Độ pH là thước đo mức độ axit hoặc kiềm có trong chất, thang đo chạy từ 0 đến 14.
  • Trong đó pH < 7 được coi là có tính axit, pH > 7 được coi là có tính kiềm.
  • Độ pH của âm đạo sẽ giúp xác định được xem âm đạo của bạn có đang khỏe mạnh hay không.
  • Độ pH của một âm đạo bình thường rơi vào mức 3.8 - 4,5, có độ axit vừa phải.
KIẾN THỨC VỀ ÂM ĐẠO

Tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn sống, độ pH âm đạo sẽ có những thay đổi khác nhau.

  • Phụ nữ 15-49 (độ tuổi có khả năng sinh sản): Độ pH âm đạo phải <= 4,5.
  • Các bé gái trước khi có kinh nguyệt và phụ nữ sau mãn kinh: Độ pH bình thường có xu hướng > 4,5.
  • Tính axit có trong âm đạo sẽ có chức năng bảo vệ, ngăn ngừa vi khuẩn nấm xâm nhập vào môi trường bên trong âm đạo.
  • Nếu pH > 4,5, đây là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn nấm xâm nhập, sinh sản và gây bệnh cho âm đạo. Do đó bạn cần lưu ý những điều khiến âm đạo không khỏe mạnh do mất cân bằng độ pH ở mục 2.1.

1.4. Điểm G nằm ở đâu trong âm đạo

Phusandanang lưu ý:

  • Bác sĩ người Đức Ernst Grafenberg đã cho rằng, điểm G là khu vực nhạy cảm của âm đạo, khi điểm G này được kích thích sẽ giúp nữ giới lên đỉnh cực khoái.
  • Tuy nhiên nhiều chuyên gia khác lại cho rằng không có bằng chứng nào chứng minh điểm G tồn tại về mặt vật lý.
  • Tức là điểm G không được xác định cụ thể trong cấu tạo âm đạo mà chỉ là cách nói chung về việc chạm đỉnh của phụ nữ trong lúc quan hệ.

1.5. Dịch tiết âm đạo có màu gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Thông thường, dịch tiết âm đạo sẽ được tiết ra trước và sau chu kỳ hành kinh.
  • Số lượng, màu sắc và đặc tính của dịch tiết cũng sẽ thay đổi tùy theo thể trạng âm đạo. 
  • Điều này có thể giúp bạn biết được âm đạo của mình có đang gặp vấn đề hay không.
  • Dịch tiết thường có trong suốt hoặc có màu trắng đục, mùi âm đạo bình thường.
  • Thỉnh thoáng có thể đặc lại như kem dưỡng, hơi dính và nhầy hoặc như lòng trắng trứng gà sống.

1.6. Quần lọt khe có thể không vệ sinh

Phusandanang lưu ý:

  • Khác với những loại quần lót mặc hàng ngày, quần lọt khe có cấu tạo là một dây vải nằm sát vào da hậu môn.
  • Với thiết kế này, quần lọt khe có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và phân từ trực tràng xâm nhaajo vào âm đạo và đường tiết niệu.
  • Nếu bạn đang bị tiêu chảy hoặc gặp vấn đề về dạ dày thì không nên sử dụng quần lọt khe nhé.

1.7. Xâm nhập âm đạo khó dẫn đến cực khoái

Phusandanang lưu ý:

  • Khoảng 18% phụ nữ có thể đạt cực khoái khi dương vật xâm nhập vào âm đạo. 
  • Trong khi đó, 80% phụ nữ còn lại cho rằng yếu tố quan trọng để đạt đến cao trào là khi họ được kích thích âm vật.

2. Những điều cần lưu ý có thể khiến âm đạo "không khỏe mạnh"

2.1. Mất cân bằng độ pH âm đạo

KIẾN THỨC VỀ ÂM ĐẠO

Phusandanang lưu ý:

Mất cân bằng độ pH trong âm đạo có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra các bệnh nhiễm trùng cho vùng kín của phụ nữ như:

Bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn (BV): 

  • Khiến âm đạo có mùi hôi, tanh, dịch tiết màu xám, trắng hoặc vàng bất thường.
  • Ngứa âm đạo và nóng rát khi đi tiểu.
  • Gây ra các bệnh nhiễm trùng nặng hơn như papillomavirus ở người (HPV), virus herpes simplex và HIV.

