Chu kỳ Kinh Nguyệt: kiến thức cơ bản chị em cần nắm

· Giai đoạn Bé phát triển

Bên cạnh bài viết Top 19 phòng khám thai tốt nhất Đà Nẵng, phusandanang xin được lưu ý thêm chu kỳ kinh nguyệt là đặc trưng tuổi dậy thì ở mỗi bạn gái. Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể các bé gái sẽ có những thay đổi và bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Vậy kinh nguyệt là gì? Làm sao để tránh rối loạn kinh nguyệt ? Hãy cùng phusandanang trang bị kiến thức đầy đủ về kinh nguyệt qua bài viết dưới đây nhé !

I. Chu kỳ Kinh Nguyệt là gì ?

1. Giới thiệu chung

Phusandanang lưu ý:

  • Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. 
  • Khi bắt đầu tuổi dậy thì, não bộ phát ra những tín hiệu để cho cơ thể sản xuất hormone. Một trong số các hormone đó, có các hormone chuẩn bị cho cơ thể phụ nữ mỗi tháng khi thụ thai có thể xảy ra. Quá trình này được gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì ?
  • Hormone này làm cho lớp niêm mạc tử cung trở nên dày hơn, chứa nhiều mạch máu và mô hơn. Một trong hai buồng trứng sẽ phóng thích ra trứng, đó gọi là sự rụng trứng. 
  • Sau khi trứng rụng, trứng sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng về phía tử cung để làm tổ.
  • Việc mang thai sẽ không xảy ra, nếu trứng không được thụ tinh với tinh trùng (tinh trùng được sản xuất trong cơ thể đàn ông) 
  • Lúc này, lớp niêm mạc của tử cung sẽ bong ra và chảy ra bên ngoài cơ thể thông qua âm đạo. 
  • Giai đoạn có kinh hay giai đoạn hành kinh là sự đào thải máu và mô này từ lớp niêm mạc tử cung. 

2. Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt

2.1. Giai đoạn kinh nguyệt

 Phusandanang lưu ý:

  • Đây chính là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh. Nó còn được gọi là giai đoạn hành kinh. Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không xảy ra. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo, nồng độ Estrogen và Progesterone giảm xuống, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài kèm theo đó là máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành nên kinh nguyệt.
  • Ở giai đoạn này, cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: đau bụng kinh, đau tức ngực, đau nhức lưng dưới, đau đầu, dễ nóng giận, tâm trạng thất thường,… Đây là những dấu hiệu báo hiệu giai đoạn hành kinh.
  • Thông thường, một giai đoạn hành kinh kéo dài từ 3 - 7 ngày nhưng có nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.

2.2. Giai đoạn nang trứng

 Phusandanang lưu ý:

  • Giai đoạn này xảy ra song song với giai đoạn hành kinh. Giai đoạn nang trứng bắt đầu khi ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra và kết thúc khi rụng trứng. 
  • Tuyến yên sẽ được nhận tín hiệu để giải phóng hormone kích thích nang trứng. Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất từ 5 - 20 nang nhỏ, mỗi nang sẽ có một quả trứng chưa trưởng thành. Số trứng không trưởng thành còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể.
  • Các nang trứng trưởng thành làm thay đổi nồng độ Estrogen và làm dày niêm mạc tử cung để tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.

2.3. Giai đoạn rụng trứng

 Phusandanang lưu ý:

  • Đây là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ mà bạn có thể mang thai. Khi buồng trứng giải phóng một quả trứng trưởng thành, trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng.
  • Quá trình rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong vòng 24h, khả năng mang thai sẽ diễn ra. Trong thời gian này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.

2.4. Giai đoạn hoàng thể

 Phusandanang lưu ý:

  • Giai đoạn này xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng. Khi đó, cơ thể giải phóng hormone Progesterone và một số Estrogen. Nồng độ hormone này tăng cao giúp cho niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo.
  • Trong trường hợp quá trình thụ tinh xảy ra, hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên, đảm bảo sự an toàn khi mang thai.
  • Trong trường hợp không mang thai, hoàng thể co lại và tái hấp thụ vào cơ thể. Nồng độ Estrogen và Progesterone giảm, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra kèm theo máu, trứng và các chất dịch trong âm đạo tạo thành kinh nguyệt. Giai đoạn hoàng thể thường kéo dài từ 11 - 17 ngày. 

Phusandanang lưu ý, nếu không mang thai, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Cụ thể như:

  • Ngực bị sưng đau.
  • Tâm trạng bị thất thường.
  • Bị chướng bụng, đầy hơi.
  • Khó ngủ, mất ngủ.
  • Ham muốn tình dục bị thay đổi.
  • Thèm ăn.

3. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

 Phusandanang lưu ý:

  • Kinh nguyệt là một tình trạng sức khỏe bình thường mà mọi người phụ nữ đều phải trải qua do ảnh hưởng nội tiết tố. Trong nửa đầu của chu kỳ, nồng độ hormone nữ estrogen bắt đầu tăng.
  • Estrogen đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là giúp xương chắc khỏe đến khi bạn già đi. Estrogen cũng làm cho niêm mạc tử cung (dạ con) lớn và dày lên.
  • Đây là nơi nuôi dưỡng phôi thai nếu hiện tượng thụ tinh xảy ra. Đồng thời khi lớp niêm mạc của tử cung đang phát triển, một hay nhiều trứng trong buồng trứng bắt đầu trưởng thành. Vậy chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ 28 ngày, trứng rời khỏi buồng trứng, quá trình này được gọi là sự rụng trứng.
3. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

4. Quá trình diễn ra chu kỳ kinh nguyệt

Phusandanang lưu ý:

  • Ở mỗi cơ thể phụ nữ sẽ có cơ chế và thời gian hành kinh khác nhau. Tuy nhiên, độ dài của một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 28 đến 35 ngày. Thời gian ra máu kinh sẽ khoảng 3 đến 7 ngày, kéo dài nhất là 10 ngày. Lượng máu trung bình mất đi cho mỗi kỳ kinh nguyệt khoảng 50 – 80ml. 
  • Ngoài ra, một chu kỳ kinh nguyệt với thời gian dài hoặc ngắn hơn, lượng máu quá ít hay quá nhiều thì có thể là dấu hiệu của sự bất thường trong sức khỏe sinh sản và chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám.

Phusandanang lưu ý: Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như: thói quen ăn uống, tâm lý, độ tuổi, rối loạn nội tiết tố,… vì thế mà thời điểm rụng trứng của mỗi người cũng sẽ khác nhau.

  • Khi hormone suy giảm làm cho lớp nội mạc tử cung bị bong ra, và ngày ra máu đầu tiên được gọi là ngày đầu tiên của kỳ kinh. 
  • Đến ngày ra máu cuối cùng, lượng hormone estrogen sẽ tăng dần làm dày lớp nội mạc tử cung đã bị bong và kích thích cho nang trứng phát triển. 
  • Mỗi nang trứng sẽ sản sinh ra một trứng trong mỗi tháng, trứng sau khi rụng sẽ đi vào ống dẫn trứng tới tử cung.
  • Nếu thời gian này tinh trùng gặp trứng thì dẫn tới hiện tượng thụ thai, nếu không trứng bị đào thải ra bên ngoài tử cung và dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt.

II. Cách tính chu kỳ Kinh Nguyệt 

1. Tại sao cần tính chu kỳ Kinh Nguyệt?

Phusandanang lưu ý:

  • Tính được chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em lên kế hoạch chủ động chăm sóc bản thân cũng như lường trước được những vấn đề có thể xảy ra trong ngày đèn đỏ. 
  • Theo lời khuyên của chuyên gia, một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. 

2. Các bước để tính chu kỳ kinh nguyệt.

2. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Bước 1:

  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày đèn đỏ xuất hiện. 
  • Đây sẽ là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

Bước 2

  • Tiếp tục theo dõi cho tới ngày xuất hiện đèn đỏ tiếp theo và đánh dấu lại. 
  • Đây là ngày kết thúc của chu kỳ kinh.