Trichomonas (Trich):

  • Bệnh dễ lây qua đường tình dục (STD) do ký sinh trùng Trichomonas vagis gây ra. 
  • Trich thường không gây ra triệu chứng ở phần lớn những người bị nhiễm, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các STD khác, nghiêm trọng hơn, như HIV.

Độ pH axit tăng quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. 

  • Tinh trùng có khả năng phát triển mạnh trong môi trường kiềm do đó độ pH tối ưu để chúng bơi là từ 7,0 - 8,5. 
  • Khi quan hệ tình dục, độ pH bên trong âm đạo tạm thời tăng lên, làm cho môi trường axit bình thường có tính kiềm hơn để bảo vệ tinh trùng để chúng có thể đi đến trứng.

2.2. Để tampon quá lâu trong âm đạo

KIẾN THỨC VỀ ÂM ĐẠO

Phusandanang lưu ý:

Thời gian thay tampon trong âm đạo tối đa là 8 tiếng. Nếu bạn để tampon quá lâu trong âm đạo có thể gây ra các bệnh lý như hội chứng sốc độc tố (TSS) - một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Những triệu chứng có thể gặp phải khi bị hội chứng này:

  • Sốt cao
  • Choáng váng hoặc ngất xỉu
  • Phát ban như bị cháy nắng
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Yếu hoặc đau cơ dữ dội
  • Sưng tấy đỏ ở mắt, miệng, cổ họng và âm đạo
  • Đau đầu và mất phương hướng

2.3. Vệ sinh vùng kín quá mạnh

Phusandanang lưu ý:

Nhiều chị em phụ nữ chưa vệ sinh vùng kín đúng cách và thường xuyên thụt rửa âm đạo sẽ khiến âm đạo bị tổn thương như:

  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men do mất cân bằng pH âm đạo
  • Khiến tử cung và các cơ quan vùng chậu khác bị lây nhiễm trùng
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi

Bạn nên thức hiện vệ sinh vùng kin đúng cách:

  • Vệ sinh từ trên xuống và không thụt rửa âm đạo
  •  để tránh làm tổn thương cô bé. 
  • Những mùi hôi vùng kín đều xuất phát từ âm hộ, bộ phần nằm bên ngoài âm đạo.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, nước trầu xanh hoặc nước để giữ vùng kín sạch sẽ và thơm tho.

2.4. Quan hệ tình dục không an toàn

Phusandanang lưu ý:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, 

không vệ sinh bộ phận sinh dục trước khi quan hệ cũng rất dễ khiến phụ nữ mắc phải các bệnh viêm nhiễm âm đạo.

  • Hãy hỏi thăm và chắc chắn bạn tình của mình không mắc phải các bệnh tình dục trước khi quan hệ, để tránh bị lây bệnh qua đường tình dục từ bạn tình của mình.
  • Chỉ quan hệ tình dục khi cả 2 cảm thấy thoái mái.
  • Thử những cách quan hệ không đau đớn để âm đạo của phụ nữ không bị rách hay tổn thưởng.
  • Dành thời gian cho màn dạo đầu.

3. Dấu hiệu của việc âm đạo bị viêm nhiễm

KIẾN THỨC VỀ ÂM ĐẠO

Phusandanang lưu ý:

  • Tăng tiết dịch bất thường
  • Thay đổi mùi của dịch tiết: Có mùi hôi tanh
  • Ngứa hoặc kích thích xung quanh âm đạo.
  • Chất nhầy màu trắng, xám hoặc xanh bất thường
  • Nóng rát khi tiểu tiện

4. Các biện pháp giúp bảo vệ và giảm thiểu các bệnh viêm nhiễm vùng kín

Phusandanang lưu ý:

  • Vệ sinh âm đạo đúng cách
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Thực hiện các bài tập Kegel tốt cho vùng xương chậu và âm đạo
  • Sử dụng kháng sinh hoặc kem bôi theo đơn thuốc
  • Gặp bác sĩ phụ sản để được tư vấn cụ thể

5. Sinh nở & âm đạo

5.1. Âm đạo có thể bị rách khi sinh nở

Phusandanang lưu ý:

  • 79% ca sinh nở bình thường có vết rách ở âm đạo dù nhỏ hay lớn. 
  • Bác sĩ cũng có thể rạch âm đạo hay còn gọi là rạch tầng sinh môn để em bé ra dễ dàng hơn, nhất là trong trường hợp đẻ ngược.
  • Điều này hoàn toàn bình thường vì âm đạo có khả năng phục hồi. 
  • Do nguồn cung cấp máu dồi dào nên âm đạo có khả năng tự chữa lành nhanh hơn các bộ phận khác trên cơ thể.