Bước 3

  • Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được chu kỳ kinh của mình.

Bước 4

  • Theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng, bạn sẽ có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình, từ đó bạn có thể tính được ngày đèn đỏ tiếp theo sẽ ghé thăm.

III. Rối loạn kinh nguyệt.

1. Rối loạn Kinh Nguyệt là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên mà mỗi người phụ nữ khi trưởng thành đều trải tra. Nhiều bạn nữ trong quá trình dậy thì có những bất thường về kinh nguyệt thường được gọi là rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. 
  • Rối loạn kinh nguyệt là khái niệm miêu tả chung đối với tất cả những hiện tượng như: kinh nguyệt không đều, rong kinh, vô kinh, và kinh nguyệt ra ít … 

2. Biểu hiện của Kinh Nguyệt bình thường là như thế nào?

Phusandanang lưu ý:

  • Kinh nguyệt bình thường khi thiếu nữ ở tuổi dậy thì bắt đầu có kinh từ 11-18 tuổi. 
  • Vòng kinh bình thường khoảng 22-35 ngày, trung bình là 28-30 ngày, thời gian hành kinh từ 3-7 ngày. 
  • Lượng máu kinh được xem là bình thường nếu bạn thay 3-5 lần băng vệ sinh mỗi ngày, màu kinh có màu đỏ tươi, không đông, mùi hơi nồng, không tanh. 

3. Tác hại khi rối loạn kinh nguyệt?

Phusandanang lưu ý: 

  • Ảnh hưởng nhan sắc: Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của mất cân bằng hoormone. Điều này khiến làn da nữ giới trở nên xạm màu, tóc rụng và có thể có các vấn đề với mụn ẩn và cơ thể mệt mỏi
  • Thay đổi tính tình: Bên cạnh đó rối loạn kinh nguyệt khiến tính tình chị em phụ nữ trở nên thất thường, dễ cáu gắt thậm chí trầm cảm nhẹ.
  • Đau bụng khi đến kỳ: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi xảy ra rối loạn kinh nguyệt, chị em sẽ dễ gặp những cơn đau dữ dội khi tới ngày. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và sinh hoạt của chị em trong những ngày "đèn đỏ"
  • Thay đổi màu máu kinh: Chắc hẳn chị em đã từng gặp màu máu kinh bị chuyển nâu đen và có mùi khó chịu. Đây chính là tác hại của rối loạn kinh nguyệt
2. Biểu hiện của Kinh Nguyệt bình thường là như thế nào?

IV. Vô Kinh Nguyên Phát ở tuổi dậy thì.

1. Vô kinh nguyên phát là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Vô kinh nguyên phát là tình trạng phụ nữ đến tuổi dậy từ nhưng không có kinh nguyệt hay nói cách khác là đã đến tuổi có kinh nguyệt nhưng chưa từng hành kinh trong đời. 
  • Nguyên nhân gây vô kinh nguyên phát là do các bộ phận sản sinh ra hormone liên quan đến kinh nguyệt có vấn đề như: buồng trứng, tuyến yên, hệ thần kinh trung ương. 

2. Nguyên nhân gây Vô kinh nguyên phát?

Phusandanang lưu ý:

  • Không có buồng trứng hoặc buồng trứng bị tổn thương
  • Không có tử cung hoặc tử cung có vấn đề bất thường
  • Những khiếm khuyết của cơ quan sinh dục
  • Tuyến yên hoặc khu vực não bộ sản sinh ra hormone có vấn đề

V. Vô kinh thứ phát.

1. Vô Kinh Thứ Phát là gì?

Phusandanang lưu ý:

  • Vô kinh thứ phát là tình trạng người phụ nữ đang có kinh nguyệt bỗng mất kinh, không thấy kinh nguyệt xuất hiện.
  • Thời gian được xác nhận là vô kinh thứ phát ở người có kinh nguyệt đều là 3 tháng, ở người có kinh nguyệt không đều là 6 tháng. 

2. Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát?

Phusandanang lưu ý:

  • Phụ nữ đang trong thời gian cho con bú: kinh nguyệt chưa ổn định, có thế tháng này có kinh nhưng 5,6 tháng sau vẫn chưa thấy kinh xuất hiện lại
  • Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Chế độ dinh dưỡng không tốt
  • Thường xuyên vận động mạnh hoặc tập thể thao quá sức
  • Giảm cân đột ngột hoặc tăng cân quá nhanh
  • Sức khỏe suy yếu, thường xuyên đau ốm
  • Thường xuyên căng thẳng, chịu nhiều áp lực
  • Do sử dụng một số biện pháp tránh thai
  • Người bị mất cân bằng nội tiết tố
  • Người có tuyến yên, bộ phận tiết ra hormone có vấn đề
  • Suy buồng trứng sớm
  • U buồng trứng
  • Phẫu thuật tử cung để lại sẹo. 

VI. Một số rối loạn Kinh Nguyệt khác.

1. Vô kinh giả (pseudoamenorrhoea)

Phusandanang lưu ý:

  • Thực chất là có chảy máu kinh nhưng máu kinh đó không thoát được ra ngoài do cổ tử cung bị chít, màng trinh không thủng hoặc không có âm đạo.
  • Vì thế vô kinh giả còn có tên gọi là bế kinh.

2. Rong kinh

Phusandanang lưu ý:

  • Đây là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ. 

3. Kinh thưa

Phusandanang lưu ý:

  • Đây là tình trạng khi chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày, thậm chí đến vài ba tháng mới có kinh một lần

4. Kinh mau 

Phusandanang lưu ý:

  • Tình trạng này xảy ra khi chu kỳ kinh kéo dài dưới 21 ngày

5. Băng kinh

Phusandanang lưu ý:

  • Băng Kinh là hiện tượng máu kinh ra rất nhiều trên 150ml trong thời gian một vài ngày gây choáng váng.
  • Băng Kinh khiến cho chị em mệt mỏi thậm chí gây ngất xỉu.

6. Rong huyết

Phusandanang lưu ý:

  • Đây là tình trạng khi kinh nguyệt ra nhiều, thời gian có kinh kéo dài bất thường (trên 7 ngày) và lượng máu mất đi hơn 80ml/chu kỳ (trong khi bình thường phụ nữ chỉ mất khoảng 50 – 80ml máu/chu kỳ kinh nguyệt).

7. Thống kinh

Phusandanang lưu ý:

  • Cảm nhận một cơn đau xuất hiện từ vùng bụng dưới, có thể lan lên ngực, cương vú, làm khó thở hay lan xuống đùi, vùng kín. 
  • Có khi cơn đau lan tỏa khắp bụng, đôi lúc kèm theo rối loạn tiêu hóa, đau lưng, đau đầu, sốt nhẹ, bủn rủn tay chân, thay đổi cảm xúc,...

8. Kinh sớm

Phusandanang lưu ý:

  • Tình trạng này thường xảy ra ở những bé gái có kinh trước 10 tuổi khi mới bước vào tuổi dậy thì và bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt.
Một số rối loạn Kinh Nguyệt thường gặp trước tuổi 20.