5.2. Quá trình sinh nở làm ảnh hưởng đến hình dạng cô bé

Phusandanang lưu ý:

  • Nếu sinh thường, âm đạo và âm hộ có thể sưng và bầm vài ngày.
  • Âm đạo cũng sẽ mở rộng một chút so với bình thường.
  • Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm dần sau vài ngày tiếp theo.
  • Âm đạo có thể sẽ bị khô rát sau sinh do cơ thể tiết ra ít estrogen là một hormone bôi trơn âm đạo hơn. 
  • Tình trạng này có thể sẽ nghiêm trọng hơn trong quá trình cho con bú vì cơ thể càng ít sản xuất estrogen hơn trong giai đoạn này.

6. Những sự thay đổi của âm hộ khi dậy thì, mang thai và mãn kinh

6.1. Giai đoạn dậy thì

Phusandanang lưu ý:

  • Ở giai đoạn dậy thì, các cơ quan sinh sản trong đó bao gồm cả âm hộ sẽ liên tục biến đổi để đáp ứng với sự thay đổi estrogen và các nội tiết tố khác.
  • Phần xương mu sẽ mọc nhiều lông mu dày hơn. 
  • Môi bé phát triển và mở rộng hơn. 
  • Màu sắc âm hộ về tổng thể ở lứa tuổi thiếu nữ đến trưởng thành có thể thay đổi. 
  • Thay đổi từ hồng nhạt đến nâu đỏ hoặc nâu sẫm, tùy vào cơ thể của mỗi người.

6.2. Giai đoạn mang thai

Phusandanang lưu ý:

  • Nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng lên sẽ tăng lên trong thai kỳ. 
  • Bởi vì giai đoạn này, cơ thể gia tăng lưu lượng máu đến âm đạo nhiều hơn, khiến cho âm hộ của bạn có thể bị sưng, đau. 
  • Màu da tại âm hộ và lỗ âm đạo có thể bị sẫm đi. 
  • Sự thay đổi nội tiết tố cũng gây ra sự mất cân bằng của nấm men và hệ vi khuẩn. 
  • Vì vậy, tỉ lệ nhiễm trùng âm hộ, âm đạo thường cao hơn đối ở phụ nữ mang thai.
  • Những sự thay đổi này thường sẽ dần trở về bình thường sau khi mẹ sinh bé ra nhé.

6.3. Giai đoạn mãn kinh

Phusandanang lưu ý:

  • Phụ nữ đến giai đoạn mãn kinh thường bị suy giảm nồng độ estrogen.
  • Điều này anh hưởng đến cơ quan sinh dục và đường tiết niệu. 
  • Theo thời gian, âm hộ, âm đạo có thể bị khô, teo, thiểu dưỡng, mất sự đàn hồi. 
  • Niêm mạc âm đạo trở nên mỏng hơn, khô hơn và dần mất đi sự đàn hồi. 
  • Estrogen giảm đi cũng khiến cho niêm mạc đường tiết niệu bị mỏng hơn.

7. Địa chỉ khám phụ sản uy tín tại Đà Nẵng

Phusandanang xin giới thiệu một trong những phòng khám có tiếng tại Đà Nẵng, phòng khám phụ sản của Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc luôn được nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn để siêu âm thai định kỳ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc có hơn 30 năm kinh nghiệm, từng là trưởng khoa sản của bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng. Đặc biệt phòng khám của Bác sĩ Hồng được trang bị cơ sở vật chất, các loại máy móc hiện đại như: máy siêu âm 4D Volusion E6 của hãng GE, máy theo dõi tim thai, máy soi cổ tử cung, kết hợp với hệ thống xét nghiệm hiện đại… và không gian thăm khám sạch sẽ, riêng tư, với mức giá hợp lý.

broken image

Các dịch vụ đang được triển khai như:

  • Khám thai định kỳ Siêu âm thai 3D/4D
  • Sàng lọc dị tật bẩm sinh của thai nhi
  • Xét nghiệm sàng lọc cao cấp trước sinh (NIPT, xác định huyết thống trước và sau sinh…)

ĐẶT LỊCH KHÁM qua số hotline: 0905 267 1234 hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.

  • Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng
  • Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7:
  • Buổi sáng: 7h30 – 11h00
  • Buổi chiều: 13h30 – 19h
  • Chủ nhật: 7h30 – 11h00

Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!