VII. Lời khuyên giúp tránh tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

  • KHÔNG NÊN SỬ DỤNG thuốc giảm đau mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ
  • Vô kinh: trường hợp này cơ thể do rối loạn dinh dưỡng và tâm lý. Cần khắc phục vấn đề về dinh dưỡng, giải toả các vấn đề về tâm lý có thể giúp cải thiện tình trạng vô kinh. Tuy nhiên hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và điều trị cụ thể.
  • Rong huyết hoặc ra máu bất thường: có thể là do nhiễm khuẩn hoặc bất thường ở cổ tử cung. Nên khám và điều trị nếu có nhiễm khuẩn ở đường sinh sản và nên thực hiện các xét nghiệm tế bào học cổ tử cung tầm soát ung thư
  • Các trường hợp như kinh thưa, kinh mau, kinh ít hay các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt khác cũng cần phải theo dõi kỹ. Nếu có dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khoẻ, cần lập tức đi khám. 
  • Ngoài ra, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, uống đủ nước, hạn chế rượu bia và những đồ uống có chất kích thích, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. 
  •  Thay quần lót 1-2 lần mỗi ngày, nên lựa chọn quần lót phù hợp với kích cỡ. Trong các ngày nguyệt san, nên thay băng vệ sinh sau 4-6 tiếng mỗi ngày, không nên lạm dụng loại băng vệ sinh hằng ngày. 
Lời khuyên giúp tránh tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.

VIII. Kinh nguyệt & thụ thai

1. Chu kỳ kinh không đều ảnh hưởng tới sự thụ thai

Phusandanang lưu ý:

  • Thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ diễn ra không đều đặn thì khả năng thụ thai cao nhất càng không ổn định, từ đó bạn cũng sẽ khó khăn hơn để xác định thời điểm cho việc quan hệ tình dục để có thai. Ngoài nguy cơ vô sinh, kinh nguyệt không đều cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.
  • Vì vậy, hãy cố gắng kiểm tra và quan sát sự thay đổi trong chất nhờn của bạn mỗi ngày. Hãy quan hệ khi bạn nhận thấy mình ẩm ướt và có chất nhờn trơn trong hai hoặc nhiều ngày. Hoặc bạn có thể áp dụng một cách dễ hơn là vẫn quan hệ bình thường giữa các đợt kinh nguyệt.
  • Một số bộ dụng cụ xác định rụng trứng hoặc phần mềm tính ngày rụng trứng để xác định thời gian sinh sản phù hợp nhất. Bộ dụng cụ này có khả năng tính toán được ngày đỉnh của hoàng thể tố(luteinising hormone, viết tắt là LH) – đây là một loại kích thích tố kích thích rụng trứng. Bằng việc sử dụng bộ dụng cụ này, bạn có thể tính ngày mà trứng rụng nhiều nhất trong chu kỳ, mặc dù cách tính chu kỳ kinh nguyệt hay tính ngày rụng trứng có chính xác hay không thì việc xác định thời gian để quan hệ này sẽ không tăng cơ hội mang thai tự nhiên cho bạn.

2. Bạn vẫn có khả năng thụ thai trong chu kỳ kinh nguyệt

Phusandanang lưu ý:

  • Khi tìm hiểu liệu chu kỳ kinh nguyệt và thụ thai có liên quan tới nhau không, bạn sẽ biết được việc này rất hiếm xảy ra, nhưng vẫn có khả năng vì tinh trùng có thể tồn tại bên trong tử cung của bạn đến tận 1 tuần. 
  • Khả năng có thai cao nhất khi bạn quan hệ trong giai đoạn cuối của chu kỳ.

3. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai và tránh thai an toàn

Phusandanang lưu ý:

  • Hiểu về chu kỳ hành kinh của bản thân là yếu tố quan trọng giúp chị em chủ động hơn trong quan hệ tình dục, vừa để tránh thai tự nhiên an toàn vừa phù hợp với các cặp vợ chồng muốn gia tăng xác suất có con trong thời gian ngắn. 
  • Ngoài ra, để tăng độ chính xác thì chị e nên theo dõi vòng kinh ít nhất 4 tháng trở lên.
  • Đối với quá trình thụ thai, chu kỳ này được chia thành 3 thời điểm: an toàn tuyệt đối, cực kì nguy hiểm và an toàn tương đối.

3.1. Thời kỳ an toàn tuyệt đối

Phusandanang lưu ý:

  • Thời điểm an toàn tuyệt đối tức là thời gian mà các cặp đôi quan hệ tình dục khó có khả năng mang thai. Cụ thể, thời gian này được tính từ ngày 20 tháng này đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt trong tháng tiếp theo. Lúc này, khả năng thụ thai khá thấp do trứng rụng của những ngày trước đang bị phân hủy và đẩy ra ngoài dưới hình thức kinh nguyệt. 
  • Nhiều chị em lựa chọn thời điểm này để tránh khi khi quan hệ không phòng tránh vì tỷ lệ có thai cực kỳ thấp.
  • Phương pháp trên chỉ phù hợp với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều trong khoảng từ 28 đến 30 ngày. Với những bạn gái có kinh nguyệt không đều thì không nên tin tuyệt đối với phương pháp này để tránh thai.

3.2. Thời kỳ an toàn tương đối

Phusandanang lưu ý:

  • Vào thời kỳ an toàn tương đối thì khả năng có thai và tránh thai xác suất rơi vào khoảng 50%. Thời gian này tính theo chu kỳ vòng kinh 28 ngày thì sẽ bắt đầu từ ngày đầu tiên cho đến ngày thứ 9 của thai kỳ. Ví dụ như ngày đầu tiên có kinh rơi vào 5/11 thì thời điểm an toàn tương đối sẽ là từ ngày 5/11 đến 14/11.
  • Nếu trong thời gian này, các cặp đôi quan hệ tình dục mà không sử dụng các biện pháp tránh thai, trong đó nam giới có xuất tinh trong thì khả năng thụ thai hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi vì, đây là thời kỳ trứng sắp rụng, trong khi tinh trùng có thể tồn tại trong tử cung của phụ nữ tới 3 ngày. Trường hợp trứng và tinh trùng vẫn hoàn toàn có thể gặp nhau và thụ thai.
  • Cách tính này chỉ mang tính chất tương đối vì còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, nếu chị em chưa có ý định mang thai thì nên tránh giai đoạn này.

3.3. Thời kỳ dễ thụ thai

Phusandanang lưu ý:

  • Thời điểm rụng trứng tăng khả năng thụ thai của nữ giới lên đến 95%.Ví dụ với một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài là 28 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 14 và thời điểm nguy hiểm là ngày thứ 10 của chu kỳ kinh nguyệt đến ngày thứ 20 của chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Do trứng có thể sống được khoảng 12-24h sau khi rụng còn tinh trùng lại có thể sống trong cơ thể người phụ nữ lâu nhất tới 5 ngày nên nếu quan hệ tình dục trước hoặc sau ngày rụng trứng, có khả năng mang thai khá cao. 
  • Cụ thể, thời điểm lý tưởng nhất cho các cặp đôi muốn có con là quan hệ trước và sau ngày rụng trứng 1 ngày, bởi đây là thời điểm vô cùng thuận lợi cho trứng và tinh trùng có thể gặp nhau. 
  • Mặc dù vậy, trong toàn bộ thời kỳ rụng trứng vẫn được coi là thời gian có khả năng rất dễ thụ thai.

Phusandanang lưu ý:

  • Để được khám và tư vấn các bệnh lý phụ khoa, trong đó có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Quý khách có thể liên hệ qua số hotline: 0905 267 1234  hoặc tới trực tiếp để được thăm khám và điều trị.
  • Tại phòng khám phụ sản của bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Phúc, chị em sẽ luôn được chăm sóc với dịch vụ tốt nhất nhờ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm lý, tận tình và luôn đặt sức khỏe của chị em lên hàng đầu. Đặc biệt phòng khám được trang bị cơ sở vật chất hiện đại như máy siêu âm 3D, 4D…, không gian sạch sẽ, riêng tư, tạo sự thoải mãi khi thăm khám cho chị em.
broken image

Địa chỉ: 26 Nguyễn Thông, Quận Sơn Trà Đà Nẵng

Thời gian làm việc:  

- Từ thứ 2 đến thứ 7:

  • Buổi sáng: 7h30 – 11h00
  • Buổi chiều: 13h30 – 19h

- Chủ nhật: 7h30 – 11h00

Phòng khám rất hân hạnh được đón tiếp và chăm sóc quý khách hàng